Hoạt động 3: Bài tập 2. (12’)
GV: Treo bảng phụ bài tập: Một nồi đồng có khối lượng 400g chứa 2 lít nước ở 200C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước là: c1 = 380J/kg.K; c2 = 4200J/kg.K
GV: Gọi 1 em đọc và tóm tắt đề bài.
? Nước sôi ở nhiệt độ nào?
? Đơn vị của các đại lượng trong bài toán đã đồng nhất hay chưa?
? Biết thể tích của nước là 2 lít ta suy ra khối lượng của nước bằng bao nhiêu?
? Nêu cách tính nhiệt lượng cần đun sôi nước?
Ngày soạn: 12/03/2012 Ngày dạy: 8A: 15/03/2012 8B: 15/03/2012 Tiết 30: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: - Vận dụng thành thạo công thức Q = m.c.Dt để giải bài tập. 2) Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tóm tắt, đồng nhất đơn vị, vận dụng và biến đổi công thức. 3) Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc, tự giác trong học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1) Giáo viên: - SBT, giáo án, bảng phụ ghi một số bài tập. 2) Học sinh: - SBT, học bài cũ, làm cá bài tập trong SBT. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1) Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: - Viết công thức tính nhiệt lượng và gải thích rõ từng đại lượng trong công thức? - Nói nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K, điều đó có ý nghĩa gì? Đáp án: - Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.Dt Trong đó: Q là nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên (J) m là khối lượng của vật (kg) t là độ tăng nhiệt độ của vật (0C hoặc 0K) c là nhiệt dung riêng của vật (J/kg.K) - Nói nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K có nghĩa là muốn nung nóng 1kg chì để nhiệt độ của nó tăng thêm 10C thì cần một nhiệt lượng bằng 130J. Đặt vấn đề: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ vận dụng công thức tính nhiệt lượng để giải một số bài tập. 2) Dạy bài mới: Trợ giúp của Thầy Hoạt động của Trò Ghi bảng Hoạt động 1: Bài tập 1. (8’) GV: Treo bảng phụ bài tập: Tính nhiệt lượng cần thiết để làm nóng một muỗng nhôm có khối lượng 60g từ 270C đến 870C? Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K. GV: Gọi 1 em đọc và tóm tắt đề bài. ? Hãy đồng nhất đơn vị các đại lượng trong bài toán? ? Để tính nhiệt lượng cần truyền cho muỗng nhôm ta vận dụng công thức nào? GV: Gọi 1 em lên bảng thực hiện. GV: Thống nhất đáp án, cách giải. Hoạt động 3: Bài tập 2. (12’) GV: Treo bảng phụ bài tập: Một nồi đồng có khối lượng 400g chứa 2 lít nước ở 200C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước là: c1 = 380J/kg.K; c2 = 4200J/kg.K GV: Gọi 1 em đọc và tóm tắt đề bài. ? Nước sôi ở nhiệt độ nào? ? Đơn vị của các đại lượng trong bài toán đã đồng nhất hay chưa? ? Biết thể tích của nước là 2 lít ta suy ra khối lượng của nước bằng bao nhiêu? ? Nêu cách tính nhiệt lượng cần đun sôi nước? GV: Gọi 1 em lên bảng trình bày. GV: Thống nhất cách giải, đáp án. Hoạt động 3: Bài tập 3. (10’) GV: Treo bảng phụ bài tập: Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K GV Yêu cầu 1 em đọc và tóm tắt đề bài. ? Hãy đồng nhất đơn vị của các đại lượng trong bài? ? Để tính độ tăng nhiệt độ của nước ta làm như thế nào? GV: Gọi 1 em lên bảng trình bày. GV: Thống nhất. - 1 em đọc và tóm tắt đề. - Cá nhân đồng nhất đơn vị. - Vận dụng công thức Q = m.c.∆t - 1 em lên bảng làm; HS khác NX. - 1 em đọc và tóm tắt đề. - Nước sôi ở 1000C - Cá nhân đồng nhất đơn vị. - V2 = 2 lít m2 = 2kg - Tính Q = Q1 + Q2 (Q1 là nhiệt lượng cần truyền cho nồi đồng và Q2 là nhiệt lượng cần truyền cho nước) - 1 em lên bảng trình bày. - 1 em đọc và tóm tắt đề. - Cá nhân đồng nhất đơn vị. - Vận dụng công thức Q = m.c.∆t - 1 em lên bảng làm; HS khác NX. Bài tập 1: Cho biết. m = 60g = 0,6kg t1 = 270C t2 = 870C c = 880J/kg.K Tính Q = ? Giải: Nhiệt lượng cần truyền cho muỗng nhôm là: Q = m.c.∆t = m.c.(t2 - t1) = 0,6.880.(87 – 27) = 3168 (J) Bài tập 2: Cho biết m1 = 400g = 0,4kg V2 = 2 lít m2 = 2kg t1 = 200C t2 = 1000C c1 = 380J/kg.K c2 =4200J/kg.K Tính Q = ? Giải: Nhiệt lượng cần truyền cho nồi đồng là: Q1 = m1.c1.(t2 - t1) = 0,4.380.(100 - 20) = 12200 (J) Nhiệt lượng cần truyền cho nước trong ấm là: Q2 = m2.c2.(t2 - t1) = 2.4200.(100 - 20) = 672000 (J) Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: Q = Q1 + Q2 = 12200 + 672000 = 684200 (J) Bài tập 3: Cho biết. V = 10lít m = 10kg c = 4200J/kg.K Q = 840kJ = 840000J Tính ∆t = ? Giải: Áp dụng công thức: Q = m.c.∆t Độ tăng nhiệt độ của nước là: 3) Củng cố - Luyện tập: (3’) - Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố: Khối lượng của vật; độ tăng nhiệt độ của vật; chất cấu tạo nên vật. - Công thức: Trong đó: Q là nhiệt lượng m là khối lượng của vật ∆t là độ tăng nhiệt độ c là nhiệt dung riêng của chất làm vật 4) Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: (2’) - Ôn lại công thức tính nhiệt lượng - Xem lại các dạng bài tập đã chữa. - Làm các bài tập trong SBT. NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ BÀI DẠY
Tài liệu đính kèm: