Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2010-2011 - Hoàng Văn Chiến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2010-2011 - Hoàng Văn Chiến

* Hoạt động1: tổ chức tình huống học tập

GV: giới thiệu ài mới như đầu bài SGK trang 4.

* Hoạt động 2: làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?

GV: yêu cầu học sinh thảo luận làm thế nào để biết một vật đứng yên hay chuyển động ?

GV: gợi ý như ô tô, chiéc thuyền, đám mây là chuyển động hay đứng yên ?

HS: ta có thể so sánh ô tô, chiếc thuyền, đám mây với một vật khác như so với nhà cửa, so với cột điện, so với hai bên bờ sông, so với cây cối .vv.

GV: chốt lại: vị trí của vật so với vật khác mà ta chọn làm mốc ta có thể biết được vật đó chuyển động hay đứng yên so với vật đó.

GV: Ta có thể chọn vật nào để làm mốc ?

HS: ta có thể chọn bất kỳ vật nào để làm mốc.

GV: thông báo thường người ta chọn trái đất và những vật gắn với trái đất như nhà cửa, cây cối . để làm mốc.

GV: yêu cầu học sinh cho thí dụ về chuyển động cơ học. Trả lời C1, C2.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2010-2011 - Hoàng Văn Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Vật lý 8	 Giáo viên: Hoàng Văn Chiến
Tuần:01	Ngày soạn:14/08/2010
Tiết: 01	Ngày dạy:16/08/2010 
Chương I: CƠ HỌC
Bài:1	 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU: 
Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
Nêu được thí dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với một vật được chọn làm mốc
Nêu được tqhí dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp ( chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn).
Gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh: giáo dục tính tự giác hợp tác trong học tập của mỗi học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ: (Hình 1.1; hình 1.2 SGK)
Tranh vẽ: (Hình 1.3 SGK).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Hoạt động1: tổ chức tình huống học tập
GV: giới thiệu ài mới như đầu bài SGK trang 4.
* Hoạt động 2: làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?
GV: yêu cầu học sinh thảo luận làm thế nào để biết một vật đứng yên hay chuyển động ?
GV: gợi ý như ô tô, chiéc thuyền, đám mây là chuyển động hay đứng yên ?
HS: ta có thể so sánh ô tô, chiếc thuyền, đám mây với một vật khác như so với nhà cửa, so với cột điện, so với hai bên bờ sông, so với cây cối ...vv.
GV: chốt lại: vị trí của vật so với vật khác mà ta chọn làm mốc ta có thể biết được vật đó chuyển động hay đứng yên so với vật đó.
GV: Ta có thể chọn vật nào để làm mốc ?
HS: ta có thể chọn bất kỳ vật nào để làm mốc.
GV: thông báo thường người ta chọn trái đất và những vật gắn với trái đất như nhà cửa, cây cối ... để làm mốc. 
GV: yêu cầu học sinh cho thí dụ về chuyển động cơ học. Trả lời C1, C2.
* Hoạt động 3: tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 1.2, đọc thông tin ở phần II. Trả lời câu hỏi C4, C5, C6 chỉ rõ vật làm mốc.
HS: làm việc cá nhân - thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C4, C5, C6.
C4: so với nhà ga thì hành khách chuyển động ? Vì từ từ hành khách thay đổi so với nhà ga
C5: so với toa tàu thì hành khách đứng yên ? Vì vị trí hành khách và toa tàu không thay đổi.
C6: (1) so với vật này ...(2) đứng yên.
GV: yêu cầu học sinh tìm thí dụ minh hoạ Þ một vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. Trả lời câu hỏi C7.
HS: phụ thuộc vào vật làm mốc ? Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
GV: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C8.
HS: khi nói mặt trời mọc ở đằng đông lặn ở đằng tây: vì mặt trời thay đổi vị trí so với một vật gắn với trái đất vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất.
* Hoạt động 4: giới thiệu một số chuyển động thường gặp.
GV: yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 1.3 SGK, đọc thông tin mục III trả lời câu hỏi C9.
HS: nêu được thí dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
Viên phấn rơi từ trên cao xuống là chuyển động thẳng.
Chuyển động của quả bóng bàn hình 1.3 là chuyển động cong.
Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động tròn.
* Hoạt động 5: vận dụng củng cố.
GV: hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C10, C11.
HS: 
- C10: + Xe chuyển động với cột điện và người bên đường.
 + Người ngồi trên xe chuyển đọng so với cột điện
 + Người ngồi trên xe đứng yên so với xe.
 + Người đứng bên đường đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ô tô và người lái xe
 + Cột điện đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với xe và người lái xe.
- C11: khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên, nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng, có trường hợp sai. Ví dụ: vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
GV: yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.
Bài tập về nhà: 1.1 đến 1.6, sách bài tập trang 3- 4
NỘI DUNG
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?
* Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc, chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động)
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
* Nhận xét: một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.
* Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
III. Một số chuyển động thường gặp:
V. Vận dụng:
Củng cố:
Dặn dò:
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc1 chuyen dong co hoc 1.doc