Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Trịnh Thị Hiền

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Trịnh Thị Hiền

I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Học sinh nắm được nội dung cơ bản của chương học.

 - Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống thực tế, có nêu được vật làm mốc.

 - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trạng thái.

- Nêu được các ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

- Hiểu được độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

 - Biết đơn vị của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.

2/ Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

- Rèn luyện kĩ năng tư duy logic.

 

doc 176 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Trịnh Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: CƠ HỌC
Tiết 1 – Bài 1 + 2: Chuyển động cơ học. Vận tốc
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Học sinh nắm được nội dung cơ bản của chương học.
 - Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống thực tế, có nêu được vật làm mốc.
 - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trạng thái.
- Nêu được các ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
- Hiểu được độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
 - Biết đơn vị của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
2/ Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy logic.
3/ Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
4/ Năng lực: 
Năng lực tư duy logic.
Năng lực vận dụng kiến thức vào từng trường hợp cụ thể trong thực tế.
Năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị
1/ Giáo viên:
- Tranh vẽ hình 1.2,1.4, 1.5 SGK.
2/ Học sinh
- Đọc trước SGK bài 1 “Chuyển động cơ học”, “Vận tốc”.
III. Tổ chức hoạt dộng dạy học:
1/ Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3/ Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
GV giới thiệu chương trình vật lý 8 gồm 2 chương: Cơ học và nhiệt học.
Trong chương 1, ta cần tìm hiểu bao nhiêu vấn đề, đó là vấn đề gì?
GV đặt vấn đề như trong SGK.
Như trong cuộc sống ta thường nói một vật là đang chuyển động hay đứng yên. Vậy căn cứ nào để nói vật đó đang chuyển động hay đứng yên. Làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm
HS tìm hiểu SGK và trả lời các vấn đề cần nghiên cứu trong chương I.
Ghi đầu bài
Chương I: CƠ HỌC
Tiết 1: Chuyển động cơ học – Vận tốc
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định một vật đang chuyển động hay đứng yên (15 phút)
Yêu cầu HS trả lời câu C1?
Tại sao nói vật đó đang chuyển động hay đứng yên?
Gọi HS khác nhận xét bổ sung.
GV có thể thông báo là do vị trí của vật đó chuyển động so với mình hoặc so với gốc cây thay đổi hoặc không thay đổi.
Vị trí của vật đó so với gốc cây không đổi chứng tỏ vật đó chuyển động
Vị trí của vật đó so với gốc cây không đổi chứng tỏ vật đó đứng yên.
GV thông báo về vật làm mốc.
GV lưu ý khi xác định một vật là chuyển động hay đứng yên ta còn phải chú ý đến thời gian so sánh.
? Vậy khi nào khi nào ta nói một vật đang chuyển động hay đứng yên?
Gọi một HS khác phát biểu lại.
Yêu cầu HS trả lời câu C2, C3?
GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
GV hỏi thêm: cái cây bên đường là đứng yên hay chuyển động? Nếu là đứng yên có đúng hoàn toàn không?>
HS trả lời câu C1.
HS khác nhận xét, bổ sung.
HS chú ý lắng nghe.
HS chú ý lắng nghe.
HS phát biểu: Khi vị trí của vật so với vật làm mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật làm mốc.
Một HS khác phát biểu lại.
HS trả lời câu C2, C3.
Nhận xét câu trả lời của bạn.
HS suy nghĩ và dự đoán
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên
- Để nhận biết một vật đang chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với một vật được chọn làm mốc.
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.
C2
C3
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động (5 phút)
GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và trả lời câu c4,c5
Yêu cầu HS trả lời câu C6?
Gọi một HS khác nhận xét.
GV yêu cầu HS tìm một ví dụ để minh họa cho nhận xét trên, xét nó chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?
? Như vậy vật chuyển động hay đứng yên là phụ thuộc vào yếu tố nào?
GV thông báo: một vật có thê là chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào cách chọn vật làm mốc nên ta nói rằng “chuyển động hay đứng yên có tính tương đối”.
HS quan sát hình 1.2 và trả lời câu C4:
So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động.
C5: so với toa tàu thì hành khách đang đứng yên vì vị trí của người đó là không thay đổi so với toa tàu.
C6: Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác.
HS khác nhận xét.
HS đưa ra ví dụ: Ôtô đi trên đường, người trong oto là chuyển đông so với cây bên đường nhưng lại là đứng yên so với oto.
TL: Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc.
HS lắng nghe, ghi vở.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
C4
C5
C6: Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác.
Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối.
Hoạt động 4: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp (5 phút)
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là quỹ đạo?
Giới thiệu một số quỹ đạo thường gặp: quỹ đạo thẳng, quỹ đạo tròn, quỹ đạo cong
Yêu cầu HS cho biết quỹ đạo trong một số chuyển động thực tế.
HS nghiên cứu tài liệu
Quỹ đạo là đường mà vật chuyển động vạch ra.
HS chú ý lắng nghe.
HS nêu được tên một số quỹ đạo mà GV đưa ra.
III. Một số chuyển dộng thường gặp
- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
- Một số chuyển động thường gặp: Thẳng, cong, tròn
C9:
Hoạt động 5: Tìm hiểu vận tốc (15 phút)
Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
Muốn biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm ta làm thế nào?
Dựa vào kinh nghiệm của cá nhân em hãy xếp hạng nhất, nhì, ba tròng cuộcthi chạy?
,
Muốn tính quãng đường đi được trong 1s ta làm thế nào?
GV gọi một HS khác nhận xét
Như vậy trong cùng thời gian 1s, hãy so sánh quãng đương đi được của 5 HS từ đó so sánh với bảng xếp hạng em có nhận xét gì?
GV gọi HS khác nhận xét
GV chốt lại: Để so sánh ai đi nhanh hơn ta có 2 cách:
+ So sánh thời gian mà 5 người chạy cùng một quãng đường.
+ So sánh quãng đường mà 5 người đi được trong 1s.
GV thông báo: Quãng đường đi được trong 1s được gọi là vận tốc.
Dựa vào bảng kết quả xếp hạng, hãy cho biết vận tốc biểu thị cho tính chất nào của chuyển động? Từ đó hoàn thành câu C3?
GV gọi một HS khác nhắc lại câu trả lời.
GV chốt lại kết quả đúng và cho HS ghi vở.
GV thông báo công thức tính vận tốc và tên của các đại lượng có trong công thức.
Yêu cầu HS rút ra các công thức tính quãng đường, thời gian theo các đại lượng còn lại.
Giới thiệu các đơn vị của vận tốc thường gặp: m/s và km/h
Hướng dẫn HS cách đổi đơn vị của vận tốc.
Cùng một quãng đường 60m nếu ai chạy mất ít thời gian hơn thì người đó chạy nhanh hơn.
Hùng: nhất, Bình: nhì,
An: ba
TL: Ta lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
HS khác nhận xét, sửa chữa nếu cần.
TL: Cùng một thời gian, ai đi được quãng đường dài hơn thì người đó đi nhanh hơn.
HS khác nhận xét.
HS chú ý lắng nghe.
HS lắng nghe, ghi vở.
HS hoàn thành câu C3:
(1)nhanh,
(2) chậm
(3)quãng đường, 
(4) đơn vị
HS khác nhắc lại câu trả lời.
HS ghi vở
HS viết công thức
v = S/t
S = v.t
t = S/v
HS ghi bài
Viết cách đổi đơn vị của vận tốc
I. Vận tốc là gì?
C1: Cùng một quãng đường ai chạy mất ít thời gian hơn thì chạy nhanh hơn.
C2: Cùng một thời gian ai đi được quãng đường dài hơn thì chạy nhanh hơn
*Kết luận: 
- Vận tốc là quãng đường đi được trong 1 giây.
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
Công thức tính vận tốc:
v = s/t
trong đó:
v là vận tốc.
s là quãng đường đi được.
t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
1km/h = 0,28m/s
5/ Củng cố (3 phút)
- Thế nào là chuyển động cơ học?
- Thế nào là tính tương đối của chuyển động cơ học?
- Các chuyển động cơ học thường gặp là những dạng nào?
- Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc?
6/ Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học phần ghi nhớ
- Làm bài tập từ 1.1 đến 1.6 SBT.
- Đọc thêm mục có thể em chưa biết.
Tiết 2 – Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều. Nêu được những ví dụ về chuyển động đều và không đều thường gặp.
 - Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian, chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian.
2/ Kĩ năng
- Vận dụng công thức vtb = s/t để tính vận tốc trung bình trên đoạn đường.
- Làm được các thí ghiệm như hình 3.1.
- Từ các thí nghiệm rút ra được quy luật của chuyển động đều, chuyển động khôg đều
3/ Thái độ: 
- Có ý thức học tập nghiêm túc.
- Liên hệ các kiến thức đã học, lấy được các ví dụ ngoài thực tế.
II. Chuẩn bị
1/ Giáo viên:
- Một mặt phẳng nghiêng, 1 bánh xe, 1 đồng hồ bấm giây
- Tranh vẽ tốc kế của xe máy.
2/ Học sinh
- Học bài cũ, làm bài tập về nhà và đọc trước bài 3 ”Chuyển động đều – chuyển động không đều”.
III. Tổ chức hoạt dộng dạy học:
1/ Ổn định tổ chức lớp 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
C1: Độ lớn của vận tốc được xác định như thế nào? Hãy nêu tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức?
C2: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động?
Chữa bài tập 2.5 SBT trang 6?
Định hướng câu trả lời của HS:
C1: Công thức tính vận tốc: v = s/t
Trong đó: v là vận tốc (m/s, km/h)
 s là quãng đường mà vật đi được (m, km)
 t là thời gian vật đi hết quãng đường (s,h)
C2: Độ lớn của vận tốc cho chúng ta biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động.
Bài 2.5: 
Đổi 1 phút = 60s
Vận tốc của người thứ nhất và người thứ 2 lần lượt là:
V1 = s1/t1 = 300/60 = 5m/s = 5.3,6 = 18(km/h)
V2 = s2/t2 = 7,5/0,5 = 15(km/h)
Vì v1 < v2 nên người thứ 1 đi nhanh hơn người thứ nhất.
b) Gọi s1 và s2 là quãng đường mà hai người đi được sau 20 phút = 1/3h
Khoảng cách của hai người sau 20 phút là:
∆S = s1 – s2 = v1.t1 – v2.t2 = 18.1/3 – 15.1/3 = 1 (km)
Vậy sau 20 phút hai người cách nhau 1km.
3/ Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
Nêu nhận xét về độ lớn của vận tốc trong chuyển động của đầu kim đồng hồ và chuyển động của xe đạp khi em đi từ nhà đến trường?
GV thông báo chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động đều, chuyển động của xe đạp là chuyển động không đều. 
Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều.
- Chuyển động của đầu kim đồng hồng hồ có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động của xe đạp lúc nhanh, lúc chậm.
HS lắng nghe, ghi bài
HS chú ý lắng nghe, ghi bài.
Tiết 3 – Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển động đều và chuyển động không đều (20 phút)
 Hãy đọc SGK và nêu định nghĩa thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
GV yêu cầu một HS khác phát biểu lại định nghĩa.
GV chốt lại định nghĩa.
Yêu cầu ... m chưa biết.
- Làm các bài tập từ 25.1 đến 25.8
- Trả lời trước các câu hỏi trong bài 29 “Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học”.
Tiết 32 – Bài 29: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG III: NHIỆT HỌC
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Trả lời được các câu hỏi phần ôn tập.
- Làm được các bài tập trong phần vận dụng
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì II.
2/ Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng giải một bài toán vật lý.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào từng bài toán cụ thể.
3/ Thái độ: 
- Chú ý, nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1/ Giáo viên:
Kẻ sẵn bảng 29.1 ra bảng phụ.
Chuẩn bị sẵn ra bảng phụ trò chơi ô chữ.
2/ Học sinh
- Ôn tập lại những kiến thức về công thức tính nhiệt lượng.
III. Tổ chức hoạt dộng dạy học:
1/ Ổn định tổ chức lớp 
2/ Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3/ Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà (2 phút)
GV kiểm tra xác suất sự chuẩn bị của học sinh ở nhà, đánh giá sự chuẩn bị của học sinh.
HS đưa bài chuẩn bị để giáo viên kiểm tra.
Tiết 32 – Bài 29: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG III – NHIỆT HỌC
Hoạt động 2: Ôn tập (10 phút)
GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp các câu hỏi trong phần ôn tập. Phần này HS đã được chuẩn bị ở nhà.
GV đưa ra câu trả lời chuẩn để HS chữa nếu cần.
HS thảo luận trên lớp về các câu hỏi phần ôn tập.
HS chữa hoặc bổ sung vào vở bài tập của mình nếu sai hoặc thiếu.
Ghi nhớ những nội dung chính của chương.
I. Ôn tập
Hoạt động 3: Vận dụng (25 phút)
Phần I: Trắc nghiệm
GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng hình thứ giơ tay trả lời nhanh.
GV yêu cầu HS giải thích sự lựa chọn của mình và cho điểm những câu trả lời đúng.
Phần II: Trả lời câu hỏi
GV cho HS thảo luận nhóm
GV điều khiển cả lớp thảo luận câu trả lời phần II, GV có kết luận đúng để HS ghi vở.
Phần III: Bài tập
GV gọi HS lên bảng chữa bài, yêu cầu các HS khác chữa bài vào vở.
GV thu vở của một số HS chấm bài.
Gọi HS nhận xét bài của các bạn trên lớp, GV nhắc nhở sai sót HS thướng mắc phải.
Ví dụ: 
Trong phần tóm tắt HS thường viết 2l = 2kg
Đơn vị sử dụng chưa hợp lý
GV hướng dẫn cách làm của một số bài tập mà HS chưa làm được ở nhà như một số bài * trong SBT.
HS giơ tay trả lời các câu hỏi.
HS chữa bài vào vở.
HS tham gia thảo luận nhóm phần II.
HS ghi vở câu trả lời đúng sau khi có kết luận chính thức của giáo viên.
2 HS lên bảng chữa bài tương ứng với 2 bài tập phần III, HS khác làm bài vào vở.
HS nhận xét bài của các bạn trên bảng.
HS chữa bài vào vở nếu cần.
HS chú ý để không mắc phải những lỗi sai đó.
HS yêu cầu GV chữa một số bài tập khó trong SBT nếu cần.
B. Vận dụng
I. Trắc nghiệm
1. B
2. B
3. D
4. C
5. C
II. Trả lời câu hỏi
Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ (8 phút)
GV tổ chức cho HS chơi trò ô chữ.
Chia 2 đội, mỗi đội 4 người
Gắp thăm câu hỏi tương ứng với thứ tự hang ngang của ô chữ (để HS không được chuẩn bị trước ô chữ).
Trong thời gian 30 giây yêu cầu HS điềm vào ô trống. Nếu quá thời gian thì không tính.
Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm.
Đội nào số điểm cao hơn thì đội đó thắng.
Yêu cầu một HS đọc từ trong hang dọc.
HS chia 2 nhóm và tiến hành theo sự điều khiển của GV.
Một HS đọc từ trong hang dọc.
II. Trò chơi ô chữ
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các kiến thức đã học trong chương nhiệt học.
- Xem lại các công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt.
- Hoàn thành các bài tập trong SBT.
Tiết 33: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Ôn tập lại những kiến thức đã học trong học kì II.
- Làm được các bài tập trong đề cương ôn tập
- Chuẩn bị tốt kiến thức cho bài kiểm tra học kì II.
2/ Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng giải một bài toán vật lý.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào từng bài toán cụ thể.
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức theo một logic cụ thể.
3/ Thái độ: 
- Chú ý, nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1/ Giáo viên:
Giải trước các bài tập trong phần đề cương.
2/ Học sinh
- Trả lời trước các câu hỏi lý thuyết trong đề cương.
III. Tổ chức hoạt dộng dạy học:
1/ Ổn định tổ chức lớp 
2/ Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3/ Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà (2 phút)
GV kiểm tra xác suất sự chuẩn bị của học sinh ở nhà, đánh giá sự chuẩn bị của học sinh.
HS đưa bài chuẩn bị để giáo viên kiểm tra.
Tiết 32 – Bài 29: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG III – NHIỆT HỌC
Hoạt động 2: Ôn tập (10 phút)
GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp các câu hỏi trong phần lí thuyết, phần này GV đã cho HS chuẩn bị trước ở nhà.
GV đưa ra câu trả lời chuẩn để HS chữa nếu cần.
HS thảo luận trên lớp về các câu hỏi phần lí thuyết.
HS chữa hoặc bổ sung vào vở bài tập của mình nếu sai hoặc thiếu.
Ghi nhớ những nội dung chính.
I. Ôn tập
Hoạt động 3: Vận dụng (25 phút)
Giáo viên yêu cầu HS làm các bài tập từ bài 1 đến bài 4 trong đề cương.
Bài 1:
GV hướng dẫn cho HS: để tính công suất ta phải tính công mà người công nhân dùng để nâng 48 thùng hàng.
Bài 2:
Hướng dẫn HS vận dụng công thức tính nhiệt lượng.
Bài 3: 
Hướng dẫn học sinh: nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước bằng tổng nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm và nước đề nhiệt độ của chúng tăng từ 25˚C đến 100˚C.
Giáo viên chú ý HS không viết 2lit = 2kg
Phải viết: V2 = 2l→m2 = 2kg
Bài 4: 
Hướng dẫn HS: nhiệt lượng mà miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng mà nước thu vào.
Vì nhiệt độ của miếng đồng giảm từ 80˚C xuống 25˚C. chứng tỏ nhiệt độ cân bằng của miếng đồng và nước là 25˚C.
Áp dụng công thức tính nhiệt lượng mà nước thu vào ta tính được nhiệt độ ban đầu của nước.
Sau khi HS làm xong giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng chữa bài, yêu cầu các học sinh khác quan sát và nhận xét.
Giáo viên sửa chữa lỗi sai và yêu cầu HS chữa bài vào vở.
HS chú ý sự hướng dẫn của giáo viên.
Cá nhân học sinh làm bài vào vở.
HS lên bảng chữa bài, HS khác quan sát, nhận xét.
B. Bài tập
Bài 1:
Công mà người công nhân dùng để nâng 48 thùng hàng là:
A = 48.15000 = 720000(J)
Công suất của người công nhân là:
Đổi 2h = 7200s
P = A/t = 720000/7200 = 100(W)
Bài 2:
Nhiệt lượng cần cung cấp cho 4kg đồng để nhiệt độ tăng từ 25˚C đến 50˚C là:
Áp dụng công thức: Q = m.c.Δt
Q = 4.380.(50 – 25) = 38000(J)
Bài 3:
Nhiệt lượng cần truyền cho ấm nhôm để nhiệt độ của nó tăng từ 25˚C đến 100˚C là:
Q1 = m1.c1.Δt1 = 0,5.880.(100 – 25) = 33000(J)
Nhiệt lượng dùng để cung cấp cho nước để nhiệt độ tăng từ 25˚C đến 100˚C là:
Q2 = m2.c2.Δt2 = 2.4200.(100 – 25) = 630000(J)
Vậy nhiệt lượng dùng để đun sôi nước là:
Q = Q1 + Q2 = 33000 + 630000 = 663000 (J)
Bài 4:
Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng mà miếng nhôm tỏa ra chính bằng nhiệt lượng mà nước thu vào.
Q2 = Q1 = m1.c1.Δt1 = 0,5.880.(80 – 25) = 24200 (J)
Mà Q2 = m2.c2.Δt2 = m2.c2 (tcb – t2)
t2 = tcb - Q2/m2c2 = 25 – 24200/(2.4200) = 22,12˚C
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các kiến thức đã học trong chương nhiệt học.
- Xem lại các công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt.
- Hoàn thành các bài tập trong đề cương ôn tập.
Tiết 34: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Ôn tập lại những kiến thức đã học trong học kì II.
- Làm được các bài tập trong đề cương ôn tập
- Chuẩn bị tốt kiến thức cho bài kiểm tra học kì II.
2/ Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng giải một bài toán vật lý.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào từng bài toán cụ thể.
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức theo một logic cụ thể.
3/ Thái độ: 
- Chú ý, nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1/ Giáo viên:
Giải trước các bài tập trong phần đề cương.
2/ Học sinh
- Trả lời trước các câu hỏi lý thuyết trong đề cương.
III. Tổ chức hoạt dộng dạy học:
1/ Ổn định tổ chức lớp 
2/ Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3/ Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Chữa các bài tập từ bài 5 đến bài 9 trong phần đề cương (10 phút)
GV gọi một số học sinh lên bảng chữa bài.
HS đưa bài chuẩn bị để giáo viên kiểm tra.
Hoạt động 2: Ôn tập (10 phút)
GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp các câu hỏi trong phần lí thuyết, phần này GV đã cho HS chuẩn bị trước ở nhà.
GV đưa ra câu trả lời chuẩn để HS chữa nếu cần.
HS thảo luận trên lớp về các câu hỏi phần lí thuyết.
HS chữa hoặc bổ sung vào vở bài tập của mình nếu sai hoặc thiếu.
Ghi nhớ những nội dung chính.
I. Ôn tập
Hoạt động 3: Vận dụng (25 phút)
Giáo viên yêu cầu HS làm các bài tập từ bài 1 đến bài 4 trong đề cương.
Bài 1:
GV hướng dẫn cho HS: để tính công suất ta phải tính công mà người công nhân dùng để nâng 48 thùng hàng.
Bài 2:
Hướng dẫn HS vận dụng công thức tính nhiệt lượng.
Bài 3: 
Hướng dẫn học sinh: nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước bằng tổng nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm và nước đề nhiệt độ của chúng tăng từ 25˚C đến 100˚C.
Giáo viên chú ý HS không viết 2lit = 2kg
Phải viết: V2 = 2l→m2 = 2kg
Bài 4: 
Hướng dẫn HS: nhiệt lượng mà miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng mà nước thu vào.
Vì nhiệt độ của miếng đồng giảm từ 80˚C xuống 25˚C. chứng tỏ nhiệt độ cân bằng của miếng đồng và nước là 25˚C.
Áp dụng công thức tính nhiệt lượng mà nước thu vào ta tính được nhiệt độ ban đầu của nước.
Sau khi HS làm xong giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng chữa bài, yêu cầu các học sinh khác quan sát và nhận xét.
Giáo viên sửa chữa lỗi sai và yêu cầu HS chữa bài vào vở.
HS chú ý sự hướng dẫn của giáo viên.
Cá nhân học sinh làm bài vào vở.
HS lên bảng chữa bài, HS khác quan sát, nhận xét.
B. Bài tập
Bài 1:
Công mà người công nhân dùng để nâng 48 thùng hàng là:
A = 48.15000 = 720000(J)
Công suất của người công nhân là:
Đổi 2h = 7200s
P = A/t = 720000/7200 = 100(W)
Bài 2:
Nhiệt lượng cần cung cấp cho 4kg đồng để nhiệt độ tăng từ 25˚C đến 50˚C là:
Áp dụng công thức: Q = m.c.Δt
Q = 4.380.(50 – 25) = 38000(J)
Bài 3:
Nhiệt lượng cần truyền cho ấm nhôm để nhiệt độ của nó tăng từ 25˚C đến 100˚C là:
Q1 = m1.c1.Δt1 = 0,5.880.(100 – 25) = 33000(J)
Nhiệt lượng dùng để cung cấp cho nước để nhiệt độ tăng từ 25˚C đến 100˚C là:
Q2 = m2.c2.Δt2 = 2.4200.(100 – 25) = 630000(J)
Vậy nhiệt lượng dùng để đun sôi nước là:
Q = Q1 + Q2 = 33000 + 630000 = 663000 (J)
Bài 4:
Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng mà miếng nhôm tỏa ra chính bằng nhiệt lượng mà nước thu vào.
Q2 = Q1 = m1.c1.Δt1 = 0,5.880.(80 – 25) = 24200 (J)
Mà Q2 = m2.c2.Δt2 = m2.c2 (tcb – t2)
t2 = tcb - Q2/m2c2 = 25 – 24200/(2.4200) = 22,12˚C
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các kiến thức đã học trong chương nhiệt học.
- Xem lại các công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt.
- Hoàn thành các bài tập trong đề cương ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2021_2022_t.doc