Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 25: Nhiệt năng - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 25: Nhiệt năng - Năm học 2011-2012

I. Nhiệt năng

 ? Nêu khái niệm động năng

- Y/c HS đọc SGK và trả lời

? Nêu định nghĩa nhiệt năng

? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ

- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng

- HS

+ Nhiệt năng của vật bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

+ Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ: Nhiệt năng của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

 

docx 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 25: Nhiệt năng - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23 /02/2012
Ngày giảng: 25 /02/2012
TIẾT 25. NHIỆT NĂNG
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
 - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
 - Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.
 - Nêu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng đúng thuật ngữ như : Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt ... 
3. Thái độ: 
- Trung thực, nghiêm túc, liên hệ thực tế.
II. Đồ dùng:
1. GV: 
- 1 quả bóng cao su, 2 miếng kim loại, 2 thìa nhôm
- 1 cốc thuỷ tinh, 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm 
2. HS : 
- 1 miếng kim loại 
- 1 cốc nhựa + 2 thìa nhôm 
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, nhóm, gợi mở, thuyết trình
IV. Tổ chức giờ học:
1. ổn định: 
2. Khởi động mở bài – Kiểm tra 10 phút
Đề bài
Đáp án
Thang điểm
? Các chất được cấu tạo như thế nào?
? Hãy giải thích tại sao khi mở lọ nước hoa ở đầu lớp học sau một thời gian tất cả các bạn trong lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa
- Các chất được cầu tạo từ các nguyên tử, phân tử, giữa chúng có khoảng cách, các phân tử luôn chuyển động không ngừng về mọi phía
- Vì nước hoa được cấu tạo từ các phân tử, khi mở lọ nước hoa các phân tử này luôn chuyển động không ngừng về mọi phía và xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử không khí nên sai một thời gian cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa
5
5
3. HĐ1. Tìm hiểu nhiệt năng (5 phút)
- Mục tiêu: Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
- Đồ dùng:1 quả bóng cao su
Trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
I. Nhiệt năng 
 ? Nêu khái niệm động năng
- Y/c HS đọc SGK và trả lời
? Nêu định nghĩa nhiệt năng
? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
- HS 
+ Nhiệt năng của vật bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
+ Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ: Nhiệt năng của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
4. HĐ2. Các cách làm thay đổi nhiệt năng(15 phút)
- Mục tiêu: Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Đồ dùng: 2 miếng kim loại, 2 thìa nhôm;1 cốc thuỷ tinh, 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm 
Trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
1. Thực hiện công 
- Y/c HS đọc C1
 ? Nếu ta có một đồng xu bằng đồng, muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi ta làm thế nào? 
- Yêu cầu HS làm TN theo nhóm trong 3’
- GV gọi các nhóm trả lời
 ? Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng?
2. Truyền nhiệt
- Y/c HS trả lời C2
 Làm thế nào để tăng nhiệt năng của 1 thìa nhôm không bằng cách thực hiện công ?
- Cho HS làm TN ( 3’)
- GV gọi các nhóm trả lời
- GV giới thiệu truyền nhiệt.
 Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng?
- HS đọc C1
- HS nêu phương án
- Các nhóm HĐ
- Đại diện các nhóm trả lời
C1:
Cọ xát đồng xu vào lòng bàn tay, mặt bàn, vào quần áo,...đồng xu nóng lên nhiệt năng tăng
- HS nêu phương án
- Các nhóm làm TH
- Đại diện các nhóm trả lời
C2:
Hơ trên ngọn lửa hoặc nhúng vào nước nóng... vật sẽ nóng lên
- HS ghi nhớ
Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng: Thực hiện công và truyền nhiệt
5. HĐ3. Thông báo định nghĩa nhiệt lượng(3 phút)
- Mục tiêu: Phát biểu được định nghĩa và nêu được đơn vị nhiệt lượng.
Trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
III. Nhiệt lượng
- GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng, đơn vị đo nhiệt lượng.
- GV thông báo. Muốn cho 1 g nước nóng thêm 10 C thì cần nhiệt lượng thêm khoảng 4 J
- HS ghi nhớ
6. HĐ4. Vận dụng(10 phút)
- Mục tiêu: - Sử dụng đúng thuật ngữ như : Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt 
- Đồ dùng: Bảng nhóm, bút dạ
Trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
IV. Vận dụng
- Y/c HS làm C3
Khi thả miếng đồng được hơ nóng vào cốc nước lạnh đây là sự truyền nhiệt hay thực hiện công ? 
- Y/c HS làm C4 theo ( KTKTB 5’ )
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét sủa sai
- Yêu cầu HS đọc và tả lời C5
- Gọi HS trả lời
- Gv sảu sai và chốt lại
- Cá nhân đọc và trả lời C3
C3: 
Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước. Đây là sự truyền nhiệt
- Các nhóm làm C4
- Các nhóm treo KQ thảo luận lên bảng
- Nhóm trưởng chấm điểm cho thành viên
C4: 
Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
C5: 
Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt sàn
7. Tổng kết và HDVN (2 phút)
- Đọc kĩ phần ghi nhớ cuối bài 
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”
- Bài tập 21.1; 21.2; 21.3; 21.4 (SBT)
HD: Bài 21.4. Dựa vào kiến thức đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docxNhiet nang.docx