Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2008-2009 - Cao Chí Cường

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2008-2009 - Cao Chí Cường

Hoạt động 2: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?(13phút)

Gọi 1HS đọc C1

Tổ chức cho HS đọc thông tin SGK để hoàn thành C1.

- Thông báo nội dung 1 (SGK)

- Yêu cầu mỗi HS suy nghĩ để hoàn thành C2 và C3 .

Hoạt động 3:Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.Vật mốc(10phút)

Treo hình 1.2(hành khách ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nhà ga)yêu cầu HS quan sát và trả lời C4, C5.

Chú ý đối với từng trường hợp,khi nhận xét chuyển động hay đứng yên nhất thiết yêu cầu HS phải chỉ rố so với vật mốc nào.

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thànhC6

- Cho đại diện lên ghi kết quả

- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời C7

- Từ C7,các em sẽ tự rút ra: trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật có tính chất tương đối.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2008-2009 - Cao Chí Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1 	 Ngày 17/08/2008	 
CHƯƠNG I : CƠ HỌC
Tiết 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :
_ Biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc.
_ Biết được tính chuyển động và đứng yên.
_ Biết được các dạng của chuyển động.
2.Kỹ năng:
 - Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học,về tính tương đối của chuyển động và đứng yên và những ví dụ về các dạng chuyển động.
3.Thái độ :
- Rèn luyện tính độc lập ,tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.
II.Chuẩn bị:
1) Cho cả lớp: hình vẽ 1.1; 1.2 ; 1.3 phóng to trên giấy A0 hoặc các hình ảnh về các dạng chuyển động trên máy chiếu(nếu có)
Bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các bài tập 1.1 ; 1.2 ; 1.3SBT
2)Cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập hoặc bảng con.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, chia nhóm
2.Bài mới:Trong chương I chúng ta cần giải quyết những vấn đề gì?
- Cho HS mở SGK quan sát hình ảnh ở đầu chươngvà đọc10 câu hỏi tr.3(SGK) 
GV nhấn mạnh đó cũng là 10 câu hỏi chính mà ta phải trả lời được sau khi học chương này. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiếnthức
Hoạt động1:Tổ chức tình huống học tập (2phút)
Tổ chức cho HS quan sát hình1.1SGK- Đặt vấn đề như SGK.
Hoạt động 2: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?(13phút)
Gọi 1HS đọc C1
Tổ chức cho HS đọc thông tin SGK để hoàn thành C1.
- Thông báo nội dung 1 (SGK)
- Yêu cầu mỗi HS suy nghĩ để hoàn thành C2 và C3 .
Hoạt động 3:Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.Vật mốc(10phút)
Treo hình 1.2(hành khách ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nhà ga)yêu cầu HS quan sát và trả lời C4, C5.
Chú ý đối với từng trường hợp,khi nhận xét chuyển động hay đứng yên nhất thiết yêu cầu HS phải chỉ rố so với vật mốc nào.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thànhC6
- Cho đại diện lên ghi kết quả
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời C7
- Từ C7,các em sẽ tự rút ra: trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật có tính chất tương đối.
- GV cần khắc sâu cho HS và y/c HS phải chọn vật mốc cụ thểmới đánh giá được trạng thái vật là c/đ hay đứng yên.Nắm vững quy ước rằng,khi không nêu vật mốc nghĩa là phải hiểu đã chọn vật mốclà vật gắn với Trái Đất.
- Kiểm tra sự hiểu bài của HS bằng C8.
*Mặt Trời và Trái Đất c/đ tương đối với nhau,nếu lấy Trái Đất làm mốc thì Mặt Trời c/đ.
*Hoạt động4: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp (5phút) 
- Dùng tranh vẽ hình ảnh các vật c/đ(H. 1.3 a,b,c)cho HS quan sát.
-Nhấn mạnh:-quĩ đạo của c/đ
 - Các dạng c/đ
-Tổ chức cho HS làm việc cá nhân để hoàn thành C9 
*Hoạt động5:Vận dụng - củng cố dặn do ø(15phút)
Treo hình 1.4,tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành C10 và C11.
*Lưu ý:-Có sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc - vật c/đ.
-Yêu cầu một số em nêu lại nội dung cơ bản của bài học.
-Dùng bảng phụ lần lượt cho HS làm các bài tập 1.1; 1.2;1.3 SBT
- Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, thảo luận trên lớp để hoàn thành 1.1; 1.2; 1.3SBT
*Dặn dò: -Học thuộc nội dung ghi nhơ ùvà làm các bài tập 1.4; 1.5; 1.6 SBT
-Xem trước bài vận tốc
-Quan sát
- Hoạt động nhóm tìm các phương án để trả lời C1.
C1:So sánh vị trí của ô tô, thuyềnvới một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.
- Ghi nội dung 1 vào vở
- Hoạt động cá nhân để trả lời C2 và C3.
C2: HS tự chọn vật mốc và nhận xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó.
C3: vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.
- Thảo luận trên lớp để 
thống nhất C2 và C3.
-Thảo luận và trả lời C4,C5
C4: so với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của người này thay đổi so với nhà ga.
C5: so với toa tàu thì hành khách là đứng yên vì vị trí của hành khách đối với toa tàu không đổi.
- Cả lớp hoạt động nhóm thống nhất các cụm từ thích hợp để hoànthành C6:
- (1) đối với vật này
- (2) đứng yên
- Cả lớp nhận xét ,thống nhất C7
C7:hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với tàu.
-Ghi nội dung 2 SGK vào vở.
- Làm việc cá nhân để hoàn thành C8.
C8:Mặt Trời thay đổi vị trí so với một vật mốc gắn với Trái đất, vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất.
-Quan sát
-Ghi nội dung 3 SGK vào vở
-Làm việc cá nhân-thống nhất cả lớp để hoàn thành C9: Các ví dụ:
- chuyển đông thẳng: của máy bay, ôtô, tàu hoả.
- chuyển động cong: của quả bóng bàn, bóng chuyền
- chuyển động tròn: của đầu kim đồng hồ, đầu cánh quạt máy
-Quan sát
-Hoạt độngcá nhân- hoạt động nhóm để hoàn thành C10vàC11
C10:
 Oâtô: đứng yên so với người lái xe; c/đ so với người đứng bên đường và cột điện.
+Người lái xe: đứng yên so với ô tô; c/đ so với người đứng bên đường và cột điện.
+Người đứng bên đường: đứng yên so với cột điện; c/đ so với ôtô và người lái xe.
+ Cột điện: c/đ so với ôtô và người lái xe;đứng yên so với người đứng bên đường.
C11: k/c từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, ví dụ như vật c/đ tròn quanh vật mốc.
-Nhắc lại nội dung bài học
-Hoạt động cá nhân, thảo luận lớp hoàn thành các bài tập SBT.
I. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
II.TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN:
Một vật có thể được xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại được xem là đứng yên đối với vật khác, ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối , tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc.
III. MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP:
+ Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
+Tuỳ theo hình dạng của quỹ đạo người ta phân biệt chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
	Rút kinh nghiệm – Bổ sung 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT1.doc