Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12: Lực đẩy Acsimet - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12: Lực đẩy Acsimet - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến

lực đẩy lên vật nhúng vào trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Thí nghiệm:

- Treo cốc A chưa đựng nước và vật nặng vào lực kế. Lực kế chỉ giá trị P1.

- Nhúng vật nặng vào bình tràn đựng đầy nước, nước từ bình tràn vào cốc B. Lực kế chỉ giá trị P2.

- Đổ nước từ cốc B vào cốc A.

NX: Sau khi đổ nước từ cốc B vào cốc A, lực kế chỉ giá trị P1.

Công thức tính lực đẩy Acsimet:

Trong đó: FA: lực đẩy Acsimet, d: Trọng lượng riêng của chất lỏng, V: Thể tích vật.

 

docx 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12: Lực đẩy Acsimet - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 - Tiết 12: 
Ngày soạn:14/11/2010 Ngày dạy:16/11/2010
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được đặc điểm của lực đẩy Acsimet.
Viết được công thức tình lực đẩy Acsimet.
Vận dụng
Lấy được VD chứng tỏ sự tồn tại lực đẩy của chất lỏng.
Giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp đối với vật nhúng trong chất lỏng.
Vận dụng công thức tính lực đẩy Acsimet để giải bài tập.
Thái độ
Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Chuẩn bị
1 lực kế
1 giá đỡ
1 cốc nước
1 bình tràn
1 quả nặng
Tiến trình dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập
Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nói áp suất khí quyển là 74cm Hg có nghĩa là thế nào? Đổi áp suất này ra N/m2.
HS2: Chữa bài 9.1, 9.2 và 9.3 trong SBT.
Tổ chức tình huống học tập:
Kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước thì nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm ở hình 10.2 và trả lời câu hỏi:
Thí nghiệm gồm những dụng cụ gì?
Các bước tiến hành TN?
Hướng dẫn học sinh tiến hành TN đo P và P1.
Gọi học sinh trả lời câu C1.
Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận C2.
Nghiên cứu TN hình 10.2 và trả lời câu hỏi.
Tiến hành TN.
Trả lời C1.
Rút ra kết luận C2.
Thí nghiệm:
Dụng cụ TN: vật nặng, lực kế, cốc nước, giá đỡ.
TN: Đo trọng lượng của vật nặng bằng lực kế. Sau đó đo trọng lượng của vật khi nhúng vào trong nước. 
C1: Chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy có hướng từ dưới lên.
C2: Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên. 
Hoạt động 3: Tìm công thức tính lực đẩy Acsimet
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc SGK và trình bày dự đoán của Acsimet.
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, thiết kế thí nghiệm kiểm tra dự đoán của Acsimet.
Kiểm tra phương án thí nghiệm của các nhóm và chấn chỉnh lại phương án cho chuẩn.
Hướng dẫn học sinh làm TN kiểm tra.
Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét sau khi làm TN.
Hướng dẫn học sinh đưa ra công thức tính lực đẩy Acsimet.
Trình bày dự đoán của Acsimet.
Hoạt động theo nhóm, thiết kế thí nghiệm kiểm tra dự đoán của Acsimet.
Làm TN kiểm tra.
Rút ra nhận xét.
Tìm công thức tính lực đẩy Acsimet.
Dự đoán của Acsimet: Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng vào trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Thí nghiệm:
Treo cốc A chưa đựng nước và vật nặng vào lực kế. Lực kế chỉ giá trị P1.
Nhúng vật nặng vào bình tràn đựng đầy nước, nước từ bình tràn vào cốc B. Lực kế chỉ giá trị P2.
Đổ nước từ cốc B vào cốc A.
NX: Sau khi đổ nước từ cốc B vào cốc A, lực kế chỉ giá trị P1.
Công thức tính lực đẩy Acsimet:
Trong đó: FA: lực đẩy Acsimet, d: Trọng lượng riêng của chất lỏng, V: Thể tích vật.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức cơ bản của bài học.
Đọc phần em có biết và giải thích cách làm của Acsimet.
Đặt vấn đề: Nhờ có lực đẩy Acsimet mà tàu thủy có thể nổi trên mặt nước. Tàu thủy có vai trò to lớn đối với con người: lưu thông hành khách, hàng hóa Tuy nhiên, động cơ của nó hoạt động lại thải ra rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính: CO2 Chúng ta phải làm gì để hạn chế tác dụng xấu do hoạt động của tàu thủy với môi trường?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập phần vận dụng.
Tóm tắt kiến thức cơ bản của bài học.
Đọc phần em có biết và giải thích cách làm của Acsimet.
Đề ra biện pháp hạn chế tác dụng xấu do hoạt động của tàu thủy với môi trường.
Làm bài tập phần vận dụng.
Giải thích: Lực đẩy Acsimet tác dụng vào vương miệng lớn hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối vàng. Do đó, thể tích của vương miệng lớn hơn thể tích của vàng => khối lượng riêng của chất làm vương miệng nhỏ hơn khối lượng riêng của vàng. Do đó vương miệng không phải làm bằng vàng nguyên chất.
Biện pháp: Sử dụng tàu thủy chạy bằng nguồn năng lượng sạch: năng lượng gió, năng lượng mặt trời hoặc kết hợp giữa lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất.
C4: Gàu nước lúc ngập trong nước chịu lực đẩy Acsimet hướng từ dưới lên.
C5: Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet có độ lớn bằng nhau.
C6: Do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu nên, thỏi đồng nhúng vào trong nước chịu lực đẩy Acsimet có độ lớn lớn hơn.
C7: Thiết kế thí nghiệm dựa vào TN 1.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Hoàn thành các bài tập trong SBT.
Đọc trước bài 13 SGK.
Bài tập:
Câu 1: Tại sao khí cầu chứa không khí nóng lại có thể bay lên được?
Câu 2: Tại sao một số vật có thể nổi được trên mặt nước.
Câu 3: Hãy giải thích: Tàu to và nặng hơn kim, thế mà tàu nổi, kim chìm?
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Giáo án tuần 13
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docxT12 Luc day Acsimet.docx