Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Mai Phương

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Mai Phương

1. Kiến thức:

o Hiểu được đối lưu là gì?

o Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí

o Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào

o Hiểu được bức xạ nhiệt là gì?

o Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt

2. Kĩ năng:

o Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản như đèn cồn, cách đọc và cầm nhiệt kế

o Lắp thí nghiệm theo hình vẽ

o Sử dụng khéo léo một số dụng cụ thí nghiệm dễ bị vỡ

3. Thái độ:

o Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác trong hoạt động nhóm

o Hứng thú say mê trong giờ học

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:28
Tiết :27
Tiết 27 . ĐỐI LƯU_ BỨC XẠ NHIỆT
Ngày soạn:7/3/2010
Ngày dạy : 10/3/2010
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Hiểu được đối lưu là gì?
Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí
Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào
Hiểu được bức xạ nhiệt là gì?
Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt 
Kĩ năng:
Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản như đèn cồn, cách đọc và cầm nhiệt kế 
Lắp thí nghiệm theo hình vẽ
Sử dụng khéo léo một số dụng cụ thí nghiệm dễ bị vỡ 
Thái độ:
Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác trong hoạt động nhóm
Hứng thú say mê trong giờ học
CHUẨN BỊ:
Gv: dụng cụ thí nghiệm hình 23.1,23.2,23.3,23.4,23.5
HS : nghiên cứu nội dung bài trước
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS 
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH LỚP_ KIỂM TRA BÀI CŨ
HS trả lơi câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS chú ý theo dõi nhận xét 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
HS 1: dẫn nhiệt là gì? So sánh tính dẫn nhiệt của các chất?
HS 2: chữa bài 22.1,22.2 trong sbt
GV nhận xét và cho điểm 
HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
HS quan sát và mô tả hiện tượng 
GV làm thí nghiệm hình 23.1. yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. Như chúng ta đã biết nước dẫn nhiệt rất kém. Vậy trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt bằng cách nào? Để trả lời câu hỏi này ta tìm hiểu bài học hôm nay. 
Đối lưu là gì? Nó truyền nhiệt bằng cách nào?
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ ĐỐI LƯU
HS đọc thí nghiệm
HS trả lời 
Các nhóm làm theo thí nghiệm theo hướng dẫn của GV 
Các nhóm thảo luận
HS đọc và trả lời C1
HS ghi vở 
Cá nhân giải thích C2
HS chú ý 
HS đọc và trả lời C3
HS chú ý 
HS dự đoán 
HS đọc C4
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS quan sát GV làm thí nghiệm 
Nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 
HS trả lời C6
HS ghi vở 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS ghi vở 
HS chú ý 
HS chú ý 
Cho HS đọc nội dung thí nghiệm hình 23.2
Cho biết thí nghiệm cần dụng cụ nào? Mục đích và cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? 
GV chốt lại và giao dụng cụ cho các nhóm 
Chú ý HS cẩn thận không bể cốc thuỷ tinh 
GV hướng dẫn HS đun đèn cồn nung nước ở nơi có đặt thuốc tím
Yêu cầu các nhóm chú ý quan sát hiện tượng xảy ra 
GV cho các nhóm thảo luận trả lời câu C1
Qua hiện tượng vừa quan sát gọi HS trả lời C1
GV nhận xét và cho HS ghi vở 
GV cho HS nhớ lại công thức: D= m / Vđể giải thích C2
GV nhận xét và rút ra kết luận 
Yêu cầu HS đọc và trả lời C3
GV nhận xét câu trả lời của HS 
GV thông báo: sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu
Vậy sự đối lưu có xảy ra trong chất khí hay không? Để biết dự đoán đúng hay sai ta sang phần III
Yêu cầu HS đọc C4
Thí nghiệm gồm những dụng cụ gì? Mục đích và cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? 
GV làm thí nghiệm yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra 
HS mô tả hiện tượng và các nhóm thảo luận trả lời 
Yêu cầu HS trả lời C6
GV nhận xét và cho HS ghi vở 
Vậy đối lưu là gì? 
GV nhận xét và cho HS ghi vở 
Như vậy làm việc trong các phòng kín không có đối lưu không khí thì cảm thấy rất oi bức khó chịu. Do đó tại các nhà máy hay nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu thông dễ dàng (bằng các ống khói)
Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông 
GV giới thiệu ngoài lớp khí quyển bao quanh trái đất, khoảng không gian giữa trái đất và mặt trời là khoảng chân không. Trong khoảng chân không này không có sự đối lưu và dẫn nhiệt. Vậy năng lượng của mặt trời đã truyền xuống trái đất bằng cách nào? Để trả lời câu hỏi này ta sang mục 2
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU BỨC XẠ NHIỆT
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS quan sát hiện tượng xảy ra 
HS đọc và trả lời C7
HS chú ý 
HS chú ý quan sát 
HS đọc và trả lời C8
HS trả lời C9
HS chú ý 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời 
HS chú ý 
HS chú ý 
HS chú ý 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Để hiểu bức xạ nhiệt là gì? Ta tìm hiểu thí nghiệm 
Yêu cầu HS nêu các dụng cụ thí nghiệm 
Mục đích và cách tiến hành thí nghiệm như thế nào?
GV yêu cầu HS chú ý quan sát GV làm thí nghiệm để mô tả hiện tượng xảy ra 
Yêu cầu HS đọc và trả lời C7
GV nhận xét câu trả lời của HS 
GV lấy miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình cầu. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra 
Yêu cầu HS đọc và trả lời C8 sau khi quan sát hiện tượng 
Từ hai thí nghiệm quan sát được yêu cầu HS trả lời C9
GV nhận xét câu trả lời của HS 
Vậy thế nào là bức xạ nhiệt 
Để thí nghiệm thấy rõ hiện tượng, tại sao bình cầu được phủ muội đen
Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào? 
GV thông báo vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều 
GV lấy ví dụ như các phòng karaoke hay nhà thờ thì bề mặt tường xù xì 
Gv giới thiệu khi nhiệt truyền từ mặt trời qua cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng 
Tuy nhiên ở các nước lạnh vào mùa đông có thể sử dụng các tia nhiệt của mặt trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính. Các tia nhiệt sau khi đi qua cửa kính sưởi ấm không khí và các vật trong nhà. Nhưng các tia nhiệt này bị mái và các cửa thủy tinh giữ lại, chỉ một phần truyền trở lại không gian vì thế nên giữ ấm cho nhà 
Các nước xứ nóng không nên làm nhiều cửa kính vì chúng ngăn các tia nhiệt bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi trường. Đối với các nhà kính để làm mát cần sử dụng điều hòa, làm tăng chi phí sử dụng năng lượng. Nên trồng nhiều cây xanh 
Vậy qua bài học này HS cần nắm được gì?
Đối lưu là gì? Bức xạ nhiệt là gì? Có phải đối lưu và bức xạ nhiệt xảy ra đối với mọi chất không?
Để hiểu rõ hơn đối lưu và bức xạ nhiệt ta sang mục 3 
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG _ DẶN DÒ
HS đọc và trả lời C10
HS chú ý 
HS làm C11
Cá nhân hoàn thành C12
HS ghi phần dặn dò của GV 
Yêu cầu HS đọc và trả lời C10
GV nhận xét câu trả lời của HS 
Yêu cầu HS làm C11
GV nhận xét 
GV treo bảng 23.1 và yêu cầu HS hoàn thành C12. 
GV nhận xét câu trả lời 
Dặn HS học bài, làm lại bài và làm bài trong sbt 23.1 đến 23.7. 
Đọc có thể em chưa biết và chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết từ bài công suất đến bài đối lưu bức xạ nhiệt 
TIẾT 27 : ĐỐI LƯU_ BỨC XẠ NHIỆT
ĐỐI LƯU:
C1. Nước màu tím di chuyển thành dòng 
C2. Lớp nước ở dưới nóng lên trước nở ra, trọng lượng riêng của nước trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu
C3. Nhiệt kế
C5. Để phần ở dưới nóng lên trước đi lên phần ở trên được đun nóng đ xuống dưới tạo thành dòng đối lưu 
C6. Trong chân không và chất rắn không có đối lưu vì nó không tạo ra dòng đối lưu 
BỨC XẠ NHIỆT:
C7. Không khí trong bình nóng lên, nở ra đẩy giọt nước màu về đầu b
C8. Không khí trong bình lạnh đi. Miếng gỗ ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình. Chứng tỏ nhiệt truyền từ đèn sang bình theo đường thẳng 
C9. Không phải dẫn nhiệt. Vì không khí dẫn nhiệt kém. Không phải đối lưu vì nhiệt truyền theo đường thẳng 
VẬN DỤNG:
C10. Để làm tăng khả năng hấp thụ nhiệt 
C11. Vào mùa hè thường mặt áo màu trắng vì chúng hấp thụ tia nhiệt ít. Do đó ta không cảm thấy quá nóng 
GHI NHỚ (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22.doc