Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Ôn tập - Năm học 2009-2010 - Hoàng Đình Tuấn

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Ôn tập - Năm học 2009-2010 - Hoàng Đình Tuấn

Câu hỏi ôn tâp:

Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Ví dụ

Câu 2: Độ lớn của vận tốc cho biết gì và được xác định như thế nào? Công thức tính vận tốc và đơn vị vận tốc?

Câu 3: Định nghĩa chuyển động đều ? Chuyển động của xe đạp từ nhà em đến trường là chuyể động đều hay không đều? Tại sao?

Câu 4: Nêu các đặc điểm của lực? Cách biểu diễn véc tơ lực?

Câu 5: Thế nào là hai lực cân bằng? Vì sao khi có lực tác dụng ôtô, xe máy không thể thay đổi vận tốc đột ngột được?

Câu 6: Cho ví dụ về lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghĩ. Lực ma sát có ích hay có hại? Cho ví dụ.

Câu 7: Áp lực là gì? Áp suất là gì?

 Để tăng áp suất tác dụng lên một bề mặt, em có thể làm gì?

Câu 8: Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào? Công thức tính? Nguyên tắc bình thông nhau?

Câu 9: Vì sao nói Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất theo mọi phương? Áp suất này được gọi là gì? Nêu hai ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển?

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Ôn tập - Năm học 2009-2010 - Hoàng Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 10 
	 ÔN TẬP
A. MỤC TIÊU:
Ngày soạn: 17/09/2009
 1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống các kiến thức cơ bản đã học(bài 1 đến bài 9)
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng giải bài tập vật lí (định tính và định lượng) 
 3. Thái độ : Tự giác trong học tập
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
 C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ
 2. Học sinh : Ôn tập bài1 đến bài 9
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu 1 ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển? 
 Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là thế nào?
III. Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Các em đã học từ bài 1 đến bài 9. Hôm nay thầy sẽ giúp các em ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản và rèn kĩ năng giải bài tập vật lí
 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: 	 Ôn tập kiến thức cơ bản
GV: Tiết trước thầy đã đưa ra một số câu hỏi và cho các em ghi để về tự trả lời ở nhà (GV treo bảng phụ các câu hỏi)
GV: Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra đầu giờ về sự chuẩn bị bài ở nhà của các thành viên trong tổ
HS: Tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra
GV: Kiểm tra mỗi tổ 1HS để khẳng định tính trung thực của tổ trưởng
GV: Để giúp việc ôn tập của các em thuận lợi, đạt kết quả cao, thầy sẽ tổ chức cho các em làm việc theo nhóm để thống nhất phương án trả lời
Phân chia nhóm (6 nhóm), chỉ định nhóm trưởng. Phân vị trị làm việc
Phân công nhiệm vụ:
+ Nhóm 1 và nhóm 4: Câu 1,2,3
+ Nhóm 2 và nhóm 5: Câu 4,5,6
+ Nhóm 3 và nhóm 6: Câu 7,8,9
Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm
HS: Ôn tập theo nhóm, trả lời các câu hỏi
GV: Theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
HS: Thảo luận, thống nhất câu trả lời
GV: Hướng dẫn cả lớp trao đổi, ôn tập:
 + Nhóm 1 trình bày, nhóm 4 bổ sung
 Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
 + Nhóm 2 trình bày, nhóm 5 bổ sung
 Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
 + Nhóm 6 trình bày, nhóm 3 bổ sung
 Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
HS: Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn
GV: Treo bảng phụ có đáp án để chốt lại các câu trả lời
I. Ôn tập
Câu hỏi ôn tâp:
Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Ví dụ
Câu 2: Độ lớn của vận tốc cho biết gì và được xác định như thế nào? Công thức tính vận tốc và đơn vị vận tốc?
Câu 3: Định nghĩa chuyển động đều ? Chuyển động của xe đạp từ nhà em đến trường là chuyể động đều hay không đều? Tại sao?
Câu 4: Nêu các đặc điểm của lực? Cách biểu diễn véc tơ lực?
Câu 5: Thế nào là hai lực cân bằng? Vì sao khi có lực tác dụng ôtô, xe máy  không thể thay đổi vận tốc đột ngột được?
Câu 6: Cho ví dụ về lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghĩ. Lực ma sát có ích hay có hại? Cho ví dụ.
Câu 7: Áp lực là gì? Áp suất là gì?
 Để tăng áp suất tác dụng lên một bề mặt, em có thể làm gì?
Câu 8: Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào? Công thức tính? Nguyên tắc bình thông nhau?
Câu 9: Vì sao nói Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất theo mọi phương? Áp suất này được gọi là gì? Nêu hai ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển?
Đáp án:
Câu 1: + Cđch là sự thay đổi vị trí của một vât theo thời gian so với vật khác.
+ Vì Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác. Ví dụ xe đạp chuyển động đối với cây bên đường nhưng lại đứng yên đối với người ngồi trên xe.
Câu 2: Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh chậm của chuyển động và được tiónh bằng quảng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
+ Công thức s = v/t, đơn vị: m/s; km/h 
Câu 3: Cđđ là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. 
+ Là chuyển động không đều vì vận tốc của xe đạp thay đổi theo thời gian
Câu 4: + Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động của vật
+ Lực là một đại lượng véc tơ đợc biểu diễn bằng một mũi tên có: Gốc, phương và chiều, độ dài.
Câu 5: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cờng độ như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều
+ Vì quán tính
Câu 6: + Ma sát trượt: Bóp phanh, bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường
+ Ma sat lăn: Hón bi lăn trên mặt sàn
+ Ma sát nghĩ: Nhờ MSN ta mới đi được 
Câu 7: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
+ Áp suất là tác dụng của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
+ Để tăng áp suất có thể: Tăng F giữ nguyên S, giữ nguyên F giảm S, tăng F giảm S
Câu 8: + Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó + CT: p = d.h
+ Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao
Câu 9: + Vì không khí có trọng lượng
+ Gọi là áp suất khí quyển
+ Ví dụ: Bẻ một đầu ống thuốc tiêm thuốc không chảy ra được, bẻ cả hai đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng 
HOẠT ĐỘNG 2: 	 Rèn kĩ năng làm bài tập vật lí
GV: Hướng dẫn HS làm
 + 1HS đọc đề
 + 1HS tóm tắt
 + 1HS nêu cách giải
HS: Giải theo hướng dẫn
GV: Hướng dẫn HS làm
 + 1HS đọc đề
 + 1HS tóm tắt
 + 1HS nêu cách giải
HS: Giải theo hướng dẫn
Bài 1: Một vận động viễne đạp đi trên đoạn đường ABC. Trên đoạn AB người đó đi với vấn tốc 36km/h mất 15phút; trên đoạn đường BC với vận tốc 40km/h trong thời gian 45phút.
Tính quảng đường ABC
Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường
Bài làm
 Tóm tắt:
vAB = 36km/h vBC = 40km/h 
tAB = 15phút = 15/60h = 0,25h
tBC = 45phút = 45/60h = 0,75h
SABC = ?
vABC = ?
 Giải
Quảng đường AB: sAB = vABtAB = 9km
 Quảng đường BC: sBC = vBCtBC = 30km
 Quảng đường ABC: 
 sABC = sAB + sBC = 39km
Thời gian đi hết đoạn đường: 
 tABC = tAB + tBC = 1h
 Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là:
 vABC = 
Câu 2: Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc với mặt dất của mỗi bàn chân là 150cm2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi:
Đứng cả hai chân
Co một chân
Bài làm
Tóm tắt:
 m = 45kg S = 150cm2 = 0,150m2
Tính áp suất tác dụng lên mặt đất khi:
Đứng cả hai chân
Co một chân
Giải
Trọng lượng của người: P = 10.45 = 450N
a) Áp suất tác dụng lên mặt đất khi đứng cả hai chân là:
p1 = Pa
Áp suất tác dụng lên mặt đất khi co một chân
p2 = Pa
 IV. Củng cố: GV chốt các kiến thức trọng tâm
 V. Dặn dò : Ôn tập các kiến thức đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10 On tap.doc