Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 13,14 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 13,14 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến

- HS đọc kỹ phần 2 trong SGK về nội dung thực hành và trình bày các nội dung mà giáo viên yêu cầu.

 Mục tiêu TN: Nghiệm lại lực đẩy Acsimet.

Cách làm TN: Đo độ lớn của lực đẩy Acsimet và trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Công việc: Thực hiện công việc theo hướng dẫn ở phần III.2 SGK.

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 13,14 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 - Tiết 13:
Ngày soạn: 18/11/2010 Ngày dạy:23/11/2010
Mục tiêu
Kiến thức
Viết được công thức tính lực đẩy Acsimet, tên và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức.
Vận dụng
Đề xuất và thực hiện được thí nghiệm kiểm tra tác dụng của lực đẩy Acsimet.
Sử dụng được lực kế, bình chia độ để làm TN kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet.
Thái độ
Có thái độ trung thực trong thực hành.
Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm.
Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm:
1 lực kế có GHĐ 2,5N
Vật nặng có V = 50cm3
1 bình chia độ
1 giá đỡ
1 bình nước
1 khăn lau khô
 Mỗi học sinh chuẩn bị 01 mẫu báo cáo.
Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Học sinh trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
Kiểm tra việc chuẩn bị lý thuyết của học sinh cho bài thực hành: Yêu cầu một số học sinh trình bày câu trả lời đối với câu hỏi C4,C5 của mẫu báo cáo trong SGK.
Trình bày việc chuẩn bị báo cáo và mẫu báo cáo thực hành.
C4: Công thức tính lực đẩy Acsimet: . Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích vật.
C5: Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet cần phải đo các đại lượng sau:
Độ lớn của lực đẩy Acsimet.
Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu và nội dung thực hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Chia học sinh thành các nhóm thực hành, phân công công việc cho nhóm.
Đề nghị học sinh trình bày về:
Mục tiêu thí nghiệm.
Cách làm TN.
Công việc cần làm của một lần đo và kết quả cần có.
HS đọc kỹ phần 2 trong SGK về nội dung thực hành và trình bày các nội dung mà giáo viên yêu cầu.
Mục tiêu TN: Nghiệm lại lực đẩy Acsimet.
Cách làm TN: Đo độ lớn của lực đẩy Acsimet và trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Công việc: Thực hiện công việc theo hướng dẫn ở phần III.2 SGK.
Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Kiểm tra sự phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
Theo dõi, hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm.
Phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
Tiến hành thí nghiệm.
Xử lý kết quả thu được từ thực hành và hoàn thành mẫu báo cáo.
Dụng cụ: Lực kế, vật nặng, bình tràn, bình chia độ, giá đỡ
TN: Đo trọng lực của vật ở trong không khí và trong nước; trọng lượng của nước trước khi nhúng vật và sau khi nhúng vật.
Nhận xét: Lực đẩy Acsimet có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Hoạt động 4: Kết thúc thực hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nhận xét tinh thần, thái độ, tác phong và kỹ năng của học sinh và các nhóm trong quá trình làm bài thực hành.
Thu báo cáo thực hành.
Hoàn thành mẫu báo cáo thực hành.
Nộp báo cáo thực hành
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày 22 tháng 11 năm 2010
Giáo án tuần 14
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Tuần 15 – Tiết 14:
Ngày soạn: 27/11/2010 Ngày dạy: 1/12/2010
Mục tiêu
Kiến thức
Tình bày được điều kiện để vật nổi, vật chìm.
Giải thích được khi nào vật nổi, chìm, lơ lửng.
Kỹ năng
Vận dụng kiến thức về sự nổi giải thích các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
Thái độ
Có ý thức bảo vệ môi trường sống, hạn chế ảnh hưởng do tác dụng của sự nổi gây ra.
Chuẩn bị
Một cốc thủy tinh to đựng nước.
Một chiếc đinh.
Một miếng gỗ nhỏ.
Một ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín.
Mô hình tàu ngầm.
Tiến trình dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập
Kiểm tra bài cũ:
HS1: Viết biểu thức tính lực đẩy Acsimet. Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào các yếu tố nào? Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng thì có trạng thái chuyển động như thế nào?
HS2: Chữa bài 10.2 và 10.6 SBT.
Tổ chức tình huống học tập:
Tại sao con tàu bằng sắt nặng hơn chiếc kim mà tàu thì nổi, kim lại chìm?
Hoạt động 2: Nghiên cứu điều kiện để vật nổi, vật chìm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu C1 và phân tích lực.
Gọi học sinh trả lời C2.
GV nhấn mạnh: một vật nhúng trong chất lỏng thì có thể xảy ra 3 trường hợp như trên.
Nghiên cứu C1 và phân tích lực.
Trả lời C2.
C1: Vật nhúng vào trong chất lỏng sẽ chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Acsimet.
C2:
 P > FA : Vật chìm
P = FA : Vật lơ lửng
P < FA : Vật nổi
Hoạt động 3: Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Làm thí nghiệm nhúng chìm khúc gỗ vào nước, thả tay để khúc gỗ nổi dần lên.
Yêu cầu học sinh so sánh lực đẩy FA khi: Vật chìm hẳn trong nước, vật nhô lên khỏi mặt nước một phần và khi vật cân bằng.
Hướng dẫn học sinh trả lời C3, C4, C5.
Hỏi: 
Dầu và nước đều là hai chất lỏng, chúng có hòa tan với nhau không? Nếu không thì chất lỏng nào nổi lên trên? 
Các khí thải: NO, NO2, SO, SO2, CO2 sẽ ở vị trí nào của tầng khí quyển? Theo em thì sự phân bố nhu vậy có gây ra tác hại gì không? Nếu có thì chúng ta phải làm gì để khắc phục?
Quan sát thí nghiệm.
So sánh độ lớn của lực đẩy Acsimet trong các trường hợp.
Trả lời C3, C4, C5.
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
C3: Miếng gỗ thả vào trong nước nổi lên vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng của nó và lực đẩy Acsimet cân bằng nhau, vì vật đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng.
C5: Câu B.
Dầu và nước không hòa tan với nhau. Dầu nhẹ hơn nước nên nổi lên bên trên. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Lớp dầu nổi lên trên mặt nước ngăn cản việc hòa tan oxi vào nước vì vậy sinh vật dưới nước không lấy được Oxi sẽ chết => có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa.
Các khí thải nặng hơn không khí nên chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí dưới mặt đất. Các khí này ảnh hưởng trầm trọng tới môi trường và sức khỏe con người.
Các biện pháp:
Nơi tập trung đông người, trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí.
Hạn chế khí thải độc hại.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức của bài học.
Hướng dẫn học sinh làm C6, C7, C8, C9.
Tóm tắt kiến thức.
Làm c6, C7, C8, C9.
C6: Chứng minh dựa vào gợi ý:
C7: Chiếc kim có trọng lượng lớn hơn lực đẩy Acsimet nên chìm, còn tàu thủy có trọng lượng nhỏ hơn lực đẩy Acsimet nên nổi.
C8: Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hòn bi thép sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân.
C9: 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập trong SBT.
Đọc trước bài: “công cơ học”.
Rút kinh nghiệm
...
Ký duyệt, ngày 29 tháng 11 năm 2010
Giáo án tuần 15
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docT1314.doc