Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 30 đến 35

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 30 đến 35

HĐ1: Tổ chức tình huống học tập

-GV: Gọi HS đọc phần ĐVĐ đầu bài

-HS: thực hiện

-GV: vào bài mới.

*HĐ2 : Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng.

-GV: YC cá nhân HS xem bảng 27.1 và trả lời C1

-HS: 3 HS ghi kết quả lên bảng

-GV: tổ chức thảo luận toàn nhóm.

-HS: nhận xét về sự truyền năng lượng từ ba hiện tượng trên.

-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.

C1: (1) cơ năng

 (2) nhiệt năng

 (3) cơ năng (4) nhiệt năng

*HĐ3 : Tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng.

-GV: Gọi HS đọc C2, thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời C2

-HS: thảo luận nhóm và trả lời

-GV: theo dõi, giúp đỡ HS các nhóm

-HS: đại diện nhóm báo cáo kết quả.

-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai.

-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.

C2: (5) thế năng (6) động năng

 (7) động năng (8) thế năng

 (9) cơ năng (10) nhiệt năng

 (11) nhiệt năng (12) động năng

-GV: rút ra kết luận về sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng

 

doc 19 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 30 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :
NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU
Tiết 30:
 1./ MỤC TIÊU:
 	a./ Kiến thức :
	- Phát biểu được định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
	- Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
b./ Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng giải các bài tập định lượng. 
c./ Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, tính cẩn thận, khoa học. 
2./ CHUẨN BỊ :
a./GV : Giáo án+SGK+SBT
b./HS : SGK+SBT+VBT+kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 29.
3./ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Vấn đáp tìm tòi, thực nghiệm, trực quan
- Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.
4./ TIẾN TRÌNH : 
4.1./ Ổn định tổ chức: Kiểm diện 
4.2./ KTBC : 
-GV: Nêu nguyên lí truyền nhiệt và viết PTCBN?
-HS: ghi nhớ/80SGK
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm.
4.3./ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-GV: Gọi HS đọc phần ĐVĐ đầu bài 
-HS: thực hiện
-GV: vào bài mới.
*HĐ2 : Tìm hiểu về nhiên liệu 
-GV: YCHS thu thập thông tin mục I và trả lời câu hỏi : 
+ Khi nấu chín thực phẩm, đun sôi nước người ta thường dùng các loại chất đốt gì ?
-HS: Củi, than, bếp gaz, 
-GV: nhận xét và đưa ra định nghĩa về nhiên liệu.
-GV mở rộng : Kể về lịch sử than đá, dầu lửa, khí đốt dùng trong động cơ.
-GV: YCHS tìm thêm VD về các nhiên liệu thường gặp.
-HS: trả lời
-GV: Ngày nay, con người đã tìm được nguồn năng lượng mới nào ?
-HS: năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, 
*HĐ3 : Thông báo năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu 
-GV: YCHS thu thập thông tin mục II và nêu ĐN NSTN của nhiên liệu. Ký hiệu ? Đơn vị ?
-HS: cá nhân trả lời 
-GV: giới thiệu bảng 26.1 : NSTN của một số nhiên liệu.
-HS: đọc NSTN của vài nhiên liệu
-GV: Nói NSTN của than đá là 27.106J/kg điều đó có nghĩa gì ?
-HS: trả lời
-GV: YCHS dựa vào bảng 26.1 trả lời câu hỏi đầu bài.
-HS: trả lời
*HĐ4: Xây dựng công thức tính nhiệt lượng : 
-GV: YCHS nhắc lại ĐN NSTN của nhiên liệu
-HS: nêu ý nghĩa q của củi khô
 + 1 kg củi khô cháy hoàn toàn sẽ tỏa nhiệt lượng 10.106 J, 2 kg sẽ tỏa nhiệt lượng là bao nhiêu ?
 -GV: thiết lập mqh giữa q, Q, m
-GV: YCHS nêâu công thức và ý nghĩa các đại lượng trong công thức ?
-HS: thực hiện
*HĐ5 : Vận dụng 
-GV: Gọi 1 HS đọc C1
-HS: Cá nhân suy nghĩ trả lời C1
-HS: Tương tự, cá nhân suy nghĩ làm C2
-GV: Gọi 2 HS lên bảng giải.
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm.
I./ Nhiên liệu :
- Vật chất bị đốt cháy, bị biến đổi chất và tỏa năng lượng gọi là nhiên liệu.
VD : Than, củi, gaz, dầu, 
II./ Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu :
*Định nghĩa : Nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn được gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
Ký hiệu : q
Đơn vị : J/kg
III./ Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra :
Q = q.m
Trong đó :
Q : Nhiệt lượng do nhiên liệu tỏa ra (J)
q : NSTN của nhiên liệu (J/kg)
m : K.lượng của nhiên liệu (kg)
IV./ Vận dụng :
C1: Vì than có NSTN lớn hơn củi
C2:	Tóm tắt
m1 = 15 kg;	q1 = 10.106J/kg.
m2 = 15 kg;	q2 = 27.106J/kg.
m¢1 = ? ; m¢2 	= ? Q1 = ? Q2 = ? 
Giải :
Nhiệt lượng do củi tỏa ra :
Q1 = q1.m1 = 10.106.15 = 150.106 J
Nhiệt lượng do than đá tỏa ra :
Q2 = q2.m2 = 27.106.15 = 405.106 J
Khối lượng dầu lửa cần dùng :
m¢1 = = = 3,41 (kg)
m¢2 = = = 9,2 (kg)
ĐS : 	Q1 = 150.106 J
	Q2 = 405.106 J
	m¢1 = 3,41 (kg)
	m¢2 = = 9,2 (kg)
4.4./ Củng cố và luyện tập :
-GV: Qua bài học hôm nay chúng ta ghi nhớ những điều gì?
-HS: đọc ghi nhớ/92SGK
-GV: YCHS thực hiện BT 26.1/35SBT
-HS: thực hiện (26.1: C)
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm.
5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
- Bài cũ : 	Học ghi nhớ/92SGK + vở ghi bài. 
	Làm bài tập 26.2 " 26.6/35, 36 SBT.
	Đọc mục “Có thể em chưa biết”/92SGK
- Bài mới : Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
+ Tìm hiểu sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác?
+ Tìm hiểu sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng?	
+ Tìm hiểu sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt?
5./ RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày dạy :
SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT.
Tiết 31:
 1./ MỤC TIÊU:
 	a./ Kiến thức :
	- Tìm được VD về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
	- Phát biểu được định luật bào toàn và chuyển hoá năng lượng.
	- Dùng định luật bào toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này.
b./ Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng phân tích hiện tượng. 
c./ Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, tính khoa học. 
2./ CHUẨN BỊ :
a./GV : Giáo án+SGK+SBT+tranh vẽ to các hình vẽ trong bài. 
b./HS : SGK+SBT+VBT+kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 30.
3./ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Vấn đáp tìm tòi, trực quan.
- Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.
4./ TIẾN TRÌNH : 
4.1./ Ổn định tổ chức: Kiểm diện 
4.2./ KTBC : 
-GV: ĐN năng suất toả nhiệt của nhiên liệu? Kí hiệu và đơn vị? Nói q của than đá là 27.106 J/kg điều đó có nghĩa gì?
-HS1: trả lời
-GV: Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra? 
	Sửa bài tập 26.2/35SBT
-HS2: trả lời.(26.2: C)
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai.
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm.
4.3./ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-GV: Gọi HS đọc phần ĐVĐ đầu bài 
-HS: thực hiện
-GV: vào bài mới.
*HĐ2 : Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng. 
-GV: YC cá nhân HS xem bảng 27.1 và trả lời C1
-HS: 3 HS ghi kết quả lên bảng
-GV: tổ chức thảo luận toàn nhóm.
-HS: nhận xét về sự truyền năng lượng từ ba hiện tượng trên.
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
C1: 	(1) cơ năng
	(2) nhiệt năng
	(3) cơ năng 	(4) nhiệt năng
*HĐ3 : Tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng. 
-GV: Gọi HS đọc C2, thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời C2
-HS: thảo luận nhóm và trả lời
-GV: theo dõi, giúp đỡ HS các nhóm
-HS: đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai.
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
C2: 	(5) thế năng	(6) động năng
	(7) động năng	(8) thế năng
	(9) cơ năng	(10) nhiệt năng
	(11) nhiệt năng	(12) động năng
-GV: rút ra kết luận về sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng
*HĐ4: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng 
-GV: Từ kết luận ở mục I và II, hãy phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt?
-HS: phát biểu
-HS: khác nhắc lại
-GV: tìm VD minh hoạ cho định luật?
-HS: thực hiện C3
*HĐ5 : Vận dụng 
-GV: Gọi HS đọc C4
-HS: cá nhân thực hiện C4
-GV: cá nhân HS suy nghĩ và trả lời C5
-HS: cá nhân trả lời
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai.
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm.
-HS: cá nhân thực hiện C6
I./ Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác:
* Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
II./ Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng:
* Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
III./ Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt:
* Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
IV./ Vận dụng: 
C4: Tuỳ HS
C5: Vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh.
C6: Vì một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hoá thành nhiệt năng, làm nóng con lắc và không khí xung quanh.
4.4./ Củng cố và luyện tập :
-GV: Qua bài học hôm nay chúng ta ghi nhớ những điều gì?
-HS: đọc ghi nhớ/96SGK
-GV: YCHS thực hiện BT 27.1/37SBT
-HS: 27.1: A
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm.
5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
- Bài cũ : 	Học ghi nhớ/96SGK + vở ghi bài ... xếp loại cho các nhóm sau cuộc chơi.
5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
- Bài cũ : 	Ôn lại các kiến thức từ bài 16 -> bài 28 
- Bài mới : 	Thi học kì II
5./ RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày dạy :
THI HỌC KÌ II
Tiết 34:
 1./ MỤC TIÊU:
 	a./ Kiến thức :
	- Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS ở HKII
b./ Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng giải các bài tập trắc nghiệm, bài tập định tính và định lượng. 
c./ Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, trung thực, chính xác. 
2./ CHUẨN BỊ :
a./GV : Đề thi
b./HS : Kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 33.
3./ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
4./ TIẾN TRÌNH : 
4.1./ Ổn định tổ chức: Kiểm diện 
4.2./ KTBC : 
4.3./ Giảng bài mới :
Đề bài
Đáp án + biểu điểm
I./ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau: 
Câu 1: Khi các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên :
	A. Khối lượng của vật
	B. Trọng lượng của vật
	C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng 
	D. Nhiệt độ của vật
Câu 2: Hiện tượng đường tan trong nước là :
	A. Hiện tượng dẫn nhiệt	
	B. Hiện tượng đối lưu
	C. Hiện tượng khuếch tán	
	D. Hiện tượng bức xạ nhiệt
Câu 3: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào ?
	A. Chỉ ở chất lỏng	B. Chỉ ở chất khí
	C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí	D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất rắn
Câu 4: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào :
	A. Vị trí tương đối giữa các thành phần của vật
	B. Độ biến dạng của vật
	C. Vị trí của vật so với mặt đất
	D. Cả A và B đều đúng
Câu 5: Tạo thành câu hoàn chỉnh và đúng bằng cách kết hợp một nội dung của cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải: (2đ)
1. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất có đặc điểm là
a) các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
2. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh khi
b) các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách
3. Chuyển động Bơ-rao chứng tỏ
c) các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé, giữa chúng có khoảng cách và chuyển động nhiệt
4. Hiện tượng khuếch tán chứng tỏ
d) nhiệt độ giữa các nguyên tử, phân tử càng cao
e) nhiệt độ của vật càng cao
II./ PHẦN TỰ LUẬN : (6đ)
Câu 6: Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào và nêu kí hiệu, đơn vị các đại lượng trong công thức? (2đ)
Câu 7: Tại sao vào mùa hè ở trong nhà lợp mái tôn lại nóng hơn ở trong nhà lợp ngói ? (1đ)
Câu 8: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 270C. Cho biết Cnhôm = 880 J/kg.K, Cnước = 4200 J/kg.K
a) Tính nhiệt lượng do quả cầu toả ra
b) Tìm khối lượng nước trong cốc
I./ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu 1: D	(0,5đ)
Câu 2: C	(0,5đ)
Câu 3: C	(0,5đ)
Câu 4: D	(0,5đ)
Câu 5: 	 1 – c	 (0,5đ)
	 2 – e 	 (0,5đ)
	 3 – a	 (0,5đ)
	 4 – b	 (0,5đ)
II./ PHẦN TỰ LUẬN : (6đ)
Câu 6: Viết đúng công thức 	(1đ)
	Nêu đúng kí hiệu và đơn vị các đại lượng trong công thức 	(1đ)
Câu 7: Vì tôn là chất dẫn nhiệt tốt hơn ngói nên nhiệt độ mái tôn cao hơn, không khí trong nhà lợp tôn nóng hơn, nên ở trong nhà lợp mái tôn nóng hơn 	(1đ)
Câu 8: (3đ) 
Tóm tắt đúng + đáp số : (0,5đ)
Giải
Nhiệt lượng do quả cầu nhôm toả ra: 
Q1 = m1c1(t1 – t) = 0,2.880(100 - 27)
 = 12 848 (J)	(1đ)
Nhiệt lượng do nước thu vào: 
Q2 = m2c2(t – t2) = Q1	(0,5đ)
Khối lượng nước: 
m2 = 	
 	(1đ)
Đáp số : m2 = 
4.4./ Củng cố và luyện tập :
-GV: Thu bài thi
-GV: nhận xét lớp.
5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
- Bài cũ : 	Ôn lại các kiến thức từ bài 16 đến bài 28
- Bài mới : 	Ôn tập
5./ RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày dạy :
ÔN TẬP
Tiết 35:
 1./ MỤC TIÊU:
 	a./ Kiến thức :
	- Hệ thống hóa lại các kiến thức đã học ở HKII
b./ Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập về nhiệt học. 
c./ Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, tính cẩn thận, khoa học. 
2./ CHUẨN BỊ :
a./GV : Giáo án+SGK+bảng phụ có ghi sẵn các BT
b./HS : SGK+kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 34.
3./ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Vấn đáp tìm tòi
- Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.
4./ TIẾN TRÌNH : 
4.1./ Ổn định tổ chức: Kiểm diện 
4.2./ KTBC : 
4.3./ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*HĐ1: Ôn tập 
-GV: Kiểm tra 10 HS các kiến thức ở phần ôn tập tiết 33
-HS: Trả lời.
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
*HĐ2 : Bài tập 
-GV: Treo bảng phụ có ghi đề bài tập 1 và gọi HS đọc đề bài
-HS: ghi đề bài vào vở
-HS: lên bảng tóm tắt
-HS: làm việc cá nhân giải bài 1
-GV: gọi 1 HS lên bảng trình bày
-HS: còn lại làm vào vở
-GV: kiểm tra vở 3 HS
-HS: khác nhận xét, sửa bài làm trên bảng nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm
-GV: Treo bảng phụ có ghi đề bài tập 2 và gọi HS đọc đề bài
-HS: ghi đề bài vào vở
-HS: lên bảng tóm tắt
-HS: làm việc cá nhân giải bài 2
-GV: gọi 1 HS lên bảng trình bày
-HS: còn lại làm vào vở
-GV: kiểm tra vở 3 HS
-HS: khác nhận xét, sửa bài làm trên bảng nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm
I./ ÔN TẬP: SGK
II./ BÀI TẬP:
 Bài 1: Người ta dùng một nồi đồng có khối lượng 400g để đun sôi 250g nước ở nhiệt độ 18 oC. Hỏi cần một nhiệt lượng là bao nhiêu ? Cho biết CĐ = 400 J/kg.K, CN = 4200 J/kg.K
 Tóm tắt
m1 = 400g = 0,4kg 
m2 = 250g = 0,25kg 
t1= 18 oC 
t2= 100 oC 
CĐ = 400 J/kg.K 
CN = 4200 J/kg.K 
Q= ? 
Giải:
Nhiệt lượng của đồng thu vào là
Q1 = m1. CĐ ( t2 - t1 ) 
 = 0,4.400 (100 –18 ) = 13120 J
Nhiệt lượng của nước thu vào .
Q2 = m2. CN ( t - t2 ) 
 = 0,25. 4200 (100 -18 ) = 86100 J
Nhiệt lượng tổng cộng : 
Q = Q1 + Q2 = 13120 + 86100 = 99220 J
 ĐS : 99220 J= 99,2 KJ
Bài 2: Cung cấp nhiệt lượng là 47.5kJ cho quả cầu bằng đồng có khối lượng 2,5kg thì thấy nhiệt độ sau cùng là 8000C. Tìm nhiệt độ ban đầu của quả cầu đó. Cho cđồng = 380J/kg.K.
 Tóm tắt: 	
Q = 47,5 kJ = 47500 J
m = 2,5 kg
t2 = 8000C	 
cđồng = 380J/kg.K.
t1 = ? 0C
Giải:
- Nhiệt lượng cung cấp cho quả cầu:
	Q = m.c.t 	
- Độ tăng nhiệt độ của quả cầu:
t = = = 500C.	- Nhiệt độ ban đầu: 
	t = t2 – t1 
t1 = t2 - t = 800 – 50 = 7500C.
ĐS: t1 = 7500C	
4.4./ Củng cố và luyện tập :
-GV: Treo bảng phụ có ghi đề BT và YCHS đọc đề bài
Bài 3: Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để được câu có nội dung đúng .
Cột trái
Cột phải
1. Nhiệt năng của một vật 
2. Nhiệt lượng .
3. Dẫn nhiệt 
4. Đối lưu 
5. Bức xạ nhiệt .
6. Nhiệt dung riêng .
7. Năng suất toả nhiệt 
8. Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào 
9. Công thức tính nhiệt lượng do nhiên 
liệu bị đốt cháy toả ra .
10.Phương trình cân bằng nhiệt .
 a.Hình thức truyền nhiệt của chất lỏng và chất khí 
b.Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật .
c. Q = mc Vt 
d. Đại lượng cho biết nhiệt lượng do 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra .
đ. Q thu vào = Qtoả ta 
e. Phần nhiệt năng vật thu vào hay toả ra trong sự truyền nhiệt .
g .Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn 
h. Q = mq 
i. Hình thức truyền nhiệt có thể thực hiện ngay cả trong chân không 
k. Có kí hiệu bằng chữ C và có đơn vị là J/kg K 
-HS: thực hiện
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm.
1.b	6.k
2.e 	7.d
3.g	8.c
4.a	9.h
5.i	10.đ
5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
- Bài cũ : 	Xem lại các kiến thức đã học 
5./ RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docT30-35-L8.doc