Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 16, Bài 15: Công suất - Năm học 2005-2006

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 16, Bài 15: Công suất - Năm học 2005-2006

-Kiến thức:

+ Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ.

+Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.

-Kĩ năng: Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị tranh 15.1 và một số tranh về cần cẩu, palăng

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 16, Bài 15: Công suất - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	 Ngày 13/12/05
Tiết 16	Bài 15
Công suất
I. MỤC TIÊU
-Kiến thức:
+ Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ.
+Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
-Kĩ năng: Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Chuẩn bị tranh 15.1 và một số tranh về cần cẩu, palăng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TL
THẦY 
TRÒ
GHI BẢNG
5
*KTBC: 
-Phát biểu định luật về công? Chữa bài tập 14.1
Yêu cầu HS tóm tắt dữ kiện đầu bài.
-HS 2: Chữa bài tập 14.2.
-HS tóm tắt.
-Trình bày phương pháp làm bài.
GV sửa lại cách giải và cách Fk
P
trình bày của HS.
-Có thể kiểm tra vở bài tập của vài HS để chọn 2 HS làm theo 2 cách khác nhau.
*Tổ chức tình huống học tập:
GV: Nêu bài toán (dùng tranh minh hoạ) như trong SGK. Chia HS thành các nhóm và yêu cầu giải bài toán theo các câu hỏi định hướng C1, C2, C3.
+ Câu C1: yêu cầu HS tính công thực hiện được của hai người.
-Câu C2: Dành 5phút để HS nghiên cứu chọn đáp án đúng. Yêu cầu HS phải phân tích được tại sao đáp án sai, đáp án đúng.
-Yêu cầu HS tìm phương pháp chứng minh phương án c và d là đúng Rút ra phương án nào dễ thực hiện hơn?
-Yêu cầu HS điền vào câu C3.
HĐ 2: Công suất
GV: Để biết máy nào, người nào làm việc khoẻ hơn (thực hiện được công nhanh hơn ) thì cần phải so sánh các đại lượng nào và so sánh như thế nào?
-Nếu HS trả lời đúng thì yêu cầu HS yếu trả lời lại.
-Nếu HS trả lời chưa đúng thì GV gợi ý dựa trên kết quả vừa tìm ở câu C3.
-Công suất là gì?
-Xây dựng biểu thức tính công suất:
+Công sinh ra kí hiệu là gì?
+ Thời gian thực hiện công là gì?
+ Công thực hiện trong 1s là gì? Giá trị đó gọi là gì?
Biểu thức tính công suất.
HĐ 3: Đơn vị công suất
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
-Đơn vị chính của công là gì?
-Đơn vị chính của thời gian là gì?
+Nếu công thực hiện là 1J.
Thời gian thực hiện công là 1s thì công suất tính bằng 1J/1s=1oát(w)
-Oát là đơn vị chính của công suất.
1kw= 1000w
1MW= 1000kw=106W
HĐ 4: Vận dụng, củng cố- hướng dẫn về nhà
Yêu cầu cả lớp làm câu C4. Gọi 1 HS lên bảng.
-Câu C5: Yêu cầu HS tóm tắt đầu bài. GV gọi 1HS lên bảng . HS khác làm vào vở.
-HS có thể đổi đơn vị là giây.Kết quả đúngGV công nhận kết quả.
-GV có thể gợi ý cho HS nếu so sánh thì đưa đơn vị của các đại lượng là thống nhất.
- Câu C6: Yêu cầu HS tương tự như các câu trên.
- Gợi ý cho HS vận dụng theo đúng biểu thức.
- Khi tính toán phải đưa về đơn vị chính.
- HS có thể trả lời ý nào trước cũng được.
* Củng cố:
- Công suất là gì?
- Biểu thức tính công suất, đơn vị đo các đại lượng trong biểu thức?
-Từ công thức:
 P= P=F.v; A=P.t 
- Công suất của máy bằng 80W có nghĩa là gì?
- GV yêu cầu 2 HS trả lời.
- Yêu cầu HS cả lớp ghi phần ghi nhớ vào vở.
- Hướng dẫn HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”.
* Hướng dẫn về nhà:
-Học phần ghi nhớ.
-Làm các bài tập trong SBT.
- HS1:
+Phát biểu định luật về công.
Tóm tắt:
+Kéo vật thẳng đứng
+Kéo vật bằng mặt phẳng nghiêng.
+So sánh A1 và A2.
Trả lời: Công của hai cách bằng nhau(theo định luật về công): chọn E.
HS 2:
h=5m
l=4m
Fms=20N
m=60kgP= 10m=600N
A=?
Cách 1: A= Fk.l
Fk thực tế của người đạp xe: Fk= F +Fms
F là lực khi không có ma sát.
Theo định luật về công:
P.h= F.l
F= (N)
Fk= 75+20=95 (N)
A= 95.40=3800J
Cách 2: A= Aci+Ahp
 = P.h +Fms.l
 = 600.5+20.40=3800J
- HS: Từng nhóm giải bài toán theo các câu hỏi.
 C1: Công của anh An thực hiện: 
A1 = 10.16.4=640J
Công của anh Dũng thực hiện: A2= 15.16.4=960J.
- HS trả lời C2:
Phương án a: Không được vì còn thời gian thực hiện của 2 người khác nhau.
Phương án b: Không được vì công thực hiện của 2 người khác nhau.
Phương án c) và d) đều đúng.
 - HS chứng minh câu C3:
+ Theo phương án c):
Nếu để thực hiện cùng một công là 1jun thì:
An phải mất một khoảng thời gian là: t1=
Dũng phải mất một khoảng thời gian là: t2=.
So sánh ta thấy t2< t1. Vậy Dũng làm việc khoẻ hơn.
Kết luận: Anh Dũng làm việc khoẻ hơn vì để thực hiện cùng một công là 1J thì anh Dũng mất thời gian ít hơn.
+ Theo phương án d):
Thời gian kéo của An là 50s, của Dũng là 60s.
Nếu xét trong cùng một thời gian là 1s thì:
An thực hiện được một công là:
A1= 
Dũng thực hiện được một công là: A2= .
So sánh A2 và A1 (A2>A1). Vậy Dũng làm việc khoẻ hơn.
Kết luận:Anh Dũng làm việc khoẻ hơn vì trong cùng 1s Dũng thực hiện được công lớn hơn.
- HS tìm hiểu thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi của GV.
+Để so sánh mức độ sinh công ta phải so sánh công thực hiện được trong 1 giây công suất.
-Công suất là công thực hiện được trong 1 giây.
+Công sinh ra là A 
+Thời gian thực hiện công là t
+Công thực hiện trong 1 giây là:
P=
-Đơn vị công là J.
-Đơn vị thời gian là s.
C4: 
PAn=12,8J/s=12,8W
PDũng=16J/s=16W
C5: 
tóm tắt
tt=2h
tm=20ph=1/3h
At=Am=A
Pt/Pm=?
Cùng cày một sào đất, nghĩa là công thực hiện của trâu và của máy cày là như nhau.
 Pm = 6Pt
(Hoặc công suất tỉ lệ nghịch với thời gian: P~ khi A như nhau.)
C6:
v= 9km/h=2,5m/s
F= 200N
P=?
P= F.v
 Giải
a) 1giờ (=3600s) ngựa đi được 9km = 9000m
A= F.s=200.9000=1.800.000J
P= 
b) CM:
P= 
Cách 2: P=200.2,5=500W
- HS:Nói công suất của máy bằng 80W có nghĩa là 1 s máy thực hiện được một công là 80J
Bài 15
CÔNG SUẤT
I. Ai làm việc khoẻ hơn ?
II.Công suất
*Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây.
Công thức tính công suất : P = 
trong đó: 
A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.
III.Đơn vị công suất
*Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.
1W= 1J/s
1kW= 1000W
1MW=1000000W
IV. Vận dụng
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docT16.doc