Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2009-2010 - Hoàng Đình Tuấn

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2009-2010 - Hoàng Đình Tuấn

 Hướng dẫn cách tiến hành TN

 + Cân chỉnh máng nghiêng ở vị trí cân bằng

 + Bật máy gõ nhịp, thả bánh xe cho lăn trên máng nghiêng, theo dõi vị trí của trục bánh xe, dùng bút lông vạch trên máng nghiêng cùng một lúc với tiếng gõ.

 + Dùng thước thẳng đo chiều dài các quảng đường xác định.

Các kết quả đo được ghi vào báo cáo thực hành

HS: Hoạt động nhóm

 + Nhận dụng cụ

 + Phân công công việc trong nhóm

 + Bố trí và tiến hành TN theo hướng dẫn

 + Ghi các kết quả vào báo cáo thí nghiệm

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2009-2010 - Hoàng Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 03 
Ngày soạn: 10/09/2009
 BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU 
 CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
 A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều, nêu ví dụ.
	 Phát biểu được định nghĩa chuyển động không đều, nêu ví dụ.
 2. Kĩ năng : Làm được thí nghiệm, vận dụng được kiến thức để tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.
 3. Thái độ : Tích cực, ổn định, tập trung trong học tập.
 B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
 1. Giáo viên: Bảng ghi vắn tắt các bước thí nghiệm, kẻ sẵn bảng kết quả mẫu như bảng 3.1 SGK.
 2. Học sinh : Một máng nghiêng, một bánh xe, một bút dạ để đánh dấu, một đồng hồ điện tử
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Độ lớn của vận tốc cho biết gì và được xác định như thế nào?
HS 2: Công thức tính vận tốc? Đơn vị tính	
III. Bài mới:
Đặt vấn đề: 
Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về chuyển động đều và không đều 
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và phát biểu định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều?
HS: Phát biểu định nghĩa (SGK)
GV: Giới thiệu dụng cụ TN
 Hướng dẫn cách tiến hành TN 
 + Cân chỉnh máng nghiêng ở vị trí cân bằng
 + Bật máy gõ nhịp, thả bánh xe cho lăn trên máng nghiêng, theo dõi vị trí của trục bánh xe, dùng bút lông vạch trên máng nghiêng cùng một lúc với tiếng gõ.
 + Dùng thước thẳng đo chiều dài các quảng đường xác định.
Các kết quả đo được ghi vào báo cáo thực hành
HS: Hoạt động nhóm
 + Nhận dụng cụ
 + Phân công công việc trong nhóm
 + Bố trí và tiến hành TN theo hướng dẫn
 + Ghi các kết quả vào báo cáo thí nghiệm
GV:Hướng dẫn các nhóm làm TN và ghi kết quả
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày
GV: Hướng dẫn các nhóm cùng thống nhất kết quả TN
GV: Dựa vào bảng kết quả TN hãy cho biết trên quảng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?
HS: Dựa vào bảng kết quả TN trả lời
GV: Yêu cầu HS làm bài tập C2
HS: Cá nhân trả lời C2
GV: Hướng dẫn cả lớp cùng trao đổi thống nhất 
I. Định nghĩa
 - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
 - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
C1: 
 Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều.
 Chuyển động của trục bánh xe trên quãng đường còn lại là chuyển động đều.
C2: a : chuyển động đều
 b, c, d : chuyển động không đều.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều
GV: Dựa vào bảng kết quả TN (GV đã chốt) để tính vận tốc trung bình trên từng đoạn đường ?
HS: Tính vận tốc trung bình trên từng đoạn đường: AB, BC, CD
GV: Hướng dẫn
HS: vAB = vBC = vCD = 
 (Số liệu lấy từ bảng kết quả TN)
GV: Trục bánh xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?
HS: Trục bánh xe chuyển động nhanh dần
II. Vận tốc trung bình của chuyển động đều
 Công thức: vTB = 
C3: vAB = 
 vBC = 
 vCD = 
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng
GV: Cho HS thảo luận C4
 HS: thảo luận trong 2 phút
 GV: Yêu cầu 1HS lên bảng tóm tắt và giải thích bài này?
 HS: Lên bảng thực hiện
GV: Cho HS thảo luận C5
 HS: Thảo luận trong 2 phút
 GV: Yêu cầu 1HS lên bảng tóm tắt và giải?
 HS: Lên bảng thực hiện
 GV: Các em khác nhận xét, bổ sung và làm vào vở
GV: Yêu cầu 1HS lên bảng tóm tắt và giải C6
 HS: Lên bảng thực hiện
 GV: Hướng dẫn cả lớp cùng trao đổi thống nhất cách giải
III. Vận dụng
C4: Là chuyển động không đều vì ô tô chuyển động lúc nhanh, lúc chậm.
 50km/h là vận tốc trung bình
C5: Tóm tắt:
 S1 = 120M, t1 = 30s
 S2 = 60m, T2= 24s
 Vtb1 =?; Vtb2 =?; Vtb=?
 Giải:
 Vtb1 = 120/30 = 4 m/s
 Vtb2 = 60/24 = 2,5 m/s
 vtb = m/s 
C6: S = v.t = 30 .5 = 150 km
 IV. Củng cố: HS: đọc ghi nhớ, đọc thông tin phần có thể em chưa biết
 GV: Hướng dẫn HS về nhà trả lời C7
V. Dặn dò : Học bài cũ, làm bài tập C7
	 Nghiên cứu bài mới: biểu diễn lực
 Câu hỏi soạn bài:
 - Kí hiệu của lực như thế nào?
 - Lực được biểu diễn như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3 Chuyen dong deu CDKD.doc