nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên. Vậy làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm ? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.
- GV giới thiệu bảng kết quả cuộc chạy 60m của một nhóm HS như trong sgk.
- Từ bảng 2.1 em hãy cho biết ai chạy nhanh ? ai chạy chậm ? và xếp hạng cho mỗi HS vào bảng 2.1.
- Yêu cầu HS tính quãng đường mà mỗi người chạy được trong 1 giây và hoàn thành vào bảng 2.1.
- GV giới thiệu : Quãng đường chạy được trong 1 giây gọi là vận tốc.
Ngày soạn : 17/8/2009 Ngày dạy : 19/8/2009 TIẾT 2 : VẬN TỐC I . Mục tiêu. 1 . Kiến thức : Sau bài này GV giúp HS : - Nhận biết được sự nhanh, chậm của chuyển động. - Nắm vững công thức tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. - Biết được những đơn vị thường dùng của vận tốc. 2 . Kĩ năng : - Đổi được các đơn vị của vận tốc. - Vận dụng được công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động. 3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, biết liên hệ thực tế. II . Chuẩn bị. 1 . Giáo viên : - Tìm hiểu kĩ nội dung bài 2 sgk. - Tranh vẽ tốc kế của xe máy. 2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 3 sgk. III . Hoạt động dạy và học. 1 . Ổn định : 2 . Bài cũ : - HS 1 : Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? Làm bài tập 1.2 và 1.2 SBT. - HS 2 : Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối ? Làm bài tập 1.3 và 1.4 SBT. 3 . Bài mới : Hoạt động học của trò Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập. - Lắng nghe. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vận tốc. - Quan sát, tìm hiểu bảng kết quả cuộc chạy 60m của một nhóm HS. - C1. Xếp hạng cho nhóm HS theo hướng dẫn của GV. - C2. Tính quãng đường mỗi HS chạy được trong 1 giây theo hướng dẫn của GV. - Lắng nghe, tiếp thu. - Thảo luận nhóm trả lời C3. + C3. Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường trong một đơn vị thời gian. - Lắng nghe, tiếp thu. - Thảo luận hoàn thành C4 theo hướng dẫn của GV. - Lắng nghe, tiếp thu. + Để đo độ lớn của vận tốc người ta dùng tốc kế. Hoạt động 3 : Vận dụng. - Trả lời các câu C5, C6, C7, C8 theo hướng dẫn của GV. Hoạt động 4 : Tổng kết. + Để so sánh sự nhanh, chậm của chuyển động ta so sánh độ lớn vận tốc của vật chuyển động. - Đọc ghi nhớ bài. - Đọc mục có thể em chưa biết. - Lắng nghe. - GV giới thiệu : Bài 1 chúng ta đã biết làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên. Vậy làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm ? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này. - GV giới thiệu bảng kết quả cuộc chạy 60m của một nhóm HS như trong sgk. - Từ bảng 2.1 em hãy cho biết ai chạy nhanh ? ai chạy chậm ? và xếp hạng cho mỗi HS vào bảng 2.1. - Yêu cầu HS tính quãng đường mà mỗi người chạy được trong 1 giây và hoàn thành vào bảng 2.1. - GV giới thiệu : Quãng đường chạy được trong 1 giây gọi là vận tốc. + H: Độ lớn của vận tốc cho ta biết điều gì ? và được tính như thế nào ? Cho HS thảo luận nhóm trả lời C3. - GV nhận xét và thông báo công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc như trong sgk. - Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành C4. - GV nhận xét và chốt lại : đơn vị đo vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Tuy nhiên đơn vị vận tốc thường dùng là met trên giây (m/s) hoặc kilômet trên giờ (km/h ). + H : Người ta dùng dụng cụ nào để đo độ lớn của vận tốc ? - GV hướng dẫn HS trả lời các câu C5, C6, C7, C8. Lưu ý HS các bước làm một bài tập vật lý, những đơn vị đã cho nếu không phải là đơn vị chuẩn thì phải đổi về đơn vị chuẩn. Để so sánh một vật chuyển động nhanh hay chậm ta phải đổi về cùng một đơn vị vận tốc. + H: Làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm? - Yêu cầu một HS đọc ghi nhớ bài. - Yêu cầu một HS đọc mục có thể em chưa biết. - Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 3 sgk. * Nội dung ghi bảng. TIẾT 2 : VẬN TỐC I . Vận tốc là gì ? C1. C2. Quãng đường đi được trong 1 giây gọi là vận tốc. C3. (1) nhanh , (chậm) (3) quãng đường (đơn vị) II . Công thức tính vận tốc. Vận tốc được tính bằng công thức : v = s / t Trong đó :v là vận tốc. s là quãng đường đi được. t là thời gian đi hết quãng đường. III . Đơn vị vận tốc. Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là met trên giây (m/s) và kilômet trên giời (km/h). C4. C5. a) Nói vận tốc của ôtô là 36 km/h có nghĩa là trong 1 giời ôtô đi được 36 km. Nói vận tốc xe đạp là 10.8 km/h có nghĩa là trong 1 giờ xe đạp đi được 10,8 km. Nói vận tốc của tàu hoả là 10m/s có nghĩa là 1 giây tàu hoả đi được 10m. b) Để so sánh chuyển động nhanh hay chậm ta phải về cùng một đơn vị rồi so sánh độ lớn của vận tốc . C6. Cho biết Giải: t = 1,5 h Vận tốc của tàu là : s = 81 km v = s/t = 81/1,5 = 54 (km/h) = 54000/3600 = 15(m/s) Hỏi : v =? km/h , m/s ĐS : v = 54 km/h = 15 m/s C7. Cho biết Giải : t = 40 phút = 2/3h Quãng đường xe đạp đi được là : v = 12 km/h v = s/t => s = v.t = 12.2/3 = 8 (km). Hỏi : s = ? km ĐS : s = 8 km. C8. Cho biết Giải : v = 4 km/h Quãng đường từ nhà tới trường là : t = 30 phút = 1/2h v = s/t => s = v.t = 4.1/2 = 2 (km) Hỏi : s = ? km ĐS : s = 2 km. * Ghi nhớ : sgk. * Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: