4. áp suất chất lỏng.
a. áp suất do cột chất lỏng gây ra tại một điểm cách mặt chất lỏng một đoạn h:
p = dh = 10D.h
+h: khoảng cách từ điểm tính áp suất đến mặt chất lỏng (m).
+d,D: trong lương riêng (N/m3); khối lượng riêng (kg/m3) của chất lỏng.
+ p: áp suất do cột chất lỏng gây ra (N/m2).
b. áp suất tại một điểm trong chất lỏng: p = po + d.h
+po: áp suất khí quyển (N/m2).
+d.h: áp suất do cột chất lỏng gây ra.
+p: áp suất tại điểm cần tính.
5. Bình thông nhau:
+ Bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng trong hai nhánh luôn luôn bằng nhau.
+ Bình thông nhau chứa nhiều chất lỏng khác nhau đứng yêu, mặt thoáng không bằng nhau nhưng các diểm trên cùng mặt ngang (trong cùng một chất lỏng) có áp suất bằng nhau.
PA = p0 + d2.h2
PB = p0 + d1.h1
PA = PB
Ngày giảng: ./.../2010 Tiết 13 + 14 áp suát chất lỏng và chất khí I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Định nghĩa về áp suất Định luật paxcan Máy dùng chất lỏng áp suất của chất lỏng Bình thông nhau 2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập. 3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập liên quan. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức liên quan đến bài. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp (2 phút): Tổng số: vắng: 2. Kiểm tra bài cũ (8 phút): Kiểm tra công việc làm ở nhà được giao ở giờ trứơc. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 (10 phút). Phương pháp GV: Nêu định nghĩa, viết công thức và giải thích các đại lượng trong ct áp suất HS: nêu GV: Thông báo: Định luật Paxcan. HS: chú ý, ghi nhớ. GV: Hướng dẫn hs sử dụng công thức máy ép dùng chât lỏng. HS: chú ý và ghi nhớ. GV: Yêu cầu hs viết công thức tính áp suất do cột chất lỏng gây ra tại một điểm cách mặt chất lỏng một đoạn h và áp suất tại một điểm trong chất lỏng HS: Viết và giải thích các đại lượng trong công thức. GV: Nhận xét, chỉnh sửa. GV: Bình thông nhau là gì? nêu các đặc điểm của bình thông nhau? HS: nêu. Hoạt động 2 (60 phút). Bài tập vận dụng. GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và giải bài tập 12 tr 61 (VLCB và NC) HS: Thảo luận hoàn thành theo yêu cầu của GV GV: Yêu cầu 2 hs trả lời 5.6 và C7 HS: Các hs khác nhận xét. GV: Nhận xét chung GV: Treo đề bài tập 1.86 lên bảng. yêu cầu hs tóm tắt, tìm hướng giải. HS: Thực hiện yêu cầu của gv. GV: hướng dẫn nếu hs gặp khó khăn trong khi giải: Tính H = Tính I. Phương pháp. 1. Định nghĩa về áp suất áp suất có giá trị bằng áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. p = - p là áp suất N/m( Pa ), 1 Pa = 1 N/m - F là áp lực (lực tác dụng vuông góc với mặt bị ép (N). - S là diện tích bị ép m. 2. Định luật paxcan. áp suất tác dụng lên chất lỏng (hay khí) đựng trong bình kín được chất lỏng (hay khí) truyền đi nguyên ven theo mọi hướng. 3. Máy dùng chất lỏng. S, s: diện tích của pitong lớn, pitong nhỏ (m2). f: Lực tác dụng lên pitong nhỏ (N) F: Lực tác dụng lên pitong lớn (N) * Chú ý: Thể tích chất lỏng chuyển từ pitong này sang pitong kia là như nhau, do đó V = S.H = sh. Từ đó công thức trên trở thành: 4. áp suất chất lỏng. a. áp suất do cột chất lỏng gây ra tại một điểm cách mặt chất lỏng một đoạn h: p = dh = 10D.h +h: khoảng cách từ điểm tính áp suất đến mặt chất lỏng (m). +d,D: trong lương riêng (N/m3); khối lượng riêng (kg/m3) của chất lỏng. + p: áp suất do cột chất lỏng gây ra (N/m2). b. áp suất tại một điểm trong chất lỏng: p = po + d.h +po: áp suất khí quyển (N/m2). +d.h: áp suất do cột chất lỏng gây ra. +p: áp suất tại điểm cần tính. 5. Bình thông nhau: + Bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng trong hai nhánh luôn luôn bằng nhau. + Bình thông nhau chứa nhiều chất lỏng khác nhau đứng yêu, mặt thoáng không bằng nhau nhưng các diểm trên cùng mặt ngang (trong cùng một chất lỏng) có áp suất bằng nhau. PA = p0 + d2.h2 PB = p0 + d1.h1 PA = PB II. Bài tập vận dụng Bài tập 12 tr 61 (VLCB và NC) Gọi H, h là độ di chuyển của pitong lớn và nhỏ. Khi pitong đẩy xuống thì thể tích chất lỏng di chuyển từ xi lanh nhỏ sang xi lanh lớn là bằng nhau nên: V = hs = HS => (1) Mà: (2) Từ (1) và (2) => => = 12500N Bài tập 1.86 500BTVL tr 25. Một cái kích thủy lực có tiết diện pitong lớn gấp 80 lần tiết diện pitong nhỏ. a) Biết mỗi lần nén, pitong nhỏ đi xuống một đoạn 8 cm. tìm khoảng di chuyển của pitong lớn (bỏ qua ma sát). b) Để nâng một vật có trong lượng p = 10000N lên cao 20cm thì phải tác dụng lực vào pitong nhỏ là bao nhiêu? và phải nén bao nhiêu lần? Giải: a) H = = 0,1cm b) Ta có: Fs = fS. Do F = P nên = 125N Mối lần nén pitong nhỏ, pitong lớn nâng lên được H = 0,1cm. vậy để pitong lớn nâng lên 20cm ta cần nén pitong nhỏ n lần là: n = lần. 4. Củng cố (8 phút): nhắc lại các công thức tính áp suất chất lỏng và chất khí. 5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút): làm thêm các bài tập 1.87; 1.88; 1.89 500BTVL tr 25. Ngày giảng: ./.../2010 Tiết 15 + 16 Lực đẩy ác - si - mét I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Phương pháp tính độ lớn lực đẩy ác si mét Tính trọng lượng riêng của chất lỏng, thể tích phần chìm của vật. So sánh lực đẩy ác si mét tác dụng lên các vật Bài toán xác định một vật đặc hay rỗng. 2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập. 3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập liên quan. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức liên quan đến bài. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp (2 phút): Tổng số: vắng: 2. Kiểm tra bài cũ (8 phút): Kiểm tra công việc làm ở nhà được giao ở giờ trứơc. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 (15 phút): Phương pháp GV: Để tính độ lớn của lực đẩy acsimet ta áp dụng công thức nào? HS: Cá nhân trả lời. GV: Biết P của vật trong kk và P1 của vật trong chất lỏng, tính Fa? HS: Cá nhân trả lời. GV: Yêu cầu hs nêu các phương pháp so sánh Fa. HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi GV: Gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các hs khác nhận xét, sau đó nhận xét chung và chuẩn hóa kiến thức. GV: Để xác định một vật đặc hay rỗng ta làm như thế nào? HS: Cá nhân suy nghĩ và trả lời. Hoạt động 2 (60 phút). Bài tập GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và giải bài tập 2 tr 82 (VLCB và NC) theo hướng dẫn P của vật luân không đổi HS: Thảo luận hoàn thành theo yêu cầu của GV GV: Yêu cầu 2 hs trả lời 5.6 và C7 HS: Các hs khác nhận xét. GV: Nhận xét chung GV: Yêu cầu cá nhân giải bài tập 6 (tr 82 VLCB và NC) HS: Cá nhân giải. I. Phương pháp. 1. Tính độ lớn của lực đẩy ác si mét áp dụng công thức: FA = d.V 2. Tính trọng lượng riêng của chất lỏng, thể tích phần chìm của vật. Khi biết P ( trọng lượng của vật ở trong kk) và P1 ( trọng lượng riêng của vật khi nhúng trong chất lỏng) Lực đẩy asimet: Fa = P – P1. 3. So sánh lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật. * Khi vật được nhấn chìm hoàn toàn trong cùng một chất lỏng thì Fa tác dụng lên vật chỉ phụ thuộc thể tích của chúng. Vật nào có V lớn hơn thì lực đó chịu lực đẩy Fa lớn hơn * Khi các vật có cùng khối lượng (được làm bằng các chất khác nhau) được nhấn chìm hoàn toàn trong cùng một chất lỏng thì Fa tác dụng lên vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng riêng của chúng. Vật nào có khối lượng riêng lớn thì vật đó chịu tác dụng lên nó nhỏ hơn. * Khi các vật có cùng V được nhúng hoàn toàn trong các chất lỏng khác nhau thì vật nào có trọng lượng riêng thì lớn hơn thì vật đó chịu t/d của Fa lớn hơn. 4. Bài toán xác định một vật đặc hay rỗng. Để xác định một vật đặc hay rỗng thì ta tìm trọng lượng riêng của vật đó, sau đó so sánh d vật với d của chất làm nên vật. Nếu: + d vật < d thì vật đó rỗng, + dvat = d thì vật đó đặc. II. Bài tập vận dụng Bài tập 2 tr 82 (VLCB và NC) P của vật không đổi, khi vật đứng yên trong nước hay trong dầu thì ta đều có: P = Fad hay P = Fan a) khi thả vật vào dầu: P = FAd = FAd.dd = Vv.10Dd (1) khi thả vật vào nước: P = FAn = FAn.dn = Vcn.10Dn (2) Từ (1) và (2) ta có: Vcn = 0,64 Vv b) Thể tích của vật: Vv = 503 = 125000(cm3) = 0.125(m3) Trọng lượng của vật (1) => P = FAd = 800N Vậy khối lượng của vật: m = 80kg. Bài tập 6 (tr 82 VLCB và NC) a) khối lượng của quả cầu là: m = 2,8kg b) trọng lượng riêng của quả cầu: P = Vqc.dqc => dqc = 30000N/m3 dqc < d đồng = 89000N/m3 Nên quả cầu rỗng 4. Củng cố (8 phút): Nhắc lại pp giải các bài tập về lực đẩy ác si met. 5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút): làm thêm các bài tập 3, 4, 5 (VLNC tr82)
Tài liệu đính kèm: