Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn

GV: Yêu cầu HS quan sát lên máy chiếu. Dự đoán về mối quan hệ giữa P1 với P

HS: Quan sát và dự đoán

GV: Để kiểm tra xem dự đoán có chính xác không, các em làm gì?

HS: Làm thí nghiệm kiểm tra

GV: Phân nhóm. Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí

HS: Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí

GV: Với các dụng cụ: giá TN, lực kế, quả nặng, cốc đựng nước, các em hãy thảo luận tìm cách tiến hành TN kiểm tra dự đoán. Ghi kết quả TN vào phiếu học tập nhóm

Nhóm P (N) P1 (N) So sánh P và P1

HS: Làm thí nghiệm kiểm tra theo nhóm. Thư kí ghi kết quả vào phiếu học tập

GV: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm TN

HS: Các nhóm làm TN

GV: Gọi các nhóm cử đại diện trình bày (dán kết quả lên bảng)

HS: Dán kết quả

GV: Gọi HS nhận xét kết quả TN với dự đoán

HS: Nhận xét

GV: Kết quả thí nghiệm cho thấy P1 < p,="" chứng="" tỏ="" điều="">

HS: Chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật một lực đẩy từ dưới lên.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2011
TIẾT 12 
BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
A. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.
 Viết được công thức tính lực đẩy Ác – Si – Mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.
 2. Kĩ năng: Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác – Si – Mét 
 Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, đọc kết quả, xử lí kết quả.
 3. Thái độ: Hứng thú trong học tập. Có ý thức hợp tác trong hoạt động tập thể. Rèn luyện tác phong làm việc khoa học. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
 Trực quan, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 1. Giáo viên: Soạn giáo án, bài giảng. Máy projecter . 
 + TN hình 10.2 cho mỗi nhóm HS (4 nhóm). 
 + 1 bộ TN minh họa C5, 1 bộ TN minh họa C6. 
 2. Học sinh: Mỗi nhóm HS: 1 chậu đựng nước – 1 cốc nhựa A – 1 lực kế - 1 bình tràn – 1 bình chứa – 1 quả nặng – 1 khăn lau khô – 1 giá treo – 1 bút dạ
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 I. Ổn định tổ chức: (1’)
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: (3’)
GV: Chiếu hình ảnh giếng nước (Máy chiếu). Hỏi: Lớp mình nhà em nào có giếng nước?
HS: Đưa tay (HS nhà có giếng nước)
GV: Khi kéo nước từ dưới giếng lên, em thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước so với khi đã lên khỏi mặt nước. Trường hợp nào em thấy nhẹ hơn?
HS: Khi gàu nước còn ngập trong nước
GV: Các em nhà có giếng nước còn lại có cùng câu trả lời như bạn không?
HS: Trả lời
GV: Tại sao khi kéo gàu nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước? Có phải chất lỏng đã tác dụng một lực lên vật nhúng trong nó không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta nghiên cứu bài 10 “Lực đẩy Ác-Si-Mét”
 2. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó(15’)
GV: Yêu cầu HS quan sát lên máy chiếu. Dự đoán về mối quan hệ giữa P1 với P
HS: Quan sát và dự đoán
GV: Để kiểm tra xem dự đoán có chính xác không, các em làm gì?
HS: Làm thí nghiệm kiểm tra
GV: Phân nhóm. Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí
HS: Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí
GV: Với các dụng cụ: giá TN, lực kế, quả nặng, cốc đựng nước, các em hãy thảo luận tìm cách tiến hành TN kiểm tra dự đoán. Ghi kết quả TN vào phiếu học tập nhóm
Nhóm
P (N)
P1 (N)
So sánh P và P1
HS: Làm thí nghiệm kiểm tra theo nhóm. Thư kí ghi kết quả vào phiếu học tập
GV: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm TN
HS: Các nhóm làm TN
GV: Gọi các nhóm cử đại diện trình bày (dán kết quả lên bảng)
HS: Dán kết quả
GV: Gọi HS nhận xét kết quả TN với dự đoán
HS: Nhận xét 
GV: Kết quả thí nghiệm cho thấy P1 < P, chứng tỏ điều gì?
HS: Chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật một lực đẩy từ dưới lên.
GV: Hãy nêu đặc điểm của lực đã tác dụng lên vật trong trường hợp thí nghiệm?
HS: Lực này có:
+ Điểm đặt vào vật
+ Phương thẳng đứng
+ Chiều hướng từ dưới lên
GV: Hãy hoàn thành bài tập dưới đây để rút ra kết luận về tác dụng của chất lỏng lên một vật đặt trong nó (Máy chiếu)
HS: Hoàn thành kết luận
GV: Tổ chức cho HS trao đổi thống nhất 
HS: Trao đổi, thống nhất
GV: Lực đẩy của chất lỏng lên một vật nhúng trong nó do nhà bác học Ác-si-mét phát hiện ra đầu tiên nên được gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
I. Tác dụng của chất lỏng lên một vật đặt trong nó.
Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ác-Si-Mét (12’)
GV: Ta đã biết, một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên. Ngoài những yếu tố: điểm đặt, phương chiều, thì yếu tố rất quan trọng là độ lớn của lực.
 Liệu độ lớn của lực này có đo được không?
 Hãy đưa ra một dự đoán về độ lớn của lực?
HS: Dự đoán (Không dự đoán được).
(Nếu HS dự đoán thì GV làm TN khẳng định dự đoán của HS là không đúng)
GV: Như đã biết, lực đẩy của chất lỏng lên một vật nhúng trong nó do nhà bác học Ác-si-mét phát hiện ra đầu tiên. Vậy ông đã dự đoán độ lớn của lực này được tính như thế nào?
HS: Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
GV: Chốt dự đoán lên bảng
GV: Chúng ta cùng nghiên cứu thí nghiệm kiểm tra dự đoán của Ác-Si-Mét. Có rất nhiều thí nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra dự đoán của Ác-Si-Mét. Để đơn giản các em sẽ tiến hành phương án TN kiểm tra theo SGK.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận mô tả thí nghiệm kiểm tra dự đoán của Ác-Si-Mét SGK
GV: Gọi đại diện nhóm mô tả
 Đại diện nhóm nhận xét và bổ sung
HS: Trả lời. Nhận xét và bổ sung
GV: Chốt các bước tiến hành bằng máy chiếu (GV vừa trình bày kết hợp minh họa bằng dụng cụ TN)
HS: Theo dõi hướng dẫn của GV
GV: Dựa vào kết quả TN ở trên, hãy chứng minh dự đoán của Ác-Si-Mét là đúng
HS: Chứng minh
GV: Hướng dẫn cả lớp chứng minh dự đoán của Ác-Si-Mét là đúng (Máy chiếu minh họa các bước)
HS: Chứng minh dự đoán theo hướng dẫn GV
GV: Ta đã biết công thức tính trọng lượng theo trọng lượng riêng là P = d.V. Vì độ lớn lực đẩy Ác-Si-Mét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ nên nó củng được tính theo công thức tương tự FA = d.V. Đọc SGK và cho biết d là gì? Đơn vị? V là gì? Đơn vị?
HS: Đọc SGK và trả lời
GV: Lưu ý V ở công thức này là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, không phải là thể tích của vật.
II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.
Dự đoán
Ác-Si-Mét dự đoán: Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2. Thí nghiệm (SGK) 
3. Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. FA = d.V
Trong đó:
 FA là lực đẩy Ác-si-mét (N)
 d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng (7’)
GV: Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài?
HS: Vì gàu nước chìm trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy Ác-si-mét hướng từ dưới lên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gàu chiếm chỗ.
GV: Lống ghép phần ghi nhớ
GV: Yêu cầu HS trả lời C5
HS: Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét lớn bằng nhau vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng (d) của nước và thể tích của phần nước bị mỗi thỏi chiếm chỗ (V).
GV: Làm thí nghiệm kiểm tra câu trả lời
HS: Quan sát TN để khẳng định câu trả lời
GV: Nhấn mạnh lực đẩy Ác-Si-Mét không phụ thuộc vào trọng lượng riêng của vật.
GV: Yêu cầu HS trả lời C6
HS: Hai thỏi có thể tích (V) như nhau nên lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng (d), mà dn > dd do đó thỏi nhúng trong nước chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn
GV: Làm thí nghiệm kiểm tra câu trả lời
HS: Quan sát TN để khẳng định câu trả lời
GV: Nhấn mạnh lực đẩy Ác-Si-Mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng.
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện C7 bằng máy chiếu
HS: Theo dõi hướng dẫn
III. Vận dụng
 IV. Củng cố: (5’) HS đọc ghi nhớ, đọc có thể em chưa biết
GV hướng dẫn HS giải thích cách làm của nhà bác học Ác-si-mét
GV tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng bằng máy chiếu (Nếu còn thời gian)
 V. Dặn dò: (2’) Học bài cũ. Hoàn thành câu trả lời cho các câu từ C4 đến C7 vào vở
 Chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành, trả lời các câu hỏi phần 1 bài thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc