Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Phạm Bá Linh

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Phạm Bá Linh

Tiết 1: Bài 1: Chuyển động cơ học

 Tiết 2: Bài 2: Vận tốc

 Tiết 3: Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

 Tiết 4: Bài 4: Biểu diễn lực

 Tiết 5: Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính

 Tiết 6: Bài 6: Lực ma sát

 Tiết 7: Ôn tập

 Tiết 8: Kiểm tra 1tiết

Tiết 9: Bài 7: Áp suất

 Tiết 10: Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau

 Tiết 11: Bài 9: Áp suất khí quyển

 Tiết 12: Bài 10: Lực đẩy Acsimét

 Tiết 13: Bài 11: Thực hành và kiểm tra thực hành:

 Nghiệm lại lực đẩy Acsimét

 Tiết 14: Bài 12: Sự nổi

 Tiết 15: Bài 13: Công cơ học

 Tiết 16: Bài 14: Định luật về công

 Tiết 17: Ôn tập

 Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I

 HỌC KỲ II

 Tiết 19: Bài 15: Công suất

 Tiết 20: Bài 16: Cơ năng: Thế năng ,động năng

 Tiết 21: Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

 Tiết 22: Bài 18: Ôn tập tổng kết chương I: Cơ học.

 Tiết 23: Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

 Tiết 24: Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng

 yên?

 Tiết 25: Bài 21: Nhiệt năng

 Tiết 26: Kiểm tra

 Tiết 27: Bài 22: Dẫn nhiệt

 Tiết 28: Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

 Tiết 29: Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

 Tiết 30: Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

 Tiết 31: Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

 Tiết 32: Bài 27: Sư bảo toàn năng lượng trong các hiện

 tượng cơ và nhiệt

 Tiết 33: Bài 28: Động cơ nhiệt

 Tiết 34: Bài 29: Ôn tập tổng kết chương II: Nhiệt học

 Tiết 35: Kiểm tra học kỳ II

 

doc 84 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Phạm Bá Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BẢNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN VẬT LÍ 8.
	Cả năm: 35tuần x 1 tiết/tuần = 35 tiết
	Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết
	Học kỳ II: 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết
	HỌC KỲ I
	Tiết 1:	Bài 1:	Chuyển động cơ học
	Tiết 2:	Bài 2:	Vận tốc
	Tiết 3:	Bài 3:	Chuyển động đều - Chuyển động không đều
	Tiết 4: 	Bài 4:	Biểu diễn lực
	Tiết 5:	Bài 5:	Sự cân bằng lực – Quán tính
	Tiết 6:	Bài 6:	Lực ma sát
	Tiết 7: 	Ôn tập
	Tiết 8:	Kiểm tra 1tiết
Tiết 9: 	Bài 7:	Áp suất
	Tiết 10: 	Bài 8:	Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
	Tiết 11: 	Bài 9:	Áp suất khí quyển
	Tiết 12: 	Bài 10:	Lực đẩy Acsimét
	Tiết 13:	Bài 11:	Thực hành và kiểm tra thực hành: 
 Nghiệm lại lực đẩy Acsimét 
	Tiết 14:	Bài 12:	Sự nổi
	Tiết 15:	Bài 13:	Công cơ học
	Tiết 16:	Bài 14:	Định luật về công
	Tiết 17:	Ôn tập
	Tiết 18:	Kiểm tra học kỳ I
	HỌC KỲ II
	Tiết 19:	Bài 15:	Công suất
	Tiết 20:	Bài 16: 	Cơ năng: Thế năng ,động năng
	Tiết 21:	Bài 17:	Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
	Tiết 22:	Bài 18:	Ôn tập tổng kết chương I: Cơ học.
	Tiết 23:	Bài 19:	Các chất được cấu tạo như thế nào?
	Tiết 24:	Bài 20:	Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng
 yên?
	Tiết 25:	Bài 21:	Nhiệt năng
	Tiết 26:	Kiểm tra
	Tiết 27:	Bài 22:	Dẫn nhiệt
	Tiết 28:	Bài 23:	Đối lưu - Bức xạ nhiệt
	Tiết 29:	Bài 24:	Công thức tính nhiệt lượng
	Tiết 30:	Bài 25:	Phương trình cân bằng nhiệt
	Tiết 31:	Bài 26:	Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
	Tiết 32:	Bài 27:	Sư bảo toàn năng lượng trong các hiện 
 tượng cơ và nhiệt
	Tiết 33:	Bài 28:	Động cơ nhiệt
	Tiết 34:	Bài 29:	Ôn tập tổng kết chương II: Nhiệt học
	Tiết 35:	Kiểm tra học kỳ II
	Tiết thứ: 01
	Ngày soạn: ......./......./2009
	Ngày dạy: ......./......./2009
	Tên bài:
	 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.
-Biết được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
2.Kỹ năng.
-Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
-Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên,đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
-Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp:chuyển động thẳng,chuyển động cong,chuyển động tròn.
-Rèn luyện khả năng quan sát,so sánh của học sinh.
3.Thái độ.
B.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
2.Chuẩn bị của giáo viên.
-Tranh vẽ (hình 1.1,hình 1.2 SGK) phục vụ cho bài giảng và bài tập.
-Tranh vẽ (hình 1.3 SGK) về một số chuyển động thường gặp.
C.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề. (2phút)
-GV:Mặt trời mọc ở đằng đông,lặn ở đằng tây như vậy có phải là mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên không?
-HS:
-GV:Muốn biết được câu trả lời của các bạn đúng hay sai,chúng ta cùng tìm hiểu sang bài mới:Chuyển động cơ học.
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 (13 phút)
-GV: Yêu cầu một học sinh đọc trước lớp câu hỏi C1,tổ chức cho học sinh thảo luận và trả lời C1.
-HS:Thảo luận chung giữa lớp.
-GV:Vậy để biết được một vật chuyển động hay đứng yên cần phải căn cứ vào yếu tố nào?
-HS:Thảo luận => Nhận xét.
-GV:Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK để biết được vật mốc và chuyển động cơ học.
-GV:Một vật như thế nào được gọi là vật mốc?Yêu cầu học sinh chỉ ra các vật được chọn làm vật mốc trong các ví dụ trên.
-HS:
-GV:Vậy khi nào thì vật chuyển động?(Thế nào là chuyển động cơ học?)
-HS:
-GV:Yêu cầu từng cá nhân học sinh trả lời câu hỏi C2.
-HS:
-GV:Gọi một số học sinh trả lời,các học sinh khác nhận xét,đánh giá.
-HS:
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời câu hỏi C3,các học sinh khác nhận xét,đánh giá.
-HS:Thảo luận =>Trả lời câu C3.
-GV:Vậy có khi nào một vật vừa chuyển động so với vật này,vừa đứng yên so với vật khác không?
-HS:Thảo luận =>đưa ra ví dụ (có thể đúng,có thể sai)
-GV:Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu sang mục II.
*Hoạt động 2 (10 phút)
-GV:Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.2 và đọc thông tin ở SGK.
-GV:Yêu cầu từng cá nhân học sinh trả lời câu hỏi C4,C5.
-HS:Làm việc cá nhân.
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp,các học sinh khác nhận xét đánh giá.
-HS:Thảo luận.
-GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6.
-HS:Trả lời câu hỏi C6 => Nhận xét.
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời câu hỏi C7 trước lớp,các học sinh khác nhận xét đánh giá.
-HS:
-GV:Vậy một vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào yếu tố nào?
-HS:
-GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C8.
-HS:
*Hoạt động 3 (5phút)
-GV:Giới thiệu cho học sinh một số chuyển động trong đời sống qua hình 1.3 SGK .
-GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu C9.
-HS:
*Hoạt động 4 (15 phút)
-GV:Yêu cầu từng cá nhân học sinh trả lời C10,C11.
-HS:
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp,các học sinh khác nhận xét.
-HS:Thảo luận =>Trả lời C10,C11
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
*Nhận xét.
Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc).
*Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
II.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
*Nhận xét.
-Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.
-Vậy một vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc.Ta nói:chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
III.Một số chuyển động thường gặp.
-Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng,chuyển động cong.
IV.Vận dụng.
IV.Củng cố.
-GV:Yêu cầu một vài học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
-HS:
V.Dặn dò.
-Về nhà làm bài tập từ 1.1 đến 1.6 SBT vật lí.
	Tiết thứ: 02
	Ngày soạn: ....../......./2009
	Ngày dạy: ....../......../2009
	Tên bài:
	VẬN TỐC
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Từ ví dụ,so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh,chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc).
-Nắm được công thức tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc.Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s,km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.Vận dụng công thức dể tính quảng đường, thời gian trong chuyển động.
2.Kỹ năng.
-Rèn luyện khả năng so sánh và kỹ năng vận dụng công thức làm bài tập.
3.Thái độ.
B.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
2.Chuẩn bị của giáo viên.
-Bảng 2.1;2.2 SGK.
C.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ. (3 phút)
-HS1:
+Thế nào là chuyển động cơ học?Cho ví dụ?
+Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì?Cho ví dụ?
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.(1 phút)
	Ở bài 1,ta đã biết cách làm thế nào để nhận biết được một vật chuyển động hay đứng yên.Vậy khi vật chuyển động ,làm thế nào để biết được vật đó chuyển động nhanh hay chậm?Nội dung của bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG
*Hoạt động 1(12 phút)
-GV:Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở mục 1 (bảng 2.1),sau đó trả lời câu hỏi C1,C2.
-HS:Làm việc cá nhân.
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp,các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận chung => Trả lời C1,C2.
-GV:Thông báo,quãng đường chạy trong một giây của các bạn học sinh trên được gọi là vận tốc.
-GV:Vậy vận tốc là gì?Biết được vận tốc của một vật cho ta biết điều gì?
-HS:Thảo luận =>đưa ra nhận xét.
-GV:Yêu cầu từng cá nhân học sinh trả lời câu hỏi C3.
-HS:Làm việc cá nhân.
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp,các học sinh khác nhận xét bổ sung.
-HS:Thảo luận chung =>trả lời câu C3.
*Hoạt động 2.(5 phút)
-GV:Dựa vào ví dụ ở bảng 2.1,hướng dẫn học sinh xây dựng công thức: 
-HS:Làm theo hướng dẫn của giáo viên.
-GV:Yêu cầu học sinh nêu tên các đại lượng có trong công thức.
-HS:
*Hoạt động 3.(5 phút)
-GV:Yêu cầu học sinh nêu tên đơn vị của chiều dài,thời gian =>Đơn vị của vận tốc.(Trả lời câu C4)
-HS:
-GV:Hướng dẫn học sinh cách đổi đơn vị từ km/h ra m/s và ngược lại...Cho một vài ví dụ yêu cầu học sinh đổi.
-HS:Làm theo hướng dẫn của giáo viên.
-GV:Giới thiệu cho học sinh một dụng cụ đo vận tốc gọi là tốc kế (hình vẽ 2.2SGK)
*Hoạt động 4 (15 phút)
-GV:Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C5
-HS:Làm theo hướng dẫn của giáo viên.
-GV:Gọi 3 học sinh lên bảng làm các câu C6,C7,C8,các học sinh khác làm vào vở nháp.Yêu cầu học sinh tóm tắt được đầu bài,ghi các dữ liệu theo quy định.
-HS:Làm việc cá nhân.
-GV:Gọi một vài học sinh nhận xét,bổ sung bài làm của bạn trên bảng.
-HS:Thảo luận chung tước lớp =>hoàn chỉnh các câu trả lời theo hướng dẫn của giáo viên.
I.Vận tốc là gì?
*Nhận xét.
Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian của chuyển động được gọi là vận tốc của chuyển động đó.Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
II.Công thức tính vận tốc.
-,trong đó:
v là vận tốc,
s là quãng đường đi được,
t là thời gian để đi hết quảng đường đó.
III.Đơn vị vận tốc.
m/s (mét trên giây)
km/h (Kilômét trên giờ)
1km/h = 0,28m/s.
IV.Vận dụng.
C6.
Tóm tắt.
 t = 1,5h
 s = 81km
v = ? km/h;? m/s
Vận tốc của tàu là:
IV.Củng cố.(1phút)
-GV:Gọi một vài học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
-HS:
V.Dặn dò.(3phút)
-Làm bài tập từ 2.1 – 2.5 SBT.
-Đọc thêm phần có thể em chưa biết.
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.5 SBT.
	+GV:Muốn biết ai đi nhanh hơn phải làm thế nào?
	+HS:Tính quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian (Vận tốc) => So sánh.
	+GV:Muốn biết sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu Km ta phải làm gì?
	+HS:
	Tiết thứ: 03
	Ngày soạn: ......./......./2009
	Ngày dạy: ....../......../2009
	Tên bài:
	CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều.
-Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp.Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian.
-Xác định được công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
2.Kỹ năng.
-Vận dụng được công thức để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
-Mô tả thí nghiệm hình 3.1 SGK và dựa vào các dữ liệu đã ghi ở bảng 3.1 trong thí nghiệm để trả lời được những câu hỏi trong bài.
-Rèn luyện kỹ năng quan sát,khả năng thực hiện thí nghiệm và xử lý kết quả.
3.Thái độ.
B.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
-Máng nghiêng,bánh xe,đồng hồ điện tử,bút lông.
-Bảng ghi kết quả thí nghiệm.
2.Chuẩn bị của giáo viên.
-Bảng kết quả thí nghiệm 3.1 SGK và một bảng kết quả thí nghiệm chung.
C.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.(5 phút)
-HS1:
+Vận tốc là gì?Công thức tính vận tốc?Đơn vị của vận tốc?
+Áp dụng làm bài tập 2.3 SBT.
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
2.Tiển ... .Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.
-So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
-Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
2.Kỹ năng.
-Rèn luyện kỹ năng thực hiện thí nghiệm, khả năng quan sát, so sánh.
3.Thái độ.
B.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
-Giá thí nghiệm, kim, sáp, đèn cồn + cồn, thanh đồng.
-Ống nghiệm + nút cao su.
2.Chuẩn bị của giáo viên.
-Bộ dụng cụ thí nghiệm như học sinh.
-Khối đồng hình tròn rỗng ở bên trong, thanh đồng, nhôm, thuỷ tinh.
C.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
-HS1:
Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng? Cho ví dụ?
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
 Ta đã biết, trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng những cách nào? Nội dung của bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1.(10 phút)
-GV:Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm như hình 22.1 SGK.
-HS:Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi C1, C2, C3.
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận trên lớp hoàn chỉnh các câu trả lời.
-GV:Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về sự truyền nhiệt năng trong thí nghiệm trên.
-HS:
*Hoạt động 2. (22 phút)
-GV:Vậy sự dẫn nhiệt của các chất có giống nhau hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu sang mục II.
-GV:Tiến hành thí nghiệm như hình 22.2 SGK.
-HS: Quan sát thí nghiệm, trả lời câu C4, C5.
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận trên lớp hoàn chỉnh câu trả lời.
-GV:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm 2.
-HS:Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, trả lời câu hỏi C6.
-GV:Yêu cầu đại diện một vài nhóm trả lời câu C6.
-HS:Thảo luận trên lớp Rút ra nhận xét.
-GV:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm 3.
-HS:Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, trả lời câu hỏi C7.
-GV:Yêu cầu đại diện một vài nhóm trả lời câu C7.
-HS:Thảo luận trên lớp Rút ra nhận xét.
*Hoạt động 3.(7 phút)
-GV: Yêu cầu từng cá nhân học sinh thực hiện các câu C8 đến C12.
-HS: làm việc cá nhân.
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận trước lớp hoàn chỉnh các câu trả lời.
I.Sự dẫn nhiệt.
1.Thí nghiệm.
2.Trả lời câu hỏi.
*Kết luận.
Nhiệt năng được truyền dần dần từ đầu này sang đầu khác của một vật, từ vật này sang vật khác gọi là sự dẫn nhiệt.
II.Tính dẫn nhiệt của các chất.
*Thí nghiệm 1.
Nhận xét.
Các chất rắn khác nhau thì tính dẫn nhiệt khác nhau.
Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
*Thí nghiệm 2.
Nhận xét.
Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
*Thí nghiệm 3.
Nhận xét.
Chất khí dẫn nhiệt kém.
III.Vận dụng.
IV.Củng cố. (1 phút)
-Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK.
V.Dặn dò. (1 phút)
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm bài tập 22.1 – 22.6 SBT.
	Tiết thứ: 27
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
	Tên bài:
	 ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
-Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trương nào và không xảy ra trong môi trường nào.
-Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.
-Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
2.Kỹ năng.
-Rèn luyện khả năng quan sát và thực hiện thí nghiệm.
3.Thái độ.
-Rèn luyện tính cẩn thận.
B.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
-Một chân đế, một thanh hình trụ có đường kính 10mm dài 500mm.
-Hai khớp nối chữ thập, 1 kẹp vạn năng, 1 chiếc kiềng, 1 tấm lưới kim loại, 1 nhiệt kế 00C – 1000C, 1 cốc 250ml, 1 đèn cồn + cồn, 1 gói thuốc tím.
2.Chuẩn bị của giáo viên.
-Một bộ thí nghiệm như học sinh.
-Một bộ thí nghiệm đối lưu của không khí, vài nén hương, 1 cây nến.
-Một bình cầu đáy bằng sơn đen, 1 nút cao su có lỗ, 1 ống thuỷ tinh chữ L, 1 khối gỗ.
-Tranh vẽ hình 23.1; 22.3.
-Một bình thuỷ, tranh vẽ hình 23.6.
C.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
-HS1:
Thế nào là sự dẫn nhiệt? Cho ví dụ?
Làm bài tập 22.2 SBT.
-HS2:
Nêu nhận xét về tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
Làm bài tập 22.1 SBT.
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
-GV: Treo tranh vẽ hình 22.3; hình 23.1 lên bảng, yêu cầu học sinh so sánh sự giống và khác nhau trong hai thí nghiệm, so sánh kết quả.
-HS:
-GV:Trong hai thí nghiệm trên xảy ra hiện tượng truyền nhiệt khác nhau, hình 22.3 là hiện tượng nhiệt được truyền bằng hình thức dẫn nhiệt. Vậy, thí nghiệm trên hình 23.1 nhiệt được truyền bằng cách nào? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cùng nghiêng cứu sang bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt.
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1.
-GV:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm như hình 23.2 SGK.
-HS: Quan sát
-GV:Tổ chức học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi C1, C2, C3.
-HS:Hoạt động nhóm.
-GV:Gọi đại diện một vài nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận trên lớp hoàn chỉnh các câu trả lời.
-GV:Trong thí nghiệm trên, nước đã truyền nhiệt năng bằng cách nào?
-HS:
-GV:Dựa vào câu trả lời của học sinh để đưa ra khái niệm về sự đối lưu.
-GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi nêu ra đầu bài.
-HS:
-GV:Vậy, sự đối lưu có xảy ra đối với chất khí hay không?Chúng ta cùng tìm hiểu sang mục 3.
*Hoạt động 2.
-GV:Tiến hành thí nghiệm như hình 23.3, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi C4.
-HS:
-GV:Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau:
+Trong thí nghiệm trên, người ta đốt nến nhằm mục đích gì?
+Nhiệt độ, áp suất không khí ở ngăn đốt nến và ngăn đốt hương, bên nào cao hơn?
-HS:
-GV:Thông báo cho học sinh biết, hiện tượng xảy ra đối với chất khí trong thí nghiệm trên cũng được gọi là sự đối lưu.
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời câu hỏi C5, C6, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận trên lớp hoàn thành các câu trả lời.
-GV:Hoàn chỉnh các câu trả lời của học sinh nếu cần.
-GV:Đặt vấn đề như SGK.
-GV:Tiến hành thí nghiệm như hình 23.4; 23.5 SGK, yêu câu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi C7, C8, C9.
-HS:
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời câu hỏi C7, C8, C9 các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận.
-GV:Hoàn chỉnh các câu trả lời của học sinh nếu cần.
-GV:Thông báo định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt như SGK.
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời câu hỏi C10, C11, C12 các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận trên lớp để hoàn chỉnh các câu trả lời.
-GV:Hoàn chỉnh các câu trả lời của học sinh nếu cần.
I.Đối lưu.
1.Thí nghiệm.
2.Trả lời câu hỏi.
*Kết luận.
Sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng gọi là sự đối lưu.
3.Vận dụng.
II.Bức xạ nhiệt.
1.Thí nghiệm.
2.Trả lời câu hỏi.
*Kết luận.
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
III.Vận dụng.
IV.Củng cố.
-Thế nào là sự đối lưu? Bức xạ nhiệt?
V.Dặn dò.
-Treo tranh vẽ hình 23.6 về cấu tạo phích nước, yêu cầu học sinh quan sát, phân tích và trả lời câu hỏi: Tại sao phích giữ được nước nóng lâu dài?
-HS:Thảo luận hoàn chỉnh câu trả lời.
-Làm các bài tập 23.1 – 23.7 SBT.
	Tiết thứ: 28
	Ngày soạn: 20/3/2008
	Ngày dạy: 24/3/2008
	Tên bài:
	KIỂM TRA 1 TIẾT
A.Mục tiêu.
-Thông qua bài kiểm tra nhằm:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh, qua đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp.
Học sinh củng đánh giá được kết quả học tập của mình từ đó đề ra phương pháp học hợp lí và nỗ lực hơn trong học tập.
B.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị của giáo viên.
-Ra đề, in đề cho các lớp mình giảng dạy.
2.Chuẩn bị của học sinh.
C.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
-Giáo viên nêu nội quy, quy chế của một tiết kiểm tra, phát đề cho học sinh.
2.Nội dung đề kiểm tra.
A.Phần trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1.Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chuyển động của phân tử chất lỏng:
A.Hỗn độn.	
B.Không ngừng.	
C.Không liên quan đến nhiệt độ.	
D.Là nguyên nhân gây ra hiện tượng khuếch tán.
Câu 2. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?
A.Đồng, nước đá, nước, gỗ, không khí. 
B.Đồng, gỗ, nước đá, nước, không khí.
C.Đồng, nước, nước đá, gỗ, không khí.	
D.Đồng, nước, gỗ, không khí, nước đá.
Câu 3.Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:
A.Chỉ ở chất lỏng.	B.Chỉ ở chất khí.
C.Chỉ ở chất lỏng và chất khí.	D.Ở cả chất lỏng, chất khí và chất rắn.
Câu 4.Năng lượng mặt trời truyền xuống trái đất bằng cách nào?
A.Đối lưu.	B.Dẫn nhiệt qua không khí.	
C.Bức xạ nhiệt.	D.Bằng một cách khác.
Câu 5.Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?
A.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ bé gọi là các nguyên tử. phân tử.
B.Các phân tử, nguyên tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
C.Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách.
D.Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 6. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
A.Nhiệt độ của vật.	B.Khối lượng của vật.	
C.Thể tích của vật.	 	D.Các đại lượng trên đều thay đổi.
Câu 7.Tại sao lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu? Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng nhiệt độ của lưỡi cưa?
A.Vì có sự truyền nhiệt.	B.Vì có sự thực hiện công.	
C.Vì có ma sát.	 D.Một cách giải thích khác.
Câu 8. Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?
A.Động năng. 	 B.Thế năng.	 
C.Nhiệt năng.	 	 D.Động năng, thế năng và nhiệt năng.
B.Phần tự luận.
Câu 1.Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?
Câu 2.Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn gỗ không?
Câu 3.Một người đẩy một thùng hàng chuyển động đều trên đường với lực đẩy không đổi là 50N và đi được quãng đường 2,5km trong 1,5 giờ.Tính công và công suất của người đó?
IV.Củng cố.
-Hết giờ, giáo viên thu bài, nhắc nhở những học sinh vi phạm (nếu có).
V.Dặn dò.
-Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài mới.
D.Đáp án:
	A.Phần trắc nghiệm. (6 điểm)
Câu 1. C	Câu 2. A	Câu 3. C	Câu 4. C
Câu 5. D	Câu 6. A	Câu 7. B	Câu 8. D
	B.Phần tự luận. (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
Câu 2. (1 điểm)
Câu 3. (2 điểm)
	 Giải:
	Công của người thực hiện được là.
	A = F.s = 50.2500 = 125000(J)
	Công suất của người đó là.
	(W)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Vat li 8(17).doc