Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 17: Ôn tập - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 17: Ôn tập - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn

GV: Nêu các câu hỏi ôn tập

HS: Ôn tập theo hướng dẫn của GV

 - Chuyển động cơ học là gì ? lấy ví dụ về chuyển động cơ học.

 -Lấy ví dụ về vật chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác

 - Vận tốc cho biết tính chất nào của chuyển động? Viết công thức tính vận tốc và đơn vị.

 - Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc của chuyển động không đều.

 -Nêu các đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ. HS trả lời

 -Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy ví dụ về vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

 -Lực ma sát xuất hiện khi nào?

 -Nêu hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.

 -Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào? Công thức tính áp suất? Đơn vị tính áp suất.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 17: Ôn tập - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT17
 	 ÔN TẬP
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Ôn lại những kiến thức đã học ở bài trước.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng giả bài tập vật lí
3. Thái độ : Tích cực, tự giác
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Ôn tập
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1. Giáo viên: Giáo án
 2. Học sinh: Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học	
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I. Ổn định tổ chức:
 + Ổn định lớp: 
 + Kiểm tra sĩ số: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 Phát biểu định luật về công?
 III. Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Ôn tập chuẩn bị thi học kì I
 2. Triển khai bài: Ôn tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: 	 Ôn tập phần lí thuyết
GV: Nêu các câu hỏi ôn tập
HS: Ôn tập theo hướng dẫn của GV
 - Chuyển động cơ học là gì ? lấy ví dụ về chuyển động cơ học.
 -Lấy ví dụ về vật chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác
 - Vận tốc cho biết tính chất nào của chuyển động? Viết công thức tính vận tốc và đơn vị.
 - Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc của chuyển động không đều.
 -Nêu các đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ. HS trả lời
 -Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy ví dụ về vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
 -Lực ma sát xuất hiện khi nào?
 -Nêu hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.
 -Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào? Công thức tính áp suất? Đơn vị tính áp suất.
 - Vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của lực nào? Công thức tính lực đó.
 - Viết công thức tính công cơ học? Đơn vị công. - Phát biểu định luật về công?
 - Công suất cho biết gì? Viết công thức tính công suất.
A. Lý thuyết
- Chuyển động cơ học.
- Vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.
- (m/s, km/h)
- Chuyển động đều
- Chuyển động không đều
- 
- Biểu diễn lực: (Điểm đặt, phương, chiếu, cường độ của lực)
- Hai lực cân bằng
- Ví dụ: Người ngồi trên xe khi xe dừng lại thì người đổ về phía trước, xe rẽ phải thì người ngã sang trái.
- Tác dụng của áp lực phụ thuộc hai yếu tố: Độ lớn của lực và diện tích mặt bị ép.
- (N/m2,Pa)
- FA=d.V (d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chổ)
- A=F.s (Jun)
- Định luật về công (SGK)
-Công suất cho biết công thực hiện trong một giây.
HOẠT ĐỘNG 2: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập vật lí
BÀI 1:
GV: Gọi HS
1HS: Đọc đề
1HS: Tóm tắt
1HS: Lên bảng giải
HS: Thực hiện theo hướng dẫn
BÀI 2:
GV: Gọi HS
1HS: Đọc đề
1HS: Tóm tắt
1HS: Lên bảng giải
HS: Thực hiện theo hướng dẫn
II. Bài tập
Bài 1. Một vận động viên chạy bộ trên đoạn đường đầu dài 10km hết 30phút; đoạn đường sau dài 18km hết 1 giờ.
Tính vận tốc trung của người đó trên cả hai đoạn đường ra km/h
Đổi vận tốc tính được ở câu trên ra m/s
 Giải
 Đổi đơn vị: 30phút = 0,5h
Vận tốc trung bình của vận động viên trên cả đoạn đường là:
vtb = 
Đổi ra đơn vị m/s
 vtb = 18,7km/h = 18,7. 5,19m/s
Bài 2. Để đưa một vật có khối lượng 200kg lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người ta phải kéo đầu dây đi một đoạn là 10m. Bỏ qua ma sát.
Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên.
Tính công nâng vật lên
Giải
Trọng lượng của vật : P = 10.m = 10.200 = 2000N
 Kéo vật lên cao nhờ ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng nửa trọng lượng của vật:
 F = 1/2P = 1/2. 2000 = 1000N
 Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì bị thiệt hai lần về đường đi, do đó:
 h = s/2 = 10/2 = 5m
b) Công nâng vật lên: 
 A = P.h = 2000.5 = 10 000J
 (A = F.s = 1000.10 = 10 000J)
 IV. Củng cố: HS đưa ra thắc mắc về kiến thức liên quan (nếu có)
 GV: Hướng dẫn cả lớp cùng trao đổi tìm câu trả lời 
 V. Dặn dò: Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học, tiết sau kiểm tra học kì I 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17.doc