Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Năm học 2009-2010

Trong TN về sự dẫn nhiệt của nước , miếng sáp gắn ở đáy ống nghiệm không nóng chảy ra khi chỉ đun sôi phần nước trên miệng ống . Nếu ta đun nóng tại đáy ống nghiệm thì miếng sáp sẽ nóng chảy . trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt băng cách nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.

- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm.

- GV : giới thiệu dụng cụ TN

- GV tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, thảo luận trả lời C1, C2, C3.

- Yêu cầu các nhóm trả lời C1, C2, C3.

- GV thông báo : sự truyền nhiệt như trong thí nghiệm trên được gọi là sự đối lưu.

+ H : Sự đối lưu có xảy ra đối với chất khí, chất rắn hay không? Trong chân không liệu có xảy ra đối lưu không? Vì sao?

- GV giới thiệu TN và làm TN 23.3 cho HS quan sát

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 08/03/2010
Ngày dạy : 10/03/2010
TIẾT 27 : ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức : Sau bài này, GV giúp HS :
Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí . Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào . 
Biết được bức xạ nhiệt là gì? Bức xạ nhi xảy ra ở những mội trường nào.
2 . Kỹ năng : 
Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn , lỏng , khí chân không .
Tìm được ví dụ về bức xạ, đối lưu.
3 . Thái độ : 
Yêu thích môn học , tích cực trong các hoạt động.
Hiểu biết và có ý thức bảo vệ môi trường sống và làm việc.
II . Chuẩn bị :
1 . Giáo viên :
Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung bài 23 sgk.
Dụng cụ để làm TN như các TN trong hình vẽ 23.2 , 23.3, 23.4 ,23.5 sgk.
2 . Học sinh : 
Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 23 sgk.
III . Hoạt động dạy và học : 
1 . Ổn định :
2 . Bài cũ : 
HS 1 : Làm bài tập : 22.1, 22.2 SBT.
HS 2 : Em hãy nêu kết luận về sự dẫn nhiệt của các chất. Tại sao về mùa đông nếu mặc nhiều áo mỏng sẽ ấm hôn mặc một áo dày.
3 . Bài mới :
Hoạt động học của trò 
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập .
Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu hiện tượng đối lưu .
- Đọc thí nghiệm.
- Lắng nghe.
Quan sát hiện tượng xảy ra, thảo luận nhóm trả lời C1,C2 ,C3 theo yêu cầu của GV.
+ C1 : Di chuyển thành dòng 
+ C2 : Lớp nước ở dưới nóng lên trước ,nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên . Do đó lớp nước lạnh nổi lên trên , còn lớp nước lạnh chìm xuống, quá trình này diễn ra liên tục cho tới khi nước sôi.
+ C3 : Nhờ nhiệt kế .
- Lắng nghe, tiếp thu.
+ Trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe, quan sát. 
- Trả lời các câu C4, C5, C6 theo hướng dẫn của GV. 
+ Trả lời câu hỏi của GV.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về bức xạ nhiệt 
- Lắng nghe.
- Đọc thí nghiệm.
- Quan sát thí nghiệm, thảo luận trả lời các câu C7, C8, C9 theo hướng dẫn của GV. 
+ Thí nghiệm cho biết nhiệt được truyền đi theo đường thẳng.
- Lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 4 : Vận dụng .
- Trả lời các câu hỏi phần vận dụng theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe. 
- Đọc ghi nhớ bài. 
- Đọc mục có thế em chưa biết. 
- Lắng nghe.
Trong TN về sự dẫn nhiệt của nước , miếng sáp gắn ở đáy ống nghiệm không nóng chảy ra khi chỉ đun sôi phần nước trên miệng ống . Nếu ta đun nóng tại đáy ống nghiệm thì miếng sáp sẽ nóng chảy . trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt băøng cách nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm.
- GV : giới thiệu dụng cụ TN 
- GV tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, thảo luận trả lời C1, C2, C3. 
- Yêu cầu các nhóm trả lời C1, C2, C3.
- GV thông báo : sự truyền nhiệt như trong thí nghiệm trên được gọi là sự đối lưu. 
+ H : Sự đối lưu có xảy ra đối với chất khí, chất rắn hay không? Trong chân không liệu có xảy ra đối lưu không? Vì sao?
- GV giới thiệu TN và làm TN 23.3 cho HS quan sát 
- GV yêu cầu HS trả lời C4
- GV hướng dẫn HS trả lời câu C5 , C6.
+ H : Nếu muốn làm lạnh chất lỏng hay chất khí ta phải đặt nguồn lạng ở phía trên hay phía dưới?
- GV mở rộng : Tại các nhà máy , nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu thông một cách dễ dàng (bằng các ống khói). Khi xxây nhà, chúng ta cần chú ý đền mật độ nhà cửa và hành lang giữa các phòng để đảm bảo không khí được lưu thông.
- GV giới thiệu : Giữa Trái Đất và Mặt Trời là khoảng chân không. Ơû đây không có sự đối lưu cũng như truyền nhiệt. Vậy Mặt Trời đã truyền năng lượng xuống Trái Đất bằng hình thức nào? Chúng ta cùng tìm hiều phần 2. 
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm.
- GV tiến hành thí nghiệm, yêu cầu hS quan sát và thảo luận nhóm trả lời các câu C7, C8, C9.
+ H : Thí nghiệm trên cho biết nhiệt được truyền đi như thế nào?
- GV : Thông báo về định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt của các vật như trong sgk.
- GV mở rộng : Ứng dụng hiện tượng bức xạ nhiệt, ở các sứ nóng người ta xây nhà hạn chế nhiều cửa kính; còn ở các sứ lạnh khi xây nhà nên làm nhiều cửa kính để tận dụng được nhiệt lượng của Mặt Trời. Hạn chế được việc sử dụng điện phục vụ đời sống, góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
- GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng .
- GV chốt lại kiến thức bài học.
- Yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ bài.
- Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết 
- Về nhà học bài, ôn lại các kiến thức đã học từ học kì II, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Nội dung ghi bảng :
TIẾT 27 : ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I . Đối lưu :
1 . Thí nghiệm : sgk.
2 . Trả lời câu hỏi :
 	C1:Di chuyển thành dòng 
C2: Lớp nước ở dưới nóng lên trước ,nởra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên . Do đó lớp nước lạnh nổilên trên , còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu
 	C3 :Nhờ nhiệt kế 
Kết luận : Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng chất lỏng (khí) gọi là sự đối lưu .
3 . Vận dụng : 
C4.
C5.Để phần ở dưới nóng lên trước đi lên ,phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu
C6 .Không , vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu
II . Bức xạ nhiệt :
1 . Thí nghiệm :
2 . Trả lời câu hỏi : 
C7 .
 	C8.
C9 :Không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém . Cũng không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng .
Kết luận : Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt xảy ra cả đối với chân không.
III . Vận dụng : 
C10 . Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.
C11 . Để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt.
C12 .
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 27.doc