Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

A- MỤC TIÊU:

- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều; nêu được ví dụ cho từng chuyển động.

- Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian.

- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.

- Làm thí nghiệm tìm ra hai loại chuyển động khác nhau.

B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên: Chuẩn bị cho 6 nhóm: 1 máng nghiêng, bút da, bánh xe, đồng hồ bấm giây

- Học sinh: Ôn lại công thức tính vận tốc, máy tính.

C- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1

Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Giáo viên nêu yêu cầu kiểm tra:

HS1: Viết biểu thức tính vận tốc và giải thích ý nghĩa các đại lượng.

HS2: Chữa bài tập C7 HS: lên bảng

HS1: Phát biểu như SGK

HS2: Làm bài tập C7

Tóm tắt:

t= 40’= 2/3h

v = 12km/h

Tính S =?

Giải

Theo công thức:

Thay số ta có: S = 12.2/3 = 8km

 Đáp số: 8 km

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3	 BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU 
 CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
A- MỤC TIÊU:
Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều; nêu được ví dụ cho từng chuyển động.
Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian.
Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
Làm thí nghiệm tìm ra hai loại chuyển động khác nhau.
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Chuẩn bị cho 6 nhóm: 1 máng nghiêng, bút da, bánh xe, đồng hồ bấm giây
Học sinh: Ôn lại công thức tính vận tốc, máy tính.
C- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1 
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Giáo viên nêu yêu cầu kiểm tra:
HS1: Viết biểu thức tính vận tốc và giải thích ý nghĩa các đại lượng.
HS2: Chữa bài tập C7
HS: lên bảng
HS1: Phát biểu như SGK
HS2: Làm bài tập C7
Tóm tắt:
t= 40’= 2/3h
v = 12km/h
Tính S =?
Giải
Theo công thức: 
Thay số ta có: S = 12.2/3 = 8km
	Đáp số: 8 km
Hoạt động 2
Định nghĩa( 15 ph)
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK và trả lời:
- Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì lấy ví dụ?
Yêu cầu học sinh đọc kĩ câu C1. Sau đó giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ, yêu cầu nhóm trưởng cử thư kí và giao nhiệm vụ cho các thành viên.
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm
Cho bánh xe chạy cùng với đồng hồ tín hiệu (để 3 tín hiệu)
Cứ mỗi 3 tín hiệu lại đánh dấu vị trí trục của bánh xe.
Thư kí đo khoảng cách lần lượt của các đoạn và điền vào mẫu bảng 3.1
GV: Gọi đại diện các nhóm trả lời câu C1
Cho học sinh nghiên cứu và trả lời câu C2
HS: Nghiên cứu SGK và phát biểu
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian. Ví dụ chuyển động của cánh quạt đang quay ổn định.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian. Ví dụ như xe máy chuẩn bị khởi hành.
Học sinh nghiên cứu C1
HS: Nghe hướng dẫn và tiến hành thí nghiệm.
HS: 
- Chuyển động trên máng nghiêng của bánh xe là chuyển động không đều vì có sụ thay đổi vận tốc theo thời gian.
- Chuyển động trên máng ngang là chuyển động đều vì không có sự thay đổi vận tốc theo thời gian.
HS: Phát biểu câu C2
a) Chuyển động của cánh quạt máy khi đang chạy ổn định là chuyển động đều.
b) Chuyển động của ô tô khi khởi hành là chuyển động không đều và nhanh dần
c) Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc là chuyển động nhanh dần và không đều
d) Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga là chuyển động không đều và chậm dần.
Hoạt động 3
Vận tốc trung bình của chuyển động không đều( 15 ph)
Yêu cầu học sinh đọc SGK
- Trong chuyển động không đều vận tốc tại mỗi một thời điểm có bằng nhau không?
- Tính vận tốc trên mỗi quãng đường trong bảng 3.1
- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường nào đó được tính bằng công thức nào?
- Kết quả trung bình cộng của các vận tốc trên một quãng đường có được gọi là vận tốc trung bình không?
HS: Không bằng nhau
HS: Tính và nhận xét kết quả: Bánh xe đang đi nhanh dần lên
HS: Công thức tính vận tốc trung bình
Trong đó:	
	S là quãng đường
	t là thời gian đi hết quãng đường
HS: Không
Hoạt động 4
Vận dụng – Củng cố( 8 ph)
Cho học sinh làm câu C4
Cho học sinh tóm tắt câu C5 và trình bày cách giải
GV: Lưu ý “Vận tốc trung bình không phải là trung bình cộng vận tốc”
HS: Chuyển động của ô tô từ HN đến HP là chuyển động không đều vì vận tốc của ô tô trên quãng đường đó là có sự thay đổi theo thời gian. Khi nói vận tốc của ô tô chạy từ HN đến HP là 50km/h là nói tới vận tốc trung bình
HS: Trình bày cách giải: Vận dụng công thức tính vận tốc Tb tính vận tốc trên từng quãng đường. Trên cả quãng đường thì cộng tổng quãng đường và tổng thời gian rồi vận dụng công thức để tính vận tốc trung bình.
Hoạt động 5
Hướng dẫn học ở nhà(2 ph)
Giáo viên nhắc nhở học sinh:
Học thuộc định nghĩa về chuyển động đều và chuyển động không đều lấy ví dụ.
Học thuộc phần ghi nhớ.
Xem phần có thể em chưa biết
Làm các câu C5, C6, C7 và các bài tập trong SBT
HS: Ghi nhớ
- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3.doc