Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 16

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 16

GV : YCHS làm việc cá nhân trả lời C2

-GV : gọi 1 vài HS trả lời C2, nhận xét và thống nhất câu trả lời đúng

C2 : HS tự chọn vật mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó.

-GV : YCHS đọc C3

-HS : Thảo luận nhóm và trả lời C3

C3 : Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.

-GV : đưa ra VD : một người đang ngồi trên xe ôtô rời bến, hãy cho biết người đó chđ hay đứng yên ?

-HS : Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước, vì vị trí của người trên thuyền không thay đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thaí đứng yên.

-GV : YCHS chỉ ra vật mốc trong trường hợp này

-GV : có khi nào một vật vừa chđ vừa đứng yên không ?

-HS : lấy VD

-GV : từ VD của HS -> sang mục II

* HĐ3 : Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên

-GV : treo H1.2. YCHS quan sát H1.2 đọc thông tin SGK và trả lời C4, C5.

-HS : cá nhân trả lời C4, C5

C4 : So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí người này thay đổi so với nhà ga.

C5 : So với toa tàu thì hành khách là đứng yên vì vị trí hành khách đổi với toa tàu không đổi .

-GV : từ 2 câu trả lời C4, C5 YCHS trả lời C6, C7.

C6 : (1) đối với vật này

 (2) đứng yên

C7 : hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với tàu.

-HS : 1 vài HS trả lời, HS khác nhận xét, sửa nếu sai.

-GV : nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng

-GV : từ VD C7, GV phân tích để HS thấy được vị trí của vật mốc khi xét vật chuyển động hay đứng yên.

 

doc 53 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : CƠ HỌC
§ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Tiết 1 :
Ngày dạy :
1. MỤC TIÊU:
 a/ Kiến thức :
- Nêu được những VD về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được VD về tính tương đối của chuyển động và đưnùg yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
- Nêu được VD về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 
 b/ Kĩ năng : 
Rèn luyện khả năng quan sát, so sánh của HS
 c/ Thái độ : 
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 
2. CHUẨN BỊ :
GV : Giáo án, SGK , SBT 
 Cả lớp : Tranh vẽ H1.1, 1.2, 1.3 SGK
HS : SGK , VBT, SBT, Vở ghi bài , chuẩn bị bài trước ở nhà
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
- Vấn đáp tìm tòi, thực nhgiệm, trực quan
- Nêu và giải quyết vấn đề
4. TIẾN TRÌNH : 
 4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện 
 4.2/ KTBC : Giới thiệu chương trình
 4.3/ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-GV : ĐVĐ như SGK 
-HS : trả lời 
-GV : Từ các câu trả lời của HS -> vào bài mới 
* HĐ2 : Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên 
-GV : YCHS đọc C1
-HS : Thảo luận từng cặp và trả lời C1
-HS : Trả lời C1, HS khác nhận xét
-GV : nhận xét thống nhất câu trả lời đúng
C1 : So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông. 
-GV : Hướng dẫn HS đi đến nhận xét.
 Có mấy đối tượng (vật) xét trong các tình huống trên ? 
 Người ta đưa ra 2 đối tượng để làm gì ? 
-GV : YCHS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi :
 Làm thế nào để nhận biết một vật chđ hay đứng yên ? 
 Một vật ntn được gọi là vật mốc ?
 Vật thế nào là chuyển động cơ học ?
-GV : YCHS làm việc cá nhân trả lời C2
-GV : gọi 1 vài HS trả lời C2, nhận xét và thống nhất câu trả lời đúng
C2 : HS tự chọn vật mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó.
-GV : YCHS đọc C3
-HS : Thảo luận nhóm và trả lời C3
C3 : Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.
-GV : đưa ra VD : một người đang ngồi trên xe ôtô rời bến, hãy cho biết người đó chđ hay đứng yên ?
-HS : Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước, vì vị trí của người trên thuyền không thay đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thaí đứng yên. 
-GV : YCHS chỉ ra vật mốc trong trường hợp này 
-GV : có khi nào một vật vừa chđ vừa đứng yên không ? 
-HS : lấy VD
-GV : từ VD của HS -> sang mục II
* HĐ3 : Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên 
-GV : treo H1.2. YCHS quan sát H1.2 đọc thông tin SGK và trả lời C4, C5.
-HS : cá nhân trả lời C4, C5
C4 : So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí người này thay đổi so với nhà ga.
C5 : So với toa tàu thì hành khách là đứng yên vì vị trí hành khách đổi với toa tàu không đổi .
-GV : từ 2 câu trả lời C4, C5 YCHS trả lời C6, C7.
C6 :	(1) đối với vật này
	(2) đứng yên
C7 : hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với tàu.
-HS : 1 vài HS trả lời, HS khác nhận xét, sửa nếu sai.
-GV : nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng
-GV : từ VD C7, GV phân tích để HS thấy được vị trí của vật mốc khi xét vật chuyển động hay đứng yên.
-GV : YCHS trả lời C8
-HS : trả lời C8
C8 : Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi Mặt Trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất. 
* HĐ 4 : Giới thiệu một số chuyển động thường gặp 
-GV : treo H1.3 YCHS quan sát và giới thiệu một số chuyển động thường gặp. Sau đó –GV -GV : YCHS trả lời C9
-HS : Trả lời C9
C9 : Chuyển động thẳng : quả bóng nẩy lên, viên phấn rơi 
 Chuyển động cong : đá cầu, cầu lông 
 Chuyển động tròn : một điểm đầu cánh quạt, bánh răng líp, đĩa xe đạp
* HĐ5 : Vận dụng
- HS : Cá nhân HS trả lời C10,C11
- HS: HS khác nhận xét sửa (nếu sai)
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
I. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? 
- Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc)
- Vật mốc là vật được chọn để so sánh, thường vật mốc gắn liền với trái đất.
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chđ so với vật mốc. Chđ này gọi là chđ cơ học.
II. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG : 
* Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
III. MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP :
* Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là : chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
III. Vận dụng 
C10 : Ôtô : Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện
 Người lái xe : Đứng yên so với ôtô, chuyển động so với ngừơi bên đường và cột điện.
 Người đứng bên đường : Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ôtô và người lái xe.
 Cột điện : Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô và ngừơi lái xe. 	 
C11 : Khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên, nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, ví dụ như vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
 4.4/ Củng cố và luyện tập 
GV nêu câu hỏi và YCHS trả lời :
1/ Chuyển động cơ học là gì ? Căn cứ vào đâu mà ta biết được rằng một vật đang đứng yên hay đang chuyển động ?
2/ Vì sao ta lại nói rằng chuyển động có tính tương đối ? Nêu ví dụ. Làm thế nào để mọi người khi quan sát một chiếc ôtô đang chạy có thể thống nhất được nhận định là ôtô đang chuyển động ?
3/ Vì sao khi nói một vật chuyển động lại phải nói rõ là chuyển động so với vật nào được dùng làm vật mốc ?
 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
- Học ghi nhớ/7GK + vở ghi bài. 
- Làm bài tập 1.1 " 1.6/3,4 SBT.
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”/7SGK
- Chuẩn bị bài : §2. “Vận tốc”.
	+ Vận tốc là gì ? 
+ CT tính vận tốc ? 
+ Đơn vị vận tốc.
5. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
§2. VẬN TỐC
Tiết: 2	
Ngày dạy :
1/ MỤC TIÊU:
a./ Kiến thức :
- Từ ví dụ so sánh quãng đường chuyển động trong 1s của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc) .
- Nắm vững công thức tính vận tốc v= và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
b./ Kĩ năng :
	- Rèn luyện khả năng so sánh và kỹ năng vận dụng công thức làm bài tập.
c./ Thái độ: 
	- Cẩn thận, kiên trì trong học tập.
2/ CHUẨN BỊ :
GV : Giáo án, SGK, SBT, Đồng hồ bấm giây, tranh vẽ tốc kế của xe máy, BaÛng 2.1, 2.2 SGK
HS : SGK , VBT,Vở ghi bài, chuẩn bị kiến thức ở phần hướng dẫn học ở nhà của tiết 1.
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Vấn đáp tìm tòi, thực nghiệm,trực quan
4/ TIẾN TRÌNH :
4.1./ Ổn định : Kiểm diện
4.2./ KTBC : 
1/ Chuyển động cơ học là gì ? Căn cứ vào đâu mà ta biết được rằng một vật đang đứng yên hay đang chuyển động ? 
 Sửa BT 1.1, 1.2/3SBT 
2/ Khi nào vật được coi là đứng yên? 
Sửa bài tập 1.3/3 SBT. 
4.3./ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1 : Tổ chức tình huống học tập 
GV : ĐVĐ như SGK -> vào bài mới.
* HĐ2 : Vận tốc là gì ? 
-GV : Treo bảng 2.1 và giới thiệu các số liệu trong bảng theo cột. 
-GV : Gọi 1 HS đọc C1
-GV : YCHS dựa vào số liệu trong bảng 2.1 và trả lời C1.
C1: Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau, bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn. 
-GV : YCHS xếp hạng cho các HS vào cột 4 VBT.
-GV : Theo dõi, kiểm tra giúp đỡ HS yếu. 
-HS : Vài HS trả lời C1 và thảo luận cả lớp thống nhất kết quả.
-GV : YCHS căn cứ vào số liệu của bảng 2.1 hoàn thành C2.
-GV : Gọi 1 HS lên bảng ghi vào bảng phụ.
-HS : nhận xét và thống nhất kết quả.
-GV : Quãng đường mà các em vừa tính được trong 1s gọi là vận tốc.
-GV : Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động ? Và được tính ntn ?
-GV : YCHS hoàn thành C3
-HS : Hoàn thành C3 
C3 : (1) : nhanh 	(2) chậm
 (3) : quãng đường đi được
 (4) : đơn vị 
* HĐ3 : Công thức tính vận tốc 
-GV : Giới thiệu công thức tính vận tốc.
-HS : Ghi vở công thức tính vận tốc.
-GV : YCHS từ công thức v = suy ra công thức tính s, t
-HS : lên bảng ghi công thức.
-HS khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV : nhận xét thống nhất kết quả đúng.
* HĐ4 : Đơn vị vận tốc 
-GV thông báo : đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian
-GV : Treo bảng 2.2 cho HS quan sát và YCHS hoàn th ... S2: 	Viết công thức tính công và đơn vị công? ( ý 3 ghi nhớ/48SGK – 5đ)
	Sửa bài tập 13.3/18SBT – 5đ
13.3: 	m = 2500kg => P = 25 000N
	Công thực hiện khi nâng thùng hàng lên độ cao 12m là:
	A = F.s = 25 000.12 = 300 000(J) = 300kJ
4.3./ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-GV : Gọi 1 HS đọc phần ĐVĐ ở SGK -> vào bài mới 
* HĐ2 : Tiến hành TN nghiên cứu để đi đến định luật về công
-GV: YCHS quan sát H14.1a, b nêu các dụng cụ TN và cách tiến hành TN
-HS: trả lời
-GV: Tiến hành TN, vừa làm vừa hướng dẫn HS quan sát. 
-HS: Quan sát TN và ghi kết quả vào bảng 14.1.
-GV: YCHS thảo luận nhóm trả lời C1-> C4
-HS: C1: F1 = 2F2
C2: s2 = 2s1
C3: A1 = F1.s1 = 1,5.0,02 = 0,03J
A2 = F2.s2 = 0,75.0,04 = 0,03J
	Vậy A1 = A2 	
C4: (1) lực 	(2) đường đi	 (3) công
-GV: Qua TN ta rút ra kết luận gì?
-GV: Gọi vài HS nhắc lại kết luận
Chuyển ý sang II
*HĐ3 : Giới thiệu định luật về công và vận dụng định luật để làm bài tập
-GV: Thông báo: kết luận trên không chỉ đúng cho RRĐ mà đúng cho cả các máy cơ đơn giản khác.YCHS phát biểu định luật về công?
-HS: phát biểu
-GV: Gọi vài HS nhắc lại
-GV: chuyển ý sang III
* HĐ4: Vận dụng 
-GV: Gọi 1 HS đọc C5. YCHS thảo luận nhóm và trả lời C5
-HS: thảo luận nhóm, ghi vào bảng phụ và cử đại diện trả lời
-GV: gọi đại diện 3 nhóm đính bảng phụ lên bảng và trình bày
-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
-GV: Gọi 1HS đọc C6. YC cá nhân HS làm C6
-GV: Gọi 1HS lên bảng giải. 
-HS: còn lại làm vào VBT
-HS: nhận xét, sửa bài làm của bạn ở trên bảng
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
I./ Thí nghệm:
* Kết luận: Dùng RRĐ được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi nghĩa là không được lợi gì về công. 
II./ Định luật về công:
	Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
III./ Vận dụng:
C5: 	Tóm tắt:
P1 = P2 = 500N
h = 1m ; s1 = 4m ; s2 = 2m
a) F1 ? F2
b) A1 ? A2
c) A1 = ? J	A2 = ? J
Giải
a) F1 = F2
b) A1 = A2
c) A1 = A2 = P.h = 500.1 = 500 (J)
C6: 	Tóm tắt:
P = 420 N ; s = 8m
a./ F = ? N ; h = ? m
b./ A = ? J
Giải
Lực kéo vật: 
	F = 
Độ cao đưa vật lên:
	h = 
b./ Công nâng vật lên:
A = F.s = 210.8 = 1680 (J)
ĐS: 	a./ F = 210N ; h = 4m
	b./ A = 1680J
4.4./ Củng cố và luyện tập :
-GV: phát biểu định luật về công?
-GV: Gọi 1 HS đọc phần “có thể em chưa biết”/51SGK. Viết CT tính hiệu suất của các máy cơ đơn giản và nêu ý nghĩa các đại lượng có trong CT?
-HS: H = ( A1 là công có ích; A2 là công toàn phần )
-GV: Vì sao hiệu suất luôn nhỏ hơn 1
-HS: vì A2 luôn lớn hơn A1
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
	- Học ghi nhớ/51SGK + vở ghi bài. 
	- Làm bài tập 14.1 " 14.7/19,20 SBT.
 - Đọc bài : “Công suất”.
+ Ai làm việc khoẻ hơn?
+ Công suất là gì? Công thức tính công suất? Đơn vị công suất?
5./ RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 CÔNG SUẤT
Tiết 16 :
Ngày dạy :
1./ MỤC TIÊU:
 	a./ Kiến thức :
- Hiểu được công suất là công thực hiện được trong một giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy VD minh hoạ.
- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất, vận dụng để giải các BT định lượng đơn giản. 
b./ Kĩ năng : 
- Rèn luyện các kĩ năng giải BT định lượng.
c./ Thái độ : 
- Có thái độ cẩn thận, tính chính xác khi giải các BT định lượng 
2./ CHUẨN BỊ :
a./GV : Giáo án + SGK + SBT + H15.1
b./HS : SGK + VBT + SBT + Vở ghi bài + kiến thức hướng dẫn tự học ở nhà tiết 15
3./ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Vấn đáp tìm tòi, thực nghiệm
- Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.
4./ TIẾN TRÌNH : 
4.1./ Ổn định tổ chức: Kiểm diện 
4.2./ KTBC : 
HS1: 	Phát biểu định luật về công? (Ghi nhớ/51SGK – 4đ )
	Sửa bài tập 14.1/19SBT (14.1: E - 5đ )
HS2: 	Sửa bài tập 14.2/19SBT 
14.2: 	Công hao phí : AHP = Fms.l = 20.40 = 800J – 3đ
	Công có ích: A1 = P.h = 600.5 = 3 000J – 3đ
	Công của người sinh ra là: A = AHP + A1 = 3 800J – 3đ
HS khác nhận xét, sửa nếu sai
GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm
4.3./ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
-GV : Cùng một thửa ruộng như nhau nếu dùng sức trâu bò và sức máy kéo thì vật nào sẽ cày xong nhanh hơn?
-HS : trả lời 
-GV : Từ các câu trả lời của HS -> vào bài mới 
* HĐ2 : Ai làm việc khoẻ hơn?
-GV: YCHS đọc thông tin, hướng dẫn HS phân tích thông tin
	P của 1 viên gạch 16N
	h = 4m
An: 	kéo 10 viên gạch P1 = ? 	t1 = ?
Dũng:	kéo 15 viên gạch P2 = ? 	t2 = ?
-GV: từ thông tin, YCHS trả lời C1
-HS: C1: Công của anh An: 
A1 = P1.h = 640J
Công của anh Dũng: A2 = P2.h = 960J
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
-GV: YCHS hoạt động nhóm trả lời C2, C3
-HS: C2; c, d
-GV: phân tích cho HS thấy nên chọn phương án d 
-HS: C3: Theo phương án c
(1): Dũng
(2): để thực hiện cùng một công là 1J thì Dũng mất thời gian ít hơn
Theo phương án d
(1): Dũng
(2): trong cùng 1s Dũng thực hiện được công lớn hơn.
*HĐ3 : Thông báo công suất 
-GV: Công suất là gì?
-HS: trả lời
-GV: YCHS thu thập thông tin mục II và viết công thức tính công suất, nêu rõ ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
-HS: P= A/t
-GV: Từ P=A/t => A = ?, t = ?
-HS: A = P.t ; t = A/P
*HĐ4: Đơn vị công suất
-GV: Đơn vị công suất là gì?
-HS: oat (W)
-GV: 1W = ? 1kW =? W ; 1MW =? W
-HS: 1W = 1J/s ; 1kW = 1 000W ; 1MW = 1000kW = 1 000 000W
*HĐ5 : Vận dụng
-GV: YCHS làm việc cá nhân lần lượt trả lời C4, C5, C6
-HS: lên bảng trình bày
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng
I./ Ai làm việc khoẻ hơn?
- Thực hiện cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khoẻ hơn.
- Trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khoẻ hơn.
II./ Công suất:
 - Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Trong đó:
 P: công suất
 A: công thực hiện
 t: thời gian thực hiện công
III./ Đơn vị công suất:
 Đơn vị công suất là oát. Kí hiệu: W
	1W = 1J/s
	1kW = 1 000W
	1MW= 1 000kW = 1 000 000W
IV./ Vận dụng:
C4: Tóm tắt:
h = s = 4m ; P1 = F1 = 16.10 = 160N
t1 = 50s ; P2 = F2 = 16.15 = 240N
t2 = 60s
P1 = ? W ; P2 = ? W
Giải:
Công suất của anh An 
Công suất của anh Dũng
ĐS: 	P1 = 12,8 W ; P2 = 16 W
C5: Cùng cày một sào đất, nghĩa là công thực hiện của trâu và của máy là như nhau.
Mà t1 = 6t2 vậy công suất máy cày lớn hơn trâu và lớn hơn 6 lần
C6: a) Trong t = 1h (3600s) con ngựa đi được s = 9Km (9 000m)
Vậy công của lực kéo của ngựa là:
 A = F.s = 200.9000 = 1 800 000J
Công suất của ngựa
b) Ta có công suất: 
 P = 
4.4./ Củng cố và luyện tập :
-GV: Qua bài học hôm nay chúng ta ghi nhớ được những điều gì?
-HS: Ghi nhớ/54SGK
-GV: YCHS làm BT 15.1/21SBT
-HS: 15.1: C
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
- Học ghi nhớ/54GK + vở ghi bài. 
	- Làm bài tập 15.2 " 15.6/21 SBT.
	- Đọc mục “Có thể em chưa biết”/54SGK
	+ Xem lại các kiến thức từ bài 1-> 15	
5./ RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 1-16-L8.doc