Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 22, Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Năm học 2006-2007

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 22, Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Năm học 2006-2007

1. Kiến thức:

- Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tác giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.

- Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

2.Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản trong thực tế cuộc sống.

II- CHUẨN BỊ

GV: - 2 bình chia độ hình trụ đường kính khoảng 20mm.

 + 1 bình đựng 50cm3 rượu.

 + 1 bình đựng 50cm3nước.

- Anh chụp kính hiển vi điện tử. (Tranh h19.3; 19.4)

Mỗi nhóm: -2 bình chia độ GHĐ: 100cm3, ĐCNN: 2cm3.

 + 1 bình đựng 50cm3 ngô.

 + 1 bình đựng 50cm3 cát khô và mịn.

 

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 22, Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	Ngày 02/02/007
CHƯƠNG II
NHIỆT HỌC
Tiết 22 BÀI 19
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tác giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.
Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
2.Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản trong thực tế cuộc sống.
II- CHUẨN BỊ
GV: - 2 bình chia độ hình trụ đường kính khoảng 20mm.
	+ 1 bình đựng 50cm3 rượu.
	+ 1 bình đựng 50cm3nước.
Aûnh chụp kính hiển vi điện tử. (Tranh h19.3; 19.4)
Mỗi nhóm: -2 bình chia độ GHĐ: 100cm3, ĐCNN: 2cm3.
	+ 1 bình đựng 50cm3 ngô.
	+ 1 bình đựng 50cm3 cát khô và mịn.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ
KIẾN THỨC
10p
15p
10p
8ph
HĐ1: Tìm hiểu mục tiêu chương II- Tổ chức tình huống học tập cho bài mới
* Giới thiệu mục tiêu của chương II- Nhiệt học: Từ tiết học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu sang chương II – Nhiệt học. Các em hãy đọc trang 67 sgk và cho biết mục tiêu của chương II là gì?
- GV gọi 2 HS nêu mục tiêu của chương II.
* Tổ chức tình huống học tập:
- GV đưa ra 2 bình chia độ: 1 bình đựng 50cm3rượu, 1 bình đựng 50cm3nước, gọi HS đọc lại kết quả thể tích nước và rượu ở mỗi bình.
- GV ghi kết quả thể tích nước và rượu lên bảng.
- GV làm TN đổ nhẹ 50cm3 rượu (có nồng độ không quá cao) theo thành bình vào bình chia độ đựng 50cm3 nước để thấy thể tích hỗn hợp rượu và nước là 100cm3, sau đó lắc mạnh hoặc dùng que khuấy cho rượu và nước hoà lẫn vào nhau.
- Gọi 2,3 HS đọc lại kết quả thể tích hỗn hợp.
- GV ghi kết quả thể tích hỗn hợp trên bảng. Gọi HS so sánh thể tích hỗn hợp và tổng thể tích ban đầu của nước và rượu.
- GV đặt vấn đề: Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đó đã biến đi đâu? Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
HĐ2: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất
Vì HS đã được học phần cấu tạo chất ở môn hoá học lớp 8 nên GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ở mục I.
- GV có thể đặt câu hỏi yêu cầu HS giải thích tại sao các chất có vẻ như liền một khối?
-Sau đó GV thông báo cho HS những thông tin về cấu tạo hạt của vật chất trình bày trong sgk.
- Ghi tóm tắt trên bảng: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Treo tranh h 19.2; 19.3, hướng dẫn HS quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh của các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại.
- GV có thể thông báo phần” Có thể em chưa biết” ở cuối bài học để HS thấy được nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé.
HĐ3: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử.
- Trên h19.3, các em thấy các nguyên tử silic có được sắp xếp xít nhau không?
- Vậy giữa các nguyên tử, phân tử các chất nói chung có khoảng cách hay không?
- Để tìm cách giải đáp câu hỏi nêu ra ở đầu bài bằng cách dùng một TN tương tự như TN trộn rượu với nước, được gọi là TN mô hình.
- GV hướng dẫn HS làm TN mô hình theo hướng dẫn của câu C1.
- Hướng dẫn HS khai thác TN mô hình:
+ Nhận xét thể tích hỗn hợp sau khi trộn cát và ngô so với tổng thể tích ban đầu của cát và ngô.
+ Giải thích tại sao có sự hụt thể tích đó?
+ Liên hệ để giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu – nước đặt ra ở TN đầu bài.
-GV sửa chữa sai sót cho HS nếu cần và yêu cầu HS tự ghi phần trả lời câu hỏi C1,C2 vào vở.
Lưu ý: Để tránh cho HS không nhầm lẫn khi lấy ví dụ chứng tỏ giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách (có thể nhầm lẫn coi hạt cát, hạt ngô như phân tử cát, phân tử ngô) GV nhấn mạnh vì các phân tử, nguyên tử vô cùng nhỏ bé, mắt thường không nhìn thấy được, do đó TN trộn cát và ngô ở trên chỉ là TN mô hình để giúp chúng ta hình dung về khoảng cách giữa các phân tử và nguyên tử.
- GV ghi kết luận lên bảng: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
HĐ4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà
- Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những vấn đề gì?
- Vận dụng điều đó các em hãy giải thích các hiện tượng ở câu C3, C4, C5.
- Ở câu C5: GV có thể thông báo thêm tại sao các phân tử không khí có thể chui xuống nước mặc dù không khí nhẹ hơn nước thì chúng ta sẽ nghiên cứu ở bài sau về chuyển động phân tử.
- Còn thời gian GV có thể cho HS tự nêu các ví dụ thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có khoảng cách. Yêu cầu về nhà tìm hiểu thêm các ví dụ và giải thích.
- Cá nhân HS đọc sgk tr.67 trả lời : Mục tiêu của chương II:
+ Các chất được cấu tạo như thế nào?
+ Nhiệt năng là gì? có mấy cách truyền nhiệt năng?
+ Nhiệt lượng là gì? Xác định nhiệt lượng như thế nào?
+ Một trong những định luật tổng quát của tự nhiên là định luật nào?
- 1,2 HS đọc kết quả thể tích rượu và nước đựng trong bình chia độ đúng quy tắc.
- 2,3 HS đọc kết quả thể tích hỗn hợp .
- Yêu cầu thấy được sự hụt thể tích ( thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của rượu và nước đổ vào).
- Dựa vào kiến thức đã học ở môn hoá học, HS có thể nêu được:
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử. Nguyên tử là hạt không thể phân chia trong phản ứng hoá học, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
+ Vì các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
- HS cả lớp theo dõi sự trình bày của GV.
- Ghi kết luận vào vở.
- QS ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh chụp các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử.
- Theo dõi sự trình bày của GV để có thể hình dung được nguyên tử và phân tử nhỏ bé như thế nào?
- Dựa vào h19.3, HS có thể nêu được: các nguyên tử silic không sắp xếp kín khít mà giữa chúng vẫn có những khoảng cách.
-HS làm TN mô hình theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Các nhóm thảo luận đi đến câu trả lời:
+ Thể tích hỗn hợp cát và ngô cũng nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của cát và ngô (tương tự TN trộn rượu và nước).
+ Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
+ Giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích hỗn hợp rượu – nước giảm.
-Ghi vở câu trả lời C1,C2.
- HS ghi vở kết luận: Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
- Yêu cầu HS nêu được nội dung phần ghi nhớ cuối bài và ghi nhớ ngay tại lớp những nội dung này.
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu C3, C4, C5. Tham gia thảo luận trên lớp các câu trả lời.
Yêu cầu:
C3: Thả cục đường vào cốc nước rồi khuâý lên, đường tan và nước có vị ngọt vì khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.
C4: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần vì thành quả bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
C5: Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
- HS có thể lấy các ví dụ thực tế khác và giải thích như : Xăm xe đạp (không bị thủng) được bơm căng sau một thời gian lốp xe vẫn bị xẹp; hiện tượng muối dưa, cà.
I- Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử.
II- Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
1- Thí nghiệm mô hình:
2- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
III- VẬN DỤNG
*Hướng dẫn về nhà:2
Học bài và làm bài tập 19 - Các chất được cấu tạo như thế nào? (SBT) .Từ 19.1 đến 19.7 SBT.
Hướng dẫn HS làm TN khuếch tán (theo nhóm) với dung dịch đồng sunfat trong phòng thí nghiệm, theo dõi 1 tuần (nếu trường có điều kiện).
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT22.doc