Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết

Phần I(4 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời thích hợp:

Câu 1. Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học ?

A. Sự rơi của chiếc lá. C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.

B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời. D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.

Câu 2. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều:

A. Vận động viên khởi hành, chay 100m và dừng lại.

B. Chiếc thuyền buồm đang cập bến.

C. Một người vừa nhảy dù khỏi máy bay

D. Máy bay bay ở độ cao 10 000 m với vận tốc ổn định 900 km/h.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày kiểm tra: K8
 Tiết 10 : KIỂM TRA 1 TIẾT
A. PHẦN CHUẨN BỊ
 I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đánh giá kết quả học tập của HS từ tiết 1 đến tiết 9. Từ đó tự điều chỉnh PPDH cho phù hợp với đối tượng học sinh.
2. Kỹ năng : Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập của HS.
3. Thái độ: Rèn ý thức tự học, tính trung thực, cẩn thận.
 II/ Chuẩn bị:
1. GV: Đề, đáp án, biểu điểm. Phô tô đề kiểm tra.
2. HS : Ôn kĩ các bài GV yêu cầu ( T1 – T9).
B/ Phần lên lớp:
Ổn định tổ chức:Ktss
8A
8B
8C
8D
8E
 I/ ĐỀ KIỂM TRA:
Phần I(4 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời thích hợp:
Câu 1. Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học ?
A. Sự rơi của chiếc lá.
C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.
B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.
D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.
Câu 2. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều:
A. Vận động viên khởi hành, chay 100m và dừng lại.
B. Chiếc thuyền buồm đang cập bến.
C. Một người vừa nhảy dù khỏi máy bay
D. Máy bay bay ở độ cao 10 000 m với vận tốc ổn định 900 km/h.
Câu 3. Vận tốc và thời gian chuyển động trên các đoạn đường AB, BC, CD lần lượt là v1, v2, v3 và t1, t2, t3. Vận tốc trung bình trên đoạn đường AD là: 
A. 
C. 
B. 
D. Công thức B, C đều đúng
Câu 4. Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng ?Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại
C. Vật đang chuyển động sẽ không còn chuyển động đều nữa.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Câu 5. Chiều của lực ma sát:
A. Ngược chiều với chuyển động
B. Cùng chiều với chiều chuyển động
C. Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động.
D. Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật.
Câu 6. Muốn tăng giảm áp suất thì phải làm thế nào ? Trong các cách sau đây, cách nào không đúng ?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì phải tăng diện tích bị ép.
Câu 7. Có 3 bình như nhau đựng 3 loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình 1 đựng dầu, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng nước muối. Gọi p1, p2, p3 là áp suất khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình. Ta có:
A. p1 > p2 > p3
C. p3 > p2 > p1
B. p2 > p1 > p3
D. p2 > p3 > p1
Câu 8. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra? 
A. Quả bóng bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
Phần II(6điểm). Tự viết câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Một vật được kéo chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang với lực kéo theo phương nằm ngang có cường độ 2N. Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật. Chọn tỉ xích 1N ứng với 1 cm.
Câu 2. Tại sao khi bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được?
Câu 3. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7. 104 N/m2. Diện tích hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03 m2.
a, Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó ?
b, Nếu người đó chỉ tiếp xúc với mặt sàn bằng một chân, thì áp suất của người đó lên mặt sàn là bao nhiêu ?
II. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I (4đ').Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ'
1 C
2 D
3 B
 4 D
5 A
6 B
7 C
 8 C
Phần II (6đ')
Câu1(2đ')
 Vì vật được kéo chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang với lực kéo có cường độ 2N.Điều này chứng tỏ lực kéo cân bằng với lực ma sát của mặt sàn tác dụng lên vật . Do vậy vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng:Fk và Fm/s (0,5đ')
Câu 2 (1đ')
Bút tắc mực nếu vẩy mạnh bút lại viết được là do quán tính nên mực tiếp tục chuyển động xuống đầu ngòi bút khi bút đã dừng lại.
Câu 3(3đ')
Tóm tắt
p=1,7.104 N/m2
S=0,03m2
a. P=? m=?
b. Nếu S'=1/2 S
Tính p'=?
Giải
a. ADCT p=F/S=P/S => P= p.S
Trọng lượng của người là:
P = 1,7.104 . 0,03= 510(N)
Vì trọng lượng gấp 10 lần khối lượng của vật nên ta có P=10m => m=P/10
Vậy khối lượng của người là: m= 510/10= 51(kg)
b. Diện tích tiếp xúc với mặt sàn khi người đó chỉ đứng bằng một chân là: S'=1/2S = 1/2 . 0,03 = 0,015 (m2)
Áp suất của người đó khi đứng một chân trên mặt sàn là:
 p= F/S = P/S= 510 : 0,015= 34 000 = 3,4.104 (N/m2)
 Đs: 510N; 51kg; 3,4.104 N/m2
 III .Kết quả bài kiểm tra
Lớp
G
Kh
Tb
Y
8A
8B
8C
8D
8E

Tài liệu đính kèm:

  • docT10-KT1T.doc