Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31, Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tượng cơ và nhiệt - Năm học 2006-2007

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31, Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tượng cơ và nhiệt - Năm học 2006-2007

HĐ1: KTBC – TCTHHT

*KTBC:

- Khi nào vật có cơ năng? Cho ví dụ. Các dạng cơ năng?

- Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?

*TCTHHT: đặt vấn đề như phần mở bài SGK.

HĐ2: Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.

- GV theo dõi, sửa sai cho HS. Chú ý những sai sót của HS để đưa ra thảo luận trên lớp.

- Tổ chức cho HS thảo luận câu C1 dựa vào bảng 27.1 treo trên bảng.

- Ở vị trí(1) và (3) HS có thể điền “ động năng và thế năng” thay cho điền “cơ năng” cũng không sai nhưng ở câu C1 lưu ý mô tả sự truyền cơ năng và nhiệt năng nên sử dụng đúng từ điền là “ cơ năng”.

- Qua các ví dụ ở câu C1, em rút ra nhận xét gì?

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31, Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tượng cơ và nhiệt - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	Ngày 12/04/07
Tiết 31 Bài 27
SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC 
HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT. 
I- MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này.
Kĩ năng: Phân tích hiện tượng vật lý.
Thái độ: Mạnh dạn, tự tin vào bản thân khi tham gia thảo luận trên lớp.
II- CHUẨN BỊ
Phóng to bảng 27.1, 27.2, phần điền từ thích hợp(..) dán bằng giấy trong để có thể dùng bút dạ viết và xoá dễ dàng có thể sử dụng cho nhiều lớp học cùng bài.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TL
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC
5p
10p
10p
10p
8p
HĐ1: KTBC – TCTHHT
*KTBC:
- Khi nào vật có cơ năng? Cho ví dụ. Các dạng cơ năng?
- Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
*TCTHHT: đặt vấn đề như phần mở bài SGK.
HĐ2: Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.
- GV theo dõi, sửa sai cho HS. Chú ý những sai sót của HS để đưa ra thảo luận trên lớp.
- Tổ chức cho HS thảo luận câu C1 dựa vào bảng 27.1 treo trên bảng.
- Ở vị trí(1) và (3) HS có thể điền “ động năng và thế năng” thay cho điền “cơ năng” cũng không sai nhưng ở câu C1 lưu ý mô tả sự truyền cơ năng và nhiệt năng nên sử dụng đúng từ điền là “ cơ năng”.
- Qua các ví dụ ở câu C1, em rút ra nhận xét gì?
HĐ3:Tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng
- GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C2 vào bảng 27.2.
- Qua ví dụ ở câu C2, rút ra nhận xét gì?
HĐ4: Tìm hiểu sự bảo toàn năng lượng
- GV thông báo về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
- Yêu cầu HS nêu ví dụ thực tế minh hoạ sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
HĐ5: Vận dụng – Củng cố- hdvn
- Yêu cầu HS nêu phần kiến thức cần ghi nhớ của bài học.
- Vận dụng để giải thích câu C5, C6.
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu C5, C6. Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận về câu trả lời của bạn. GV phát hiện sai sót để HS cả lớp cùng phân tích, sửa chữa.
- Cho phát biểu lại định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
- 1HS trả lời câu hỏi của GV.
+ HS khác nêu nhận xét về câu trả lời của bạn.
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi C1.
- 1 HS lên bảng điền kết quả vào bảng 27.1 treo trên bảng.
C1: -Hòn bi truyền cơ năng cho miếng gỗ.
- Miếng nhôm truyền nhiệt năng cho cốc nước.
- Viên đạn truyền cơ năng và nhiệt năng cho nước biển.
- Qua câu C1, HS rút ra được nhận xét: Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- HS thảo luận tìm câu trả lời cho câu C2, điền từ thích hợp vào bảng 27.2
C2:- Khi con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển hoá dần thành động năng.
- Khi con lắc chuyển động từ B đến C động năng đã chuyển hoá dần thành thế năng.
- Cơ năng của tay đã chuyển hoá thành nhiệt năng của miếng kim loại.
- Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hoá thành cơ năng của nút.
- Qua câu C2, HS thấy được: Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại(sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng). Cơ năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng và ngược lại.
- HS ghi định luật bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt vào vở.
- Nêu ví dụ minh hoạ, tham gia thảo luận trên lớp về những ví dụ đó.
- HS nêu được nội dung phần ghi nhớ cuối bài, ghi nhớ bài ngay tại lớp.
- 1, 2 HS trả lời câu C5, C6. HS trong lớp chú ý theo dõi, nhận xét câu trả lời đúng.
C5:Trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ, cả hòn bi và thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại. Một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh.
C6: Trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng. Một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh.
I- Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
Nhận xét:
Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
II- Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
Nhận xét:
Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại(sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng). Cơ năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng và ngược lại.
III- Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng:
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
IV- Vận dụng
*Hướng dẫn về nhà: (2p )
Đọc phần “ Có thể em chưa biết”.
Làm bài tập 27- Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (SBT) .Từ 27.1 đến 27.6.
*GV hướng dẫn bài tập về nhà:
27.1. Câu A.
27.2*. Câu D.
27.3. a) Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng.
b) Truyền nhiệt năng từ ống nhôm vào nước.
c) Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng.
d) Truyền nhiệt năng từ hơi nước ra môi trường bên ngoài.
27.4. Khi cưa, cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng làm cho lưỡi cưa và miếng thép nóng lên. Người ta cho nước chảy vào chỗ cưa để làm nguội lưỡi cưa và miếng thép.
27.5. Khi giã hoặc xay gạo, người ta đã thực hiện công lên gạo, do đó gạo nóng lên.
27.6. Không . Một phần nhiệt năng của nhiên liệu bị đốt cháy được truyền ra môi trường xung quanh (xilanh, pit-tông, không khí). Tổng nhiệt năng truyền ra môi trường và nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng sẽ bằng năng lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra, nghĩa là năng lượng vẫn bảo toàn.
(Bài này chỉ nên ra sau khi đã học xong bài động cơ nhiệt).
* Rút Kinh Nghiệm Bổ Sung :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT32.doc