Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 17: Kiểm tra học kì I - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 17: Kiểm tra học kì I - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

 Câu 1. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy tác dụng nên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

 A. F = 10N B. F = 15N C. F = 25N D. F = 20N

 Câu 2. Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài 1,2 m hết 0,5s. Khi hết dốc, bi lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 3m trong 1,5s. Vận tốc trung bình của bi trên cả hai quãng đường là bao nhiêu?

 A. Vtb = 21m/s B. Vtb = 2,1m/s C. Vtb = 1,2m/s D. Một kết quả khác

 Câu 3. Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là:

 A. Vtb = 1,5m/s B. Vtb = 0,5m/s C. Vtb = 0,75m/s D. Vtb = 1,25m/s

 Câu 4. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào cần tăng ma sát?

 A. Bảng trơn và nhẵn quá B. Khi quẹt diêm

 C. Khi phanh gấp, muốn cho xe dừng lại D. Các trường hợp A;B;C đều cần tăng ma sát

 Câu 5. Khi xe ô tô bị sa lầy, người ta thường đổ cát, sạn hoặc đặt dưới lốp xe một tấm ván. Cách làm ấy nhằm mục đích gì?

 A. Làm giảm áp suất B. Làm tăng áp suất C. Làm giảm ma sát D. Làm tăng ma sát

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 17: Kiểm tra học kì I - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ 1
A- MỤC TIÊU:
Kiểm tra kiến thức của học sinh qua nội dung học kì I.
Rèn kĩ năng làm một số dạng bài tập vật lí. 
Cách làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
B- CHUẨN BỊ :
HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
 Chuẩn bị các dụng cụ để làm bài: giấy nháp, bút mực, bút chì.
C- ĐỀ BÀI 
 Câu 1. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy tác dụng nên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
	A. F = 10N 	B. F = 15N	C. F = 25N	D. F = 20N
 Câu 2. Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài 1,2 m hết 0,5s. Khi hết dốc, bi lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 3m trong 1,5s. Vận tốc trung bình của bi trên cả hai quãng đường là bao nhiêu?
	A. Vtb = 21m/s	B. Vtb = 2,1m/s 	C. Vtb = 1,2m/s	D. Một kết quả khác 
 Câu 3. Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là:
	A. Vtb = 1,5m/s 	B. Vtb = 0,5m/s	C. Vtb = 0,75m/s 	D. Vtb = 1,25m/s 
 Câu 4. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào cần tăng ma sát?
	A. Bảng trơn và nhẵn quá	B. Khi quẹt diêm 
	C. Khi phanh gấp, muốn cho xe dừng lại	D. Các trường hợp A;B;C đều cần tăng ma sát
 Câu 5. Khi xe ô tô bị sa lầy, người ta thường đổ cát, sạn hoặc đặt dưới lốp xe một tấm ván. Cách làm ấy nhằm mục đích gì?
	A. Làm giảm áp suất 	B. Làm tăng áp suất	C. Làm giảm ma sát 	D. Làm tăng ma sát 
 Câu 6. Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 1150N. Trong một phút công sản ra là 690000 J. Vận tốc chuyển động của xe có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: 
	A. v = 12m/s 	B. v = 10m/ s 	C. v = 14m/s	D. Một giá trị khác. 
 Câu 7. Một ô tô đỗ trong bến xe. Trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ô tô xem là chuyển động?
	A. Cột điện trước bến xe	B. Một ôtô khác đang đậu trong bến.
	C. Một ôtô khác đang rời bến	D. Bến xe.
 Câu 8. Vận tốc của một vật là 15m/s. Kết quả nào sau đây là tương ứng với vận tốc trên?
	A. 48 km/h	B. 36 km/h 	C. 54 km/h	D. 60 km/h 
 Câu 9. Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn?
	A. Lặn sâu áo lặn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động trong nước
	B. Vì khi lặn sâu lực cản rất lớn
	C. Vì khi lặn sâu nhiệt độ rất thấp 
	D. Vì khi lặn sâu áp suất rất lớn
 Câu 10. Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực?
	A. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật
	B. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật; 
	C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
	D. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ 
 Câu 11. Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang?
	A. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép	B. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép
	C. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.	D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép
 Câu 12. Trong các phương án sau phương án nào có thể giảm lực ma sát?
	A. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc	B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
	C. Tăng diện tích mặt tiếp xúc	D. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc
 Câu 13. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?
	A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc
	B. Chuyển động của tàu hoả khi vào ga 
	C. Chuyển động của ô tô khi khởi hành 
	D. Cả 3 chuyển động của A, B,C đều là những chuyển động không đều
 Câu 14. Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?
	A. Người lái đò chuyển động so với dòng nước 	
	B. Người lái đò đứng yên so với dòng nước 
	C. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền 	
	D. Người lái đò đứng yên so với bờ sông
 Câu 15. Một chiếc thuyền có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Biết thuyền ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thuyền có trọng lượng là bao nhiêu?
	A. P = 40000N	B. 45000N 	C. P = 50000N	D. Một kết quả khác
 Câu 16. Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?
	A. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ sát với nhau
	B. Khi một vật trượt trên bề mặt nhám của một vật khác
	C. Khi có tác dụng làm mòn lốp xe ô tô 
	D. Lực xuất hiện khi dây cao su bị giãn
 Câu 17. Càng lên cao thì áp suất khí quyển:
	A. Càng tăng 	B. Không thay đổi 
	C. Có thể tăng và cũng có thể giảm	D. Càng giảm
 Câu 18. Khi nói ô tô chạy từ Thái Bình đến Hà Nội với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào?
	A. Vận tốc tại một thời điểm nào đó	B. Vận tốc tại một vị trí nào đó
	C. Trung bình cộng các vận tốc	D. Vận tốc trung bình
 Câu 19. Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc không đổi là 15 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau?
	A. 10 km 	B. 40 km 	C. 15 km 	D. Một kết quả khác
 Câu 20. Trong các chuyển động nêu dưới đây, chuyển động nào là chuyển động thẳng?
	A. Thả một vật nặng từ trên cao xuống	B. Cánh quạt quay
	C. Ném một vật đi xa	D. Chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống.
 Câu 21. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc?
	A. s/m	B. km.h	C. km/h	D. m.s
 Câu 22. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?
	A. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động
	B. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
	C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn 
	D. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
 Câu 23. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?
	A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ
	B. Trọng lượng riêng của chất lỏng
	C. Thể tích của vật và thể tích của chất lỏng
	D. Trọng lượng riêng của vật 
 Câu 24. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm mốc? 
	A. Một vật trên mặt đất 	B. Mặt Trời 	
	C. Trái Đất 	D. Cả A, B, C.
 Câu 25. Một thùng cao 1,2 m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4 m có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
	A. p1 = 1200 N/m2 và p2 = 800 N/m2	B. p1 = 8000 N/m2 và p2 = 12000 N/m2
	C. Một cặp giá trị khác	D. p1 = 12000 N/m2 và p2 = 8000 N/m2
Đáp án mã đề: 163
	01. - - - ~	08. - - = -	15. ; - - -	22. - - - ~
	02. - / - -	09. - - - ~	16. - - - ~	23. ; - - -
	03. ; - - -	10. - - = -	17. - - - ~	24. - / - -
	04. - - - ~	11. - - - ~	18. - - - ~	25. - - - ~
	05. - - - ~	12. ; - - -	19. ; - - -
	06. - / - -	13. - - - ~	20. ; - - -
	07. - - = -	14. - / - -	21. - - = -

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17.doc