Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Bài tập về chuyển động cơ

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Bài tập về chuyển động cơ

Hoạt động 1 ( 1): Tóm tắt lý thuyết.

GV: Chuyển động cơ học và đứng yên là gì?

HS: - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.

 - Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian

GV: Vì sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Tính tương đối của chuyển động phụ thuộc vào gì?

HS: Chuyển động có tính tương đối vì cùng một vật có thể đc xem là cđ so với vật này nhưng lại đc xem là cđ so với vật khác. Tính tương đối của cđ phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Bài tập về chuyển động cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 8: .//.
Tiết 1
Bài tập về chuyển động cơ học
Mục tiêu:
Kiến thức: Làm được các bài tập của bài chuyển động cơ học
Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tập
Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận
Chuẩn bị:
Giáo viên: Các bài tập trong sách bài tập và sách và sách nâng cao.
Học sinh: Chuẩn bị các bài tập trong sách bài tập và các bài tập khác liên quan đến bài học.
Tiến trình dạy học:
ổn định tổ chức lớp (1’):
Lớp 8: ...............
Kiểm tra bài cũ (5’):
Câu hỏi: Thế nào là chuyển động và đứng yên? Lấy một ví dụ về chuyển động và đứng yên? Lấy một ví dụ để làm rõ tính tương đối của chuyển động?.
Trả lời: Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật làm mốc. Đứng yên là không có sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật làm mốc.
Bài mới (35 phút):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 ( 1’): Tóm tắt lý thuyết.
GV: Chuyển động cơ học và đứng yên là gì?
HS: - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.
 - Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian
GV: Vì sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Tính tương đối của chuyển động phụ thuộc vào gì?
HS: Chuyển động có tính tương đối vì cùng một vật có thể đc xem là cđ so với vật này nhưng lại đc xem là cđ so với vật khác. Tính tương đối của cđ phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Hoạt động 2 ( 10’): Tìm hiểu phương pháp giải
GV: Đưa ra xác định một vật chuyển động hay đứng yên.
HS: Tiếp thu, ghi nhớ.
GV: Đưa ra ví dụ bài tập 1.3 SBT.
HS: Trả lời bài 1.3
GV: Đưa ra điều kiện để chứng minh tính tương đối của chuyển động.
HS: Ghi nhớ.
Hoạt đông 3 (15’): Giải các bài tập vận dụng.
GV: Yêu cầu hs làm việc nhóm bàn các bài tập từ 1.1 đến 1.6 SBT sau đó cử đại diện nhóm trả lời các câu hỏi của bài tập.
HS: 1.1 C; 1.2 A
1.4 Mặt trời.;Trái đất.
1.5: 
a) Cây cối ven đường và tàu là chuyển động.
b) Cây cối ven đường là đứng yên, tàu chuyển động.
c) Cây cối ven đường là chuyển động, tàu là đứng yên.
1.6
a) Chuyển động tròn
b) Dao động
c) Chuyển động tròn
GV: Đưa ra bài tập bài tập 5 tr7 sách nâng cao
HS: Trao đổi nhóm và trả lời.
GV: nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng.
I. Lý thuyết
1. Chuyển động cơ học.
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian
2. Tính tương đối của chuyển động.
Chuyển động có tính tương đối vì cùng một vật có thể đc xem là cđ so với vật này nhưng lại đc xem là cđ so với vật khác. Tính tương đối của cđ phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
II. Phương pháp giả bài tập.
1. Chuyển động cơ học.
Khi nói một vật chuyển động hay đứng yên thì phải nói nó so với vật nào? Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu:
- Vị trí của vật A so với vật B thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.
- Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B
2. Tính tương đối của chuyển động.
Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B, vật C. sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C
III. Bài tập vận dụng.
1.1 C; 1.2 A
1.4 Mặt trời.;Trái đất.
1.5: 
a) Cây cối ven đường và tàu là chuyển động.
b) Cây cối ven đường là đứng yên, tàu chuyển động.
c) Cây cối ven đường là chuyển động, tàu là đứng yên.
1.6
a) Chuyển động tròn
b) Dao động
c) Chuyển động tròn
Bài 5 tr7 sách nâng cao.
Giống nhau: Cả hai đầu van đều vận chuyển so với trục của nó vì vị trí của cả hai đầu van đều thay đổi so với trục của nó.
Khác nhau: 
- Hai đầu van chuyển động với sự nhanh chậm khác nhau.
- Chuyển động của hai đầu van xe đi trên đường là chuyển động cong vì quỹ đạo của nó là đường cong .
- Chuyển động của đầu van xe của bạn Bình là chuyển động tròn vì quỹ đạo của nó là đường tròn.
Củng cố (2’): 
Nhắc lại chuyển động cơ học là gì và hai phương pháp giải bài tập đã nêu
Hướng dẫn học ở nhà (2’): 
Ôn thêm bài tập thuộc sách nâng cao
Chuẩn bị bài tập của bài 2 trong SBT và sách tham khảo.

Tài liệu đính kèm:

  • docT1 BT ve chuyen dong co hoc.doc