Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 16: Cơ năng - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 16: Cơ năng - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến

* Hoạt động 2: hình thành khái niệm thế năng

GV: treo các tranh hình 16.1a, 16.1b

- Quả nặng A để trên mặt đất không có khả năng sinh công.

- Quả nặng A hình 16.1b đưa quả nặng lên độ cao nào đó thì có cơ năng không ? Tại sao ?

GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời

HS: thảo luận trả lời

C1: Quả nặng A chuyển dộng xuống phía dưới làm căng sợi dây, sức căng của sợi dây làm cho thỏi gỗ B chuyển động tức là thực hiện 1 công.

Quả nặng A đưa lên độ cao nào đó có khả năng sinh công, tức là có cơ năng.

GV: diễn tả thí nghiệm 16.2a, 16.2b SGK

Giới thiệu và tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát theo dõi, thảo luận và trả lời câu hỏi C2.

HS: thảo luận nhóm để tìm ra phương án thông báo trước lớp.

GV: gợi ý để HS tìm ra phương án khả thi

- Các em có thể làm đứt sợi dây nhận xét ?

HS: làm đứt sợi dây, đẩy miếng gỗ lên cao (sinh công) lò so bị nén (biến dạng) có cơ năng ?

GV: thế năng là gì ?

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 16: Cơ năng - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs rờ kơI 	Giáo viên: Hoàng Văn Chiến
Tuần:21	Ngày soạn: 12/01/2009 
Tiết: 20	Ngày dạy: 14/01/2009 
Bài 16: cơ năng
I. Mục tiêu:
- Tìm được ví dụ minh họa cho cá khái niệm cơ nămg, thế năng, động năng.
- Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, động năng của vật phụ thuộc vào khối kượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh họa.
- Giáo dục tính hợp tác, tự lực trong học tập của học sinh.
II. Chuẩn bị: tranh vẽ: hình 16.1a và 16.1b SGK
Thiết bị thí nghiệm (hình 16.2,3) gồm: l ò so thép lá tròn, 1 quả nặng + 1 sợi dây + 1 bao diêm, viên bi sắt + máng nghiêng
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
hoạt động của thầy và trò
nội dung
* Hoạt động 1: nêu tình huống học tập
Khi 1 vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng.
* Hoạt động 2: hình thành khái niệm thế năng
GV: treo các tranh hình 16.1a, 16.1b
- Quả nặng A để trên mặt đất không có khả năng sinh công.
- Quả nặng A hình 16.1b đưa quả nặng lên độ cao nào đó thì có cơ năng không ? Tại sao ?
GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời
HS: thảo luận trả lời
C1: Quả nặng A chuyển dộng xuống phía dưới làm căng sợi dây, sức căng của sợi dây làm cho thỏi gỗ B chuyển động tức là thực hiện 1 công.
Quả nặng A đưa lên độ cao nào đó có khả năng sinh công, tức là có cơ năng.
GV: diễn tả thí nghiệm 16.2a, 16.2b SGK
Giới thiệu và tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát theo dõi, thảo luận và trả lời câu hỏi C2.
HS: thảo luận nhóm để tìm ra phương án thông báo trước lớp.
GV: gợi ý để HS tìm ra phương án khả thi
- Các em có thể làm đứt sợi dây ị nhận xét ?
HS: làm đứt sợi dây, đẩy miếng gỗ lên cao (sinh công) lò so bị nén (biến dạng) có cơ năng ?
GV: thế năng là gì ?
* Hoạt động 3: hình thành khái niệm động năng
GV: giới thiêu dụng cụ thực hành thí nghiệm, yêu cầu HS theo dõi quan sát trả lời câu hỏi C3, C4, C5.
HS: theo dõi quan sát trả lời
- C3: quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ làm cho miếng gỗ chuyển động một đoạn.
- C4: quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ một lực làm miếng gỗ B chuyển động tức thực hiện 1 công
- C5: .................. sinh công ..................
GV: yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi C5 vào vở
GV: làm thí nghiệm 2, học sinh quan sát trả lời C6
HS: quan sát thảo luận trả lời:
Miếng gỗ chuyển động quãng đường dài hơn vậy khả năng thự hiện công của quả cầu A lớn hơn, quả cầu A lăn từ vị trí cao hơn nên vận tốc của nó đập vào miếng gỗ B lớn hơn ị động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
GV: làm thí nghiệm 3: thay quả cầu A bằng quả cầu A' có khối lượng lớn hơn lăn từ vị trí (2) trên máng nghiêng đập vào khối gỗ. Yêu cầu học sinh quan sát trả lời câu hỏi C7, C8.
HS: quan sát trả lời
- C7: miéng gỗ B chuyển động đượ quãng đường dài hơn vậy công của quả cầu A' được thực hiện lớn hơn, thí nghiệm cho thấy động năng của một vật còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. Khối lượng của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn.
- C8:động năng của vật phụ thuộcvào vận tốcvà khối lượngcủa nó
GV: nhắc chú ý cho HS rõ
* Hoạt động 4: làm bài tập để củng cố khái niệm động năng và thế năng
GV: lần lượt nêu các câu hỏi C9, C10 yêu cầu HS thảo luận trả lời
HS: thảo luận trả lời các câu hỏi
- C9: nêu thí dụ vật có cả động năng và thế năng: máy bay đang bay (vật đang chuyển động trên không trung)
- C10: a) thế năng ; b) động năng ; c) thế năng
* Hoạt động 5: củng cố kiến thức, hướng dẫn HS học tập ở nhà.
GV: Khi nào vật có cơ năng ?
- Trong trường hợp nào vật có thế năng ? trong trường hợp nào vật có động năng ?
HS: khi vật có khả năng sinh công thì vật có cơ năng
- Khi vật có khả năng ainh công do vị trí tương đối của vật so với mặ đất hoặc vật bị biến dạng khi đó vật có thế năng
- Khi vật chuyển dộng sinh công vật có động năng
GV: ra bài tập về nhà: bài tập 16.1 đến 16.5 trang 22 sách bài tập
Yêu cầu học sinh về đọc phần em có thể chưa biết, học thuộc phần ghi nhớ.
I. Cơ năng: Đơn vị cơ năng là Jun (J)
II. Thế năng:
1. Thế năng hấp dẫn:
- Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
- Khi vật nằm trên mặt đất thế năng hấp dẫn của vật bằng 0
2. Thế năng đàn hồi:
Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng của lò so được gọi là thế năng đàn hồi.
* Cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất, do vật bị biến dạng được gọi là thế năng.
III. Động năng:
1. Khi nào vật có động năng?
* Thí nghiệm 1:
2. Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
* Thí nghiệm 2:
* Thí nghiệm 3:
* Chú ý:
4. Dặn dò: 
- Về nhà học thuộc phần nghi nhớ
- Làm bài tập trong sách bai tập
- Chuẩn bị bài mới
5. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc21 Co nang.doc