Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 15 - Năm học 2011-2012 - Bạch Thị Nữ Công

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 15 - Năm học 2011-2012 - Bạch Thị Nữ Công

HS: Đọc – nghiên cứu.

- Vì không khí có trọng lượng nên mọi vật trên trái đất và trái đất đều chịu tác dụng của áp suất lớp không khí này đó là áp suất khí quyển.

* TN: HS: Hoạt động nhóm. Quan sát hiện tượng và giải thích.

C1: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.

HS: Làm TN theo hình vẽ 9.3. Trả lời C2

C2: Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.

C3: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì thì nước sẽ chảy ra khỏi ống. Vì khi đó khí trong ống thông với khí quyển. áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển → nước chảy từ ống ra.

HS: Đọc – tìm hiểu TN3- Trả lời C4.

C4: Vì khi hút hết không khí trong quả cầu ra thì pqủa cầu = 0. Trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm 2 bán cầu ép chặt với nhau.

 

doc 16 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 15 - Năm học 2011-2012 - Bạch Thị Nữ Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	 Ngày soạn: 30/10/2011
Tiết 11	 Ngày dạy: 31/10/2011
BÌNH THÔNG NHAU – MÁY NÉN THỦY LỰC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	 - Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp
- Vận dụng công thức F/f=S/s để giải bài tập. 
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng quan sát hiện tượng thí nghiệm, rút ra nhận xét.
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm và yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ.
Cho mỗi nhóm:
+ 1 bình thông nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ.(5 phút)
CH1. Nêu sự khác nhau giữa áp suất chất rắn và áp suất chất lỏng?
TL: Chất rắn chỉ gây áp suất theo một phương là phương của áp lực còn chất lỏng gây áp suất lên mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó.
CH2. Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu ý nghĩa và đơn vị của các đại lượng trong công thức?
TL: - Công thức: p = d.h trong đó (p: là áp suất, d là trọng lượng riêng của chất lỏng, h là độ sâu của điểm tính áp suất)
3. Giảng bài mới
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG 1: NGHIÊN CỨU BÌNH THÔNG NHAU (1 phút) 
GV: Giới thiệu bình thông nhau.
 (?) Khi đổ nước vào bình thì nước trong bình sẽ ở trạng thái nào? Y/c HS làm TN
- Phát biểu kết luận.
I. Bình thông nhau.
HS: Quan sát hình 8.6. Dự đoán: hình C
HS: Hoạt động nhóm làm TN – rút ra kết luận.
C5: Đổ nước vào bình có 2 nhánh thông nhau -> mực nước ở 2 nhánh bằng nhau.
* Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một ®é cao.
HOẠT ĐỘNG 2: MÁY NÉN THỦY LỰC(10 phút)
1. Nguyên lý Paxcan:
- Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó.
2. Cấu tạo của máy nén thủy lực:
Gv: Giới thiệu máy nén thủy lực và yêu cầu học sinh cho biết cấu tạo của máy
GV KL: - Bộ phận chính gồm hai ống hình trụ tiết diện s và S khác nhau, thông đáy với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông. 
GV: giới thiệu nguyên lý hoạt động của máy:
Người ta truyền lên pittông có diện tích s một lực f. Khi đó lực này sẽ gây ra một áp suất p=f/s (1)lên chất lỏng.
Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pittông lớn có diện tích S và gây ra một lực F lên pittông này.
Vậy: p=F/S (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
F/S=f/s
Hay F=S.f/s
Suy ra: F/f=S/s.
Hs: quan sát máy nén thủy lực H 8.9 và trả lời:
Cấu tạo của máy nén thủy lực gồm có: 2 xi lanh, một nhỏ, một to, được nối thông với nhau .Trong 2 xilanh có chứa đầy chất lỏng. Trên 2 xilanh có 2 pittông 
Nguyên lý hoạt động:
F/f=S/s. 
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (10 phút)
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức về bình thông nhau để giải thích câu C8
GV: Yêu cầu học sinh giải thích C9
Bài tập: Tác dụng một lực 
f = 380N lên pittông nhỏ của 1 máy ép dùng nước . Diện tích của pittông nhỏ là 2,5cm2 diện tích pittông lớn là 180cm2 . Tính áp suất tác dụng lên pittông nhỏ và lực tác dụng lên pittông lớn?
IV. Vận dụng.
Trả lời C8: Vì thân ấm và vòi ấm là bình thông nhau nên thân ấm và vòi ấm luôn có mực nước ngang nhau. Vì vậy ấm đầu tiên sẽ đựng được nhiều nước hơn. 
Trả lời C9: Theo nguyên tắc bình thông nhau thì mực nước ở trong bình không nhì thấy sẽ luôn bằng mực nước ở ống trong suốt nhìn thấy. Thiết bị này được gọi là ống đo mực chất lỏng
Tóm tắt: f = 380N , S = 180cm2 ,
 s = 2,5cm2 , p?, F?
 Giải 
- Áp suất tác dụng lên pittông nhỏ
p = f/s = 380/0,00025 
 = 1520000 N/m2
- Lực tác dụng lên pittông lớn
F = p.S = 1520000.0,018 = 27360N
4. Củng cố.(6 phút)
- Giáo viên khái quát lại những kiến thức cơ bản của bài học.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Học bài và làm bài tập 8.13 - 8.14 (SBT).
- Đọc trước bài 9: Áp suất khí quyển.
Tuần 12	 Ngày soạn: 06/11/2011
Tiết 12	 Ngày dạy: 07/11/2011
Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - HS mô tả và giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển.
 - Giải thích được TN Tô-ri–xe-li và 1 số hiện tượng thường gặp đơn giản.
 - HS hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2.
2. Kĩ năng: Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển và xác định được áp suất khí quyển.
3. Thái độ: Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng : Cho mỗi nhóm:
	+ 2 vỏ chai nước khoáng bằng nhựa.
	+ 1 ống thuỷ tinh dài 10 à 15 cm; 2 à 3 mm
	+ 1 Cốc đựng nước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
HS1: Phát biểu kết luận về áp suất chất lỏng?Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng trả lời bài tập 8.1; 8.3.
HS2: Phát biểu kết luận về bình thông nhau? Trả lời bài tập 8.2 
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
	HOẠT ĐỘNG 1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (5 phút)
GV: ĐVĐ: Làm TN: Đổ đầy nước vào ống nghiệm thuỷ tinh, dùng tờ giấy mỏng không thấm nước đậy kín đầu trên, dốc ngược xuống.
HS: Quan sát – nhận xét nước không chảy ra ngoài.
GV: Vì sao lại như vậy? Để giải thích rõ hơn -> vào bài.
- Học sinh quan sát. Nhận xét
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN (20 phút) 
GV: Giới thiệu về lớp khí quyển của trái đất.
 (?) Em hãy giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển?
GV: Y/c HS: Làm TN 1 theo hình (H9.2). Trả lời C1.
Làm TN 2 theo hình 9.3. Và trả lời C2
Cắm 1 ống thuỷ tinh ngập trong nước lấy ngón tay bịt kín đầu trên và kéo ống ra khỏi nước.
GV: Yêu cầu HS trả lời C3
(?) Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì xảy ra hiện tượng gì? Hãy giải thích.
GV mô tả TN Ghê-rích và Y/c HS giải thích hiện tượng.
GV: Qua các TN trên cho thấy áp suất khí quyển có độ lớn. Độ lớn của Pkhí quyển được tính như thế nào? Các em đọc thêm phần II sẽ hiểu rõ
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Trái đất được bao bọc bởi bởi lớp không khí dày hàng ngàn Km gọi là khí quyển.
HS: Đọc – nghiên cứu.
- Vì không khí có trọng lượng nên mọi vật trên trái đất và trái đất đều chịu tác dụng của áp suất lớp không khí này đó là áp suất khí quyển.
* TN: HS: Hoạt động nhóm. Quan sát hiện tượng và giải thích.
C1: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
HS: Làm TN theo hình vẽ 9.3. Trả lời C2
C2: Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.
C3: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì thì nước sẽ chảy ra khỏi ống. Vì khi đó khí trong ống thông với khí quyển. áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển → nước chảy từ ống ra.
HS: Đọc – tìm hiểu TN3- Trả lời C4.
C4: Vì khi hút hết không khí trong quả cầu ra thì pqủa cầu = 0. Trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm 2 bán cầu ép chặt với nhau.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (10 phút)
GV: Yêu cầu trả lời các câu C8, C9, C10; C11.
- Tổ chức thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời.
III. Vận Dụng
C8: Nước không chảy ra vì trọng lượng của cột nước nhỏ hơn áp suất khí quyển gây ra ( po)
C9: Đục 1 lỗ trên quả Dừa -> nước dừa không chảy ra được. Đục thêm 1 lỗ nữa -> nước dừa chảy ra được.
4. Củng cố: (4 phút)
Tại sao mọi vật trên trái đất chịu tác dụng của áp suất khí quyển?
Áp suất khí quyển được xác định như thế nào?
GV giới thiệu nội dung phần: Có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn về nhà(1 phút)
+ Học bài và làm bài tập 9.1- 9.6 (SBT)
+ Đọc trước bài 10: Lực đẩy Ác- si – mét
Tuần 13	 Ngày soạn: 13/11/2011
Tiết 13	 Ngày dạy: 14/11/2011
BÀI 10: LỰC ĐẨY ACSIMET
I MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ac-si-mét, chỉ rõ các đặc điểm của lực này. 
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, nêu tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. 
- Vận dụng giải thích các hiện tượng đơn giản thường gặp và giải các bài tập.
2. Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm để xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimét.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, chính xác trong làm thí nghiệm. 
II. CHUẨN BỊ.
- Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 1 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng.
- GV: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 2 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng, 1 bình tràn. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Tại sao lại tồn tại áp suất khí quyển?
? Có thể dùng công thức tính áp suất chất lỏng để tính áp suất khí quyển không? Vì sao?
3. Bài mới.
ĐVĐ: Vì sao khi ta cõng 1 người ở dưới nước ta cảm thấy nhẹ hơn cõng người đó ở trên bờ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG 1:TÌM HIỂU TÁC DỤNG CỦA CHẤT LỎNG
 LÊN VẬT NHÚNG CHÌM TRONG NÓ (10 phút)
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo câu C1 và phát dụng cụ cho HS.
+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm rồi lần lượt trả lời các câu C1, C2.
GV giới thiệu về lực đẩy Acsimét.
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
- TN:
HS: Hoạt động nhóm làm TN.
- Ghi giá trị P1; giá trị P à So sánh P1; P. Trả lời C1, C2 Kết luận.
C1: P1 < P Chứng tỏ vật nhúng trong nước chịu 2 lực tác dụng.
- Trọng lực P
- Lực đẩy FA 
- Fđ và P ngược chiều nên:
 P1 = P – FA < P
C2: Kết luận: 1 vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng, lực đẩy hướng từ dưới lên, theo phương thẳng đứng gọi là lực đẩy Acsimét 
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY AC-SI-MÉT 
(15 phút)
GV kể cho HS nghe truyền thuyết về Acsimét và nói thật rõ là Acsimét đã dự đoán độ lớn lực đẩy Acsimét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- GV yêu cầu HS mô tả , trả lời C3
Chú ý: Vật càng nhúng chìm nhiều à Pnước bị vật chiếm chỗ càng lớn à Fđ của nước càng lớn và FA = Pnước mà vật chiếm chỗ.
II- Độ lớn của lực đẩy ác-si-mét
C3: Khi nhúng vật chìm trong bình tràn, thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật. Vật bị nước tác dụng lực đẩy từ đưới lên số chỉ của lực kế là: P2= P1- FA. Khi đổ nước từ B sang A lực kế chỉ P1, chứng tỏ FA có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
3.Công thức tính độ lớn của lực đẩy ác-si-mét
FA = d.V
 d: Trọng lượng riêng của c. lỏng(N/m3)
 V: thể tích mà vật chiếm chỗ(m3)
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (10 phút)
GV Hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức vừa thu thập được giải thích các hiện tượng ở câu C4, C5, C6.
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
GV gợi ý:
- Viết biểu thức tính lực đẩy của nước lên thỏi đồng 1.
- Lực đẩy của dầu lên thỏi đồng 2.
- 2 thỏi đồng có V như nhau. Hãy so sánh dn và ddầu => so sánh được FAnước và FAdầu 
III- Vận dụng
C4: Gầu nước ngập dưới nước thì 
 Fkéo = P = Pgầu nước – FA 
- ở ngoài không khí: Fkéo = Pgầu nước
à Kéo gầu nước ngập trong nước nhẹ hơn kéo gầu nước ngoài không khí.
C5: FAn= d.Vn ; FAt= d.Vt 
 Mà Vn = Vt nên FAn = FAt
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên hai thỏi có độ lớn bằng nhau 
C6: Thỏi đồng nhúng chìm trong nước chịu lực đẩy ác-si-mét
 FA nước = dnước.V
Có: V bằng nhau
 dn > dd 
=> Fđ nước > Fđd 
- Thỏi nhúng trong nước có lực đẩy chất lỏng lớn hơn.
4.Củng cố :(4 phút)
- Giáo viên khái quát nội dung bài dạy.
- Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ
- Trả lời bài tập 10.1; 10.2 -16 – SBT)
5. Hướng dẫn về nhà :(1 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ – Nắm vững công thức: FA = d.V
- Đọc trước bài: Thực hành (40 – SGK).
- Kẻ sẵn mẫu báo cáo thực hành (42) – Giờ sau thực hành.
Tuần 14	 Ngày soạn: 20/11/2011
Tiết 14	 Ngày dạy: 21/11/2011
Bài 11: THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Ac-si-met F=PV chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
- Nêu được tên các đại lượng và đo các đại lượng trong công thức.
- Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở thí nghiệm đã có.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng lực kế; bình chia độ để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ác-si-met.
3. Thái độ: 
- Thái độ nghiêm túc, trung thực trong thí nghiệm. 
II. CHUẨN BỊ :
Mỗi nhóm HS: 
1lực kế , 1 vật nặng không thấm nước, 1 bình chia độ; giá đỡ; bình nước; khăn lău khô; mẫu báo cáo TH. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
 - Viết công thức tính lực đẩy Acsimet, nêu ý ngĩa của các đại lượng trong công thức.
 - Tính lực đẩy Acsimet tác dung lên 1 vật có thể tích 0.3 m3 bị nhúng chìm hoàn toàn trong nước.
3. Giảng bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU MỤC TIÊU CỦA BÀI THỰC HÀNH, PHÂN PHỐI DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM (5 phút)
GV nêu rõ mục tiêu của bài thực hành.
Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
GV phân phối dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm HS
HS n¾m ®ưîc môc tiªu cña bµi thùc hµnh vµ dông cô thÝ nghiÖm.
+ §¹i diÖn nhãm lªn nhËn dông cô 
thÝ nghiÖm.
HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC HỌC SINH TRẢ LỜI CÂU HỎI (5 phút)
GV: Kiểm tra mẫu báo cáo TN
+ Yêu cầu HS viết công thức tính lực đẩy
Ác-si-met 
+ Nªu ®ưîc tªn vµ ®¬n vÞ cña c¸c ®ại lượng cã trong c«ng thøc
-Yªu cÇu HS nªu phư¬ng ¸n thÝ nghiÖm kiÓm chøng
(Gîi ý HS : CÇn ph¶i ®o nh÷ng ®¹i lượng nµo?)
GV hưíng dÉn HS thùc hiÖn theo phư¬ng ¸n chung.
Công thức tính lực đẩy Ác-si-met FA = Pn chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
 FA = d.V
FA : là lực đẩy của chất lỏng lên vật
V: là thể tích chất lỏng .
d : là trọng lượng riêng 
1.Kiểm chứng độ lớn lực đẩy.
 + Đo P1 vật trong không khí.
 + Đo P2 vật trong chất lỏng.
 FA= P1 – P2 
2. Đo trọng lượng chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
+ Đo vật bằng cách VV =V2 - V1
 - V1là thể tích nước ban đầu
 - V2: là thể tích khi nhúng chìm vật trong nước
* Đo trọng lực của vật
* Đo P1 bằng cách đổ nước vào bình đo bằng lực kế
* Đổ nước đến V2 đo P2 
Pn bị chiếm chỗ bằng P2 – P1
KL: FA = Pn mà vật chiếm chỗ
HOAT ĐỘNG 3: TỔ CHỨC LÀM THÍ NGHIỆM (20 phút)
GV: Yêu cầu HS sử dụng lực kế đo trọng lượng của vật và hợp lực của trọng lượng và lực đẩy Ác-si-met.tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước (đo 3 lần).
- Yêu cầu HS xác định trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ (thực hiện đo 3 lần)
GV theo dõi và hướng dẫn cho các nhóm HS gặp khó khăn.
a. Đo lực đẩy Ác-si-met.
B1 : Häc sinh tr¶ lêi c©u hái C5 ; C4 ghi vµo mÉu b¸o c¸o
B2: Hs tiÕn hµnh 10 phót
FA = F1+ F2+F3/ 3
b. §o träng lượng cña vËt chiÕm chç
HS: TiÕn hµnh ®o 
*Ghi kÕt qña vµo b¶ng b¸o c¸o thÝ nghiÖm
* TÝnh Pn cña vËt chiªm chç
c. NhËn xÐt kÕt qu¶ ®o vµ rót ra kÕt luËn
HOẠT ĐỘNG 4: HOÀN THÀNH BÁO CÁO (5 phút)
GV: Tõ kÕt qu¶ ®o yªu cÇu HS hoµn thµnh b¸o c¸o TN, rót ra nhËn xÐt tõ kÕt qu¶ ®o vµ rót ra kÕt luËn.
+ Yªu cÇu HS nªu ®ược nguyªn nh©n dÉn ®Õn sai sè vµ khi thao t¸c cÇn ph¶i chó ý g×?
HS hoàn thành báo cáo, rút ra nhận xét về kết quả đo và kết luận.
- Rút ra được nguyên nhân dẫn đến sai số và những điểm cần chú ý khi thao tác thí nghiệm.
4. Tổng kết (3 phút)
- GV: Nhận xét quá trình làm thí nghiệm của các nhóm .
- Chú ý: Trong khi làm thí nghiệm cần phải cẩn thận tránh đổ vỡ và ướt sách vở.
- GV: Thu báo cáo thí nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà. (1 phút)
- Nghiên cứu lại bài lực đẩy Ác-si-met và tìm các phương án khác để làm thí
 nghiệm kiểm chứng
- Đọc trước bài : Sự nổi.
Tuần 15	 Ngày soạn: 27/11/2011
Tiết 15	 Ngày dạy: 28/11/2011
BÀI 12: SỰ NỔI
I.MỤC TIÊU
Kiến thức.
- HS giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Giải thích được các hiện tượng nổi thường gặp trong cuộc sống.
Kĩ năng: 
- HS có kỹ năng làm TN, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng.
Thái độ: 
- Giáo dục tính cẩn thận, biết liên hệ kiến thức với thực tế, vận dụng được vào cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ
+ Tranh vẽ
+ 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ, 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 
(?) Khi vật bị nhúng chìm trong chất lỏng, nó chịu tác dụng của những lực nào? Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào?
3. Giảng bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (2 phút)
GV: Thả 1 chiếc đinh nhỏ, 1 miếng gỗ vào bình nước.
HS: Quan sát.
(?) Tại sao đinh nhỏ lại chìm? Miếng gỗ to nặng hơn đinh lại nổi?
(?) Tại sao con tàu bằng thép to, nặng hơn đinh lại nổi?
Vậy khi nào thì vật nổi, vật chìm - để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
- Häc sinh quan s¸t hiÖn t­îng, ®­a ra dù ®o¸n vÒ vÊn ®Ò
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬT NỔI, VẬT CHÌM (8 phút)
GV: Nghiên cứu C1 và phân tích lực.
GV: Yêu cầu HS chỉ ra được vật chịu tác dụng của 2 lực cùng phương, ngược chiều là P và FA.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận chung ở lớp để thống nhất câu trả lời.- Biểu diễn được bằng hình vẽ.
GV Y/c HS: Quan sát hình 12.1. Đọc – nghiên cứu C2
- Vẽ các véc tơ lực tương ứng với 3 trường hợp a, b, c.
Gv: Treo bảng phụ – Hs lên bảng biểu diễn các véc tơ lực và điền . . .
GĐBV MT: Hàng ngày SH của con người và hoạt động sx thải ra MT lượng khí thải lớn. Đối với chất lỏng không hoà tan trong nước, có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. ảnh hưởng trầm trọng đến MT. Nơi nào tập trung đông dân cư cần hạn chế khí thải độc hại, có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa
I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm.
HS: Nghiên cứu C1 và phân tích lực.
HS trả lời câu C1, thảo luận để thống nhất
C1: 1 vật nằm trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của 2 lực: 
- Trọng lực P.
- Lực đẩy Ac-si-met FA
- 2 lực này cùng phương, ngược chiều.
- Trọng lực P hướng từ trên xuống
 Lực FA hướng từ dưới lên.
 P
 FA
- HS quan sát H12.1, trả lời câu C2, HS lên bảng vẽ theo hướng dẫn của GV.
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C2: 
 a)P > FA b)P = FA c)P < FA
a) Vật sẽ chìm xuống đáy bình.
b) Vật sẽ đứng yên(lơ lửng trong chất lỏng.
c) Vật sẽ nổi lên mặt thoáng.
HOẠT ĐỘNG 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ACSIMET KHI VẬT NỔI TRÊN MẶT THOÁNG CỦA CHẤT LỎNG (10 phút)
GV làm thí nghiệm: Thả một miếng gỗ vào cốc nước, nhấn cho miếng gỗ chìm xuống rồi buông tay.
+ Y/c HS quan sát hiện tượng, trả lời câu C3, Thảo luận nhóm rồi đại diện nhóm trình bày.
GV: Khi vật nổi lên FA > P. Khi lên trên mặt thoáng thể tích phần vật chìm trong nước giảm à FA giảm và FA = P thì vật nổi lên trên mặt thoáng. Yêu cầu học sinh làm C4.
Yêu cầu học sinh đọc và trả lời C5.
II. Độ lớn của lực đẩy ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
HS: Quan sát – nghiên cứu C3 – trả lời.
C3: Miếng gỗ thả vào nước nỏi lên do:
 dgỗ < dnước 
- Trao đổi nhóm trả lời C4 
C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng riêng của nó và lực FA cân bằng nhau vì vật đứng yên nên P = FA (2 lực cân bằng).
HS: Đọc - nghiên cứu C5 à trả lời.
C5: Độ lớn lực đẩy ác-si-mét: FA = d.V
d: Trọng lượng riêng của chất lỏng
V: Thể tích của vật nhúng trong nước
- Câu không đúng: B- V là thể tích của cả miếng gỗ.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (15 phút)
GV: Y/c HS đọc và trả lời C6.
- Yêu cầu tóm tắt thông tin.
- Gợi ý:
+ Khi vật nhúng trong chất lỏng -> hãy so sánh Vvật và Vclỏng mà vật chiếm chỗ?
+ Dựa vào kết quả C2 -> trả lời.
+ Y/c HS đọc và trả lời C7.
- Yêu cầu học sinh làm C8.
 (?) Thả 1 hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi nổi hay chìm? Tại sao?
GV: Gọi HS đọc đề bài C9
- Yêu cầu HS nhắc lại điều kiện để vật nổi, vật chìm.
- Lưu ý: FA phụ thuộc vào d và V.
III. Vận dụng.
HS: Đọc – nghiên cứu C6
C6: Biết P = dV.V
 FA = dl.V
 Chứng minh:
- Vật sẽ chìm khi dV > dl
- Vật sẽ lơ lửng khi dV = dl 
- Vật sẽ nổi khi dV < dl
 Giải
Vật nhúng trong nước thì:
Vv = Vcl mà vật chiếm chỗ = V
a. Vật chìm xuống khi P > FA => dV > dl 
b. Vật lơ lửng trong chất lỏng khi P = FA 
=> dV = dl
c. Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi P < FA 
=> dV < dl 
C7: Có dthép > dnước -> hòn bi thép bị chìm.
+ Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế có nhiều khoang trống để dtàu < dnước nên con tàu có thể nổi trên mặt nước.
HS: So sánh dthép và dHg -> trả lời.
C8: Ta có: dthép = 78 000N/m3
 dHg = 136 000N/m3 
do dthép < dHg nên khi thả hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi sẽ nổi.
C9: FAM = FAN 
 FAM < PM
 FAN = PN
 PM > PN 
4. Củng cố (3 phút)
- Nhúng vật vào trong chất lỏng thì có thể xảy ra những trường hợp nào với vật? So sánh P và FA?
 - Vật nổi lên mặt chất lỏng thì phải có điều kiện nào ?
 - Yêu cầu HS đọc mục: Có thể em chưa biết và giải thích khi nào tàu nổi lên, khi nào tàu chìm xuống ?
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
 - Học bài và làm bài tập 12.1- 12.7 (SBT).
 - Đọc trước bài 13: Công cơ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 8.doc