Giáo án vật lí lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2008-2009

Giáo án vật lí lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2008-2009

I. ĐỊNH NGHĨA:

*Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

* Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian .

II.VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU:

*Vận tốc trung bình của mọt chuyển động không đều trên mọt quãng đường được tính bằng công thức

, trong đó: s là quãng đường đi được ,

t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án vật lí lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày 04 /9/08
Tuần3
Tiết 3	Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – 
 CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU	
I. Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều. Nêu ví dụ của từng loại chuyển động.
- Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động không đều là: vận tốc thay đổi theo thời gian.
- Tính được vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
II. Chuẩn bị 
Mỗi nhóm gồm: máng nghiêng , bánh xe có trục quay, đồng hồ điện tử, bảng 3.1 
III.Tổ chức hoạt động dạy học
Ổn định lớp:
2. KTBC(3phút) :
- Độ lớn vận tốc cho biết gì?
-Viết công thức tính vận tốc. Giải thích các kí hiệu và các đại lượng trong công thức ?
3. Bài mới:	
THẦY
TRÒ 
GHI BẢNG
HĐ1. Tổ chức tình huống học tập(5phút)
- Nêu 2 nhận xét về độ lớn vận tốc của chuyển động của đầu kim đồng hồ và chuyyển động của xe đạp khi em đi từ nhà đến trường ?
-Vậy chuyển động của đầu kim đồng hồ tự động là c/đ đều, c/đ của xe đạp khi đi từ nhà đến trường là c/đ không đều .
HĐ2. Tìm hiểu về c/đ đều và không đều(12phút)
GV hướng dẫn HS lắp ráp TN H3.1 
- Cần lưu ý vị trí đặt bánh xe tiếp xúc với trục thẳng đứng trên cùng của máng.
- 1HS theo dõi đồng hồ , 1 HS dung viết đánh dấu vị trí của trục bánh xe đi qua trong thời gian 3 giây , sau đó ghi kết quả TN vào bảng 3.1
-Cho HS trả lời C1,,C2
Hđ3-Tìm hiểu về vận tốc trung bình của c/đ không đều(12phút)
- Yêu cầu HS tính trung bình mỗi giây trục bánh xe lăn được bao nhiêu mét trên các đoạn đường AB,BC,CD. GV yêu cầu HS đọc phần thu thập thông tin mục II.
-GV giới thiệu công thức Vtb 
 ; -S :đoạn đườngđi được 
 - t: tgian đi hết quãng đường đó.
-Lưu ý vận tốc TB trên các đoạn đường chuyển động không đều thường khác nhau. Vận tốc TB trên cả đoạn đường thường khác trung bình cộng của các vận tốc TB trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường đó.
HĐ4-Vận dụng(8phút)
Gọi HS tóm tắt các kết luận quan trọng của bài .
-Cá nhân với C4
-HS làm việc cá nhân với C5
-HS là việc cá nhân với C6
-Chuyển động của đầu kim đồng hồ tự động có vận tốc không thay đổi theo thời gian .
- Chuyển động của xe đạp khi đi từ nhà đến trường có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian .
-Cho HS đọc định nghĩa ở SGK . Lấy ví dụ trong thực tế.
-Nhóm trưởng nhận dụng cụ TN và bảng 3.1.
- Các nhóm tiến hành TN ghi kết quả vào bảng 3.1
- Các nhóm thảo luận trả lời C1:
Chuyển động của trục bánh xe trên đoạn đường DE,EF là c/đ đều, trên các đoạn đường AB,BC,CD là c/đ không đều .
C2: a-c/đ đều
 b,c,d- c/đ không đều 
- Các nhóm tính đoạn đường đi được của trục bánh xe sau mỗi giây trên các đoạn đường AB,BC,CD.
- HS làm việc cá nhân với C3:AB: v=0,017m/s; BC: v= 0,05m/s; CD: v= 0,08m/s
Từ A đến D: c/đ của trục bánh xe là nhanh dần.
-HS đọc ghi nhớ SGK
-C4: Chuyển động của ô tô từ Hà nội đến Hải phòng là c/đ không đều . 50 km/h là vận tốc TB của xe .
C5: Vận tốc của xe trên đoạn đường dốc là:
+Vận tốc của xe trên đoạn đường ngang:
+Vận tốc TB trên cả 2 đoạn đường:
C6: Quãng đường tàu đi được :
s=v.t =30.5=150km 
I. ĐỊNH NGHĨA:
*Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
* Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian .
II.VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU:
*Vận tốc trung bình của mọt chuyển động không đều trên mọt quãng đường được tính bằng công thức
, trong đó: s là quãng đường đi được ,
t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
4) Củng cố – dặn dò(5phút) :
- Nhắc lại định nghĩa về c/đ đều và c/đ không đều.?
- Về nhà làm câu C7,C8 và bài tập ở SBT.
-Học phần ghi nhớ SGK.
-Xem phần “Có thể em chưa biết”
- Xem lại khái niệm lực ở lớp 6, xem trước bài :Biểu diễn lực.	
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doct3..doc