Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Thường

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Thường

GV: Tại sao nói vật đó chuyển động?

 HS: Khi có sự thay đổi so với vật khác.

 GV: Làm thế nào biết được ô tô, đám mây chuyển động hay đứng yên?

 HS: Chọn một vật làm mốc như cây trên đường, mặt trời nếu thấy mây, ô tô chuyển động so với vật mốc thì nó chuyển động. Nếu không chuyển động thì đứng yên.

GV: Giảng cho HS vật làm mốc là vật như thế nào.

 GV: Cây trồng bên đường là vật đứng yên hay chuyển động? Nếu đứng yên có đúng hoàn toàn không?

HS:Trả lời dưới sự hướng dẫn của GV.

 GV: Em hãy tìm một VD về chuyển động cơ học. Hãy chỉ ra vật làm mốc?

 HS: Xe chạy trên đường, vật làm mốc là mặt đường.

 GV: Khi nào vật được gọi là đứng yên? lấy VD?

 HS: Là vật không chuyển động so với vật mốc.

 VD: Người ngồi trên xe không chuyển động so với xe.

 GV: Lấy VD thêm cho học sinh rõ hơn

 HOẠT ĐỘNG 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

 GV: Treo hình vẽ 1.2 lên bảng và giảng cho học sinh hiểu hình này.

 GV: Hãy cho biết: So với nàh gia thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

 HS: Hành khách chuyển động vì nhà ga là vật làm mốc.

 GV: So với tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

 HS: Hành khách đứng yên vì tàu là vật làm mốc.

 

doc 95 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 1
Ngày soạn: 15/8/2008.	 Chương 1: CƠ HỌC
 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
 Học sinh biết được thế nào là chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong cuộc sống hằng ngày. Xác định được vật làm mốc
 Học sinh nêu được tính tương đối của chuyển động
 Học sinh nêu được ví dụ về các dạng chuyển động.
Kĩ năng:
 Học sinh quan sát và biết được vật đó chuyển động hay đứng yên.
Thái độ:
 Ổn định, tập trung, biết cách quan sát, nhìn nhận sự vật trong quá trình nhìn nhận sự vật.
II/ Chuẩn bị:
Cho cả lớp: Tranh vẽ hình 1.2, 1.4, 1.5. Phóng to thêm để học sinh rõ. Bảng phụ ghi rõ nội dung điền từ C6.
Cho mỗi nhóm học sinh:
1. Xe lăn, 1 khúc gỗ, 1 con búp bê, 1 quả bóng bàn.
III/ Pương pháp: Thực nghiệm kết hợp với thảo luận, vấn đáp
IV/ Tổ chức hoạt động DẠY-HỌC:
 1.Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra sự chuản bị của học sinh cho bài mới :
 3. Tình huống bài mới:
	 Giới thiệu qua cho học sinh rõ chương trình vật lý 8.
	Tình huống bài mới : Các em biết rằng trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều vật đang chuyển động dưới nhiều hình thức khác nhau. Những chuyển động đó sẽ như thế nào? Hôm nay ta vào bài mới “Chuyển động cơ học”.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên:
 GV: Em hãy nêu 2 VD về vật chuyển động và 2 VD về vật đứng yên?
 HS: Người đang đi, xe chạy, hòn đá, mái trường đứng yên.
 GV: Tại sao nói vật đó chuyển động?
 HS: Khi có sự thay đổi so với vật khác.
 GV: Làm thế nào biết được ô tô, đám mây chuyển động hay đứng yên?
 HS: Chọn một vật làm mốc như cây trên đường, mặt trờinếu thấy mây, ô tô chuyển động so với vật mốc thì nó chuyển động. Nếu không chuyển động thì đứng yên.
GV: Giảng cho HS vật làm mốc là vật như thế nào.
 GV: Cây trồng bên đường là vật đứng yên hay chuyển động? Nếu đứng yên có đúng hoàn toàn không?
HS:Trả lời dưới sự hướng dẫn của GV.
 GV: Em hãy tìm một VD về chuyển động cơ học. Hãy chỉ ra vật làm mốc?
 HS: Xe chạy trên đường, vật làm mốc là mặt đường. 
 GV: Khi nào vật được gọi là đứng yên? lấy VD?
 HS: Là vật không chuyển động so với vật mốc.
 VD: Người ngồi trên xe không chuyển động so với xe.
 GV: Lấy VD thêm cho học sinh rõ hơn
 HOẠT ĐỘNG 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
 GV: Treo hình vẽ 1.2 lên bảng và giảng cho học sinh hiểu hình này.
 GV: Hãy cho biết: So với nàh gia thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
 HS: Hành khách chuyển động vì nhà ga là vật làm mốc.
 GV: So với tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
 HS: Hành khách đứng yên vì tàu là vật làm mốc.
 GV: Hướng dẫn HS trả lời C6
 HS: (1) So với vật này
 (2) Đứng yên
 GV: Yêu cần HS trả lời phần câu hỏi đầu bài.
 HS: Trái đất chuyển động, mặt trời đứng yên.
 HOẠT ĐỘNG 3: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp:
 GV: Hãy nêu một số chuyển động mà em biết và hãy lấy một số VD chuyển động cong, chuyển động tròn?
 HS: Xe chạy, ném hòn đá, kim đồng hồ.
 GV: Treo hình vẽ và vĩ đạo chuyển động và giảng cho học sinh rõ
 HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng:
 GV: Treo tranh vẽ hình 1.4 lên bảng. Cho HS thảo luận C10
 GV: Mỗi vật ở hình này chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?
 HS: Trả lời
 GV: Cho HS thảo luận C11.
 GV: Theo em thì câu nói ở câu C11 đúng hay không?
 HS: Có thể sai ví dụ như một vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
I/ Làm thế nào để biết được vật chuyển động hay đứng yên.
 C1: Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động.
 C2: Em chạy xe trên đường thì em chuyển động còn cây bên đường đứng yên.
 C3: Vật không chuyển động so với vật mốc gọi là vật đứng yên. VD: Vật đặt trên xe không chuyển động so với xe.
II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
 C4: Hành khách chuyển động với nhà ga vì nhà ga là vật làm mốc. 
 C5: So với tàu thì hành khách đứng yên vì lấy tàu làm vật làm mốc tàu chuyển động cùng với hành khách.
 C6: (1) So với vật này
 (2) Đứng yên.
 C8: Trái đất chuyển động còn mặt trời đứng yên.
III/ Một số chuyển động thường gặp:
 C9: Chuyển động đứng: xe chạy thẳng
Chuyển động cong: ném đá
Chuyển động tròn: kim đồng hồ
 IV/ Vận dụng: 
 C10: Ô tô đứng yên so với người lái, ôtô chuyển động so với trụ điện. 
 C11: Nói như vậy chưa hẳn là đúng ví dụ vật chuyển động tròn quanh vật mốc
 HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
Củng cố:
 Hệ thống lại kiến thức của bài.
 Cho HS giải bài tập 1.1 sách bài tập.
Hướng dẫn về nhà:
 a.Bài vừa học:
 Học phần ghi nhớ SGK, làm BT 1.1 đến 1.6 SBT
Đọc mục “có thể em chưa biết” 
 b.Bài sắp học: “vận tốc”
*Câu hỏi soạn bài.Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc.
V/ Bổ sung:
Tiết : 2
Ngày soạn: 22/8/2008 VẬN TỐC
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 So với quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
	 Nắm vững công thức tính vận tốc.
	2.Kỷ năng:
	 Biết vận dụng công thức tính quãng đường, thời gian.
3.Thái độ:
 Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán.
II/ Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: 
	 Bảng phụ ghi sẵn nội dung 2.1 SGK.
	 Tranh vẽ hình 2.2 SGK
	2. Học sinh: 
	 Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị ra bảng lớn bảng 2.1 và 2.2 SGK.
III/ Pương pháp: Thực nghiệm kết hợp với thảo luận, vấn đáp
IV/ Tổ chức hoạt động DẠY-HỌC:
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra:
	a. Bài cũ
	 GV: Hãy nêu phần kết luận bài: Chuyển động cơ học? Ta đi xe đạp trên đường thì ta chuyển động hay đứng yên so với cây cối? Hãy chỉ ra vật làm mốc
 1HS: Trả lời GV: Nhận xét ghi điểm
	b. Sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới.
	3. Tình huống bài mới
	 Ở bài 1. Chúng ta đã biết thế nào là một vật chuyển động và đứng yên. Trong bài tiếp theo này ta sẽ biết vật đó chuyển động nhanh, chậm như thế nào? Ta vào bài mới.
4. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: Nghiên cứu khái niệm vận tốc.
 GV: Treo bảng phụ phóng lớn bảng 2.1 lên bảng.
 HS: Quan sát
 GV: Các em thảo luận và điền vào
 cột 4 và 5.
 HS: Thảo luận
 GV: Làm thế nào để biết ai nhanh hơn, ai chậm hơn?
 HS: Ai chạy với thời gian ít nhất thì nhanh hơn, ai có thời gian chạy nhiều nhất thì chậm hơn.
 GV: cho HS xếp hạng vào cột 4.
 GV: Hãy tính quãng đường hs chạy được trong 1 giây? 
 HS: Dùng công thức: Quãng đường chạy/ thời gian chạy.
 GV: Cho HS lên bảng ghi vào cột 5. Như vậy Quãng đường/1s là gì?
 GV: Nhấn mạnh: Quảng đường chạy trên 1s gọi là vận tốc.
 GV: Cho hs thảo luận và trả lời C3
 HS: (1) Nhanh (2) chậm
 (3) Quãng đường (4) đơn vị
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu công thức tính vận tốc:
 GV: Cho HS đọc phần này và cho HS ghi phần này vào vở.
 HS: ghi
 HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đơn vị vận tốc:
Treo bảng 2.2 lên bảng
 GV: Em hãy điền đơn vị vận tốc vào dấu 3 chấm.
 HS: Lên bảng thực hiện
 GV: Giảng cho HS phân biệt được vận tốc và tốc kế.
 GV: Nói vận tốc ôtô là 36km/h, xe đạp 10,8km/h, tàu hỏa 10m/s nghĩa là gì?
 HS: Vận tốc tàu hỏa bằng vận tốc ô tô. Vận tốc xe đạp nhỏ hơn tàu hỏa.
GV: Em hãy lấy VD trong cuộc sống của chúng ta, cái nào là tốc kế
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu phần vận dụng:
 GV: cho HS thảo luận C6
 HS: thảo luận 2 phút
 GV: gọi HS lên bảng tóm tắt và giải 
 HS: lên bảng thực hiện
 GV: Các HS khác làm vào giấy nháp.
 GV: Cho HS thảo luận C7.
 HS: thảo luận trong 2 phút
 GV: Em nào tóm tắt được bài này?
 HS: Lên bảng tóm tắt
 GV: Em nào giải được bài này?
 HS: Lên bảng giải. Các em khác làm vào nháp
 GV: Tương tự hướng dẫn HS giải C8.
I/ Vận tốc là gì? 
 C1: Ai có thời gian chạy ít nhất là nhanh nhất, ai có thời gian chạy nhiều nhất là chậm nhất.
 C2: Dùng quãng đường chạy được chia cho thời gian chạy được.
 C3: Độ lớn vận tốc biểu thị mức độ nhanh chậm của chuyển động.
(1) Nhanh (2) Chậm
(3) Quãng đường (4) đơn vị
II/ Công thức tính vận tốc:
v = s/t Trong đó :v vận tốc
 s: Quãng đường
 t: thời gian
III/ Đơn vị vận tốc:
Đơn vị vận tốc là mét/giây (m/s) hay kilômet/h (km/h)
C4:
C5: - Vận tốc ôtô = vận tốc tàu hỏa
Vận tốc xe đạp nhỏ hơn.
 C6: Tóm tắt:
t=1,5h; s= 81 km
Tính v = km/h, m/s
Giải:
Áp dụng: 
 v = s/t = 81/1,5 = 54 km/h
 = 15m/s
C7: Tóm tắt 
t = 40phút = 2/3h
v= 12 km/h
Giải:
Áp dụng CT: v = s/t => s= v.t
 = 12 x 2/3 = 8 km
 C8: Tóm tắt:
v = 4km/h; t =30 phút = ½ giờ
Tính s =?
Giải:
Áp dụng: v = s/t => s= v .t 
 = 4 x ½ = 2 (km) 
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố. Hướng dẫn tự học
Củng cố: 
 Hệ thống lại cho học sinh những kiến thức chính.
 Hướng dẫn HS làm bài tập 2.1 SBT
Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học:
Học thuộc phần “ghi nhớ SGK”
Làm bài tập từ 2.2 đến 2.5 SBT
Bài sắp học: Chuyển động đều, chuyển động không đều.
* Câu hỏi soạn bài:
- Độ lớn vận tốc xác định như thế nào?
- Thế nào là chuyển động đều và chuyển động không đều.
V. Bổ sung:
Tiết : 3
Ngày soạn: 29/8/2008
 	 CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU 
I/ Mục tiêu:
	1.Kiến thức:
	 Phát biểu được chuyển động đều, nêu ví dụ.
	 Phát biểu được chuyển động không đều, nêu ví dụ.
	2. Kỷ năng:
	 Làm được thí nghiệm, vận dụng được kiến thức để tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.
	3. Thái độ:
	 Tích cực, ổn định, tập trung trong học tập.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên:
 Bảng ghi vắn tắt các bước thí nghiệm, kẻ sẵn bảng kết quả mẫu như bảng 3.1 SGK.
Học sinh:
 Một máng nghiên, một bánh xe, một bút dạ để đánh dấu, một đồng hồ điện tử.
III/ Pương pháp: Thực nghiệm kết hợp với thảo luận, vấn đáp
IV/ Tổ chức hoạt động DẠY-HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Bài cũ:
 Giáo viên: Em hãy phát biểu kết luận của bài Vận Tốc. Làm bài tập 2.1 SBT.
 Học sinh: trả lời GV: Nhận xét và ghi điểm
Sự chuẩn bị của HS cho bài mới.
Tình huống bài mới:
 Vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động. Thực tế khi em đi xe đạp có phải nhanh hoặc chậm như nhau? Để hiểu rõ hôm nay ta vào bài “Chuyển động đều và chuyển động không đều”.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Đ/N:
 GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu trong 3 phút.
 HS: Tiến hành đọc.
 GV: Chuyển động đều là gì?
 HS: trả lời: như ghi ở SGK
 GV: Hãy lấy VD về vật chuyển động đều?
 HS: Kim đồng hồ, trái đất quay
 GV: Chuyển động không đều là gì?
 HS: trả lời như ghi ở SGK
 GV: Hãy lấy VD về chuyển động không đều?
 HS: Xe chạy qua một cái dốc 
 GV: Trong chuyển động đều và chuyển động không đều, chuyển động nào dễ tìm VD hơn?
 HS: Chuyển động không đều.
 GV: Cho HS quan sát bảng 3.1 SGK và trả lời câu hỏi: trên quãng đường nào xe lăng chuyển động đều và chuyển động không đều?
HS: trả lời
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển dộng không đều.
 GV: Dựa vào bảng 3.1 em hãy tính độ lớn vận tốc trung bình của trục bánh xe trên quãng đường A và D.
 HS: trả lời
 GV: Trục bánh xe chuyển động nhanh hay chậm ... 2
Ngày soạn:
Tiết 32: 	ĐỘNG CƠ NHIỆT
I/ Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt
	Vẽ được động cơ 4 kì
	Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ
	2. Kĩ năng: Giải được các bài tập
	3. Thái độ: Ổn định, tập trung trong học tập
II/ Pương pháp: Thực nghiệm kết hợp với thảo luận, vấn đáp
III/ Chuẩn bị:
: Giáo viên và học sinh nghiên cứu kĩ sgk
IV/ Tổ chức hoạt động DẠY-HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	GV: Phát biểu định luật bảo toàn trong các hiện tượng cơ và nhiệt? Làm BT 27.2 SBT?
	HS: Trả lời
	3. Tình huống bài mới: GV nêu tình huống như ghi ở SGK
	4. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu động cơ nhiệt là gì: 
GV: Cho hs đọc qua phần “động cơ nhiệt
HS: Đọc và thảo luận 2 phút
GV: Vậy động cơ nhiệt là gì?
HS: Là động cơ biến một phần năng lượng nhiệt thành nhiệt năng.
GV: Hãy lấy 1 số ví dụ động cơ nhiệt?
HS: Động cơ xe máy, động cơ ô tô
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu động cơ 4 kì:
GV: Động cơ 4 kì thường gặp nhất hiện nay.
GV: Em hãy nêu cấu tạo của động cơ này?
HS: Gồm xilanh,pittông, tay quay.
GV: Hãy nêu cách vận chuyển của nó?
HS: Trả lời ở sgk
 HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu hiệu suất của động cơ nhiệt:
GV: Động cơ 4 kì có phải toàn bộ năng lượng biến thành công có ích không? tại sao?
HS: Không vì một phần năng lượng biến thành nhiệt.
GV: Em hãy viết công thức tính hiệu suất?
HS: H = 
GV: Em hãy phát biểu định nghĩa hiệu suất và nêu ý nghĩa? Đơn vị từng đại lượng trong công thức?
HS: Hiệu suất bằng tỉ số giữa công có ích và do năng lượng toàn phần.
 HOẠT ĐỘNG 4: 
Tìm hiểu bước vận dụng:
GV: Các máy cơ đơn giản có phải là động cơ nhiệt không? Tại sao?
HS: Không, vì không có sự biến năng lượng nhiên liệu thành cơ năng
GV: Hãy kế tên các dụng cụ có sử dụng động cơ 4 kì?
HS: Xe máy, ôtô, máy cày.
GV: Động cơ nhiệt ảnh hưởng như thế nào với môi trường?
HS: Trả lời
GV: Gọi 1 hs đọc C6 sgk
HS: Thực hiện
GV: Gọi hs ghi tóm tắt bài 
HS: lên bảng thực hiện
GV: Em nào giải được bài này?
HS: Thực hiện
I/ Động cơ nhiệt là gì?
Là động cơ biến một phần năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.
II/ Động cơ 4 kì:
 1 Cấu tạo : “sgk” 
2. Vận chuyển (sgk)
III/ Hiệu suất động cơ nhiệt:
 H = 
Trong đó: H: là hiệu suát (%)
A: Công mà động cơ thực hiện được (J)
Q: Nhiệt lượng do nhiên liệu tỏa ra (J)
IV/ Vận dụng:
C6: A = F.S = 700.100.000 = 7.107 (J)
Q = q.m = 46.106.4 = 18,4.107 (J)
H = . 100% = = 38%
	HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố và hướng dẫn tự học:
	1. củng cố:
	Ôn lại cho hs những ý chính của bài
	Hướng dẫn hs làm BT 28.1 SBT.
	2. Hướng dẫn tự học:
	a. BVH: Học thuộc bài. Làm BT 28.2, 28.3 , 28.4
	b. BSH: “Ôn tập phần nhiệt học”
	Các em xem kĩ những câu hỏi và bài tập ở phần này để hôm nay ta học
IV/ Bổ sung:
Tuần 33:
Ngày soạn:
Tiết 33: 	CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG II
I/Mục tiêu:
	1.Kiến thức: Trả lời được các câu hỏi ở phần Ôn tập
	2. Kĩ năng: Làm được các BT trong phần vận dụng
	3. Thái độ: Ổn định, tập trung trong ôn tập
II/ Pương pháp: Thực nghiệm kết hợp với thảo luận, vấn đáp
III/ Chuẩn bị:
	1.GV: Vẽ to bảng 29.1 ở câu 6 sgk
	- Chuẩn bị trò chơi ô chữ
	2. HS: - Xem lại tất cả những bài trong chương II.
IV/ Tổ chức hoạt động DẠY-HỌC:
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra:
	a. Bài cũ:
	GV: hãy nêu thứ tự các kì vận chuyển của động cơ bốn kì?
	HS: Trả lời
	GV: Nhận xét, ghi điểm.
	b. Sự chuẩn bị của hs cho bài mới
	3. Tình huống bài mới:
	Để cho các em hệ thống lại được toàn bộ kiến thức ở chương nhiệt học này, hôm nay chúng ta vào bài mới.
	4. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu phần lí thuyết
GV: Các chất được cấu tạo như thế nào?
HS: Cấu tạo từ nguyên tử, phân tử.
GV: Nêu 2 đặc điểm cấu tạo nên chất ở chương này?
HS: Các nguyên tử luôn chuyển động và chúng có khoảng cách
GV: Nhiệt độ và sự chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật liên quan với nhau như thế nào?
HS: Nhiệt độ càng cao, chuyển động phân tử càng nhanh.
GV: Nhiệt năng của vật là gì?
HS: Là tổng động năng của phân tử cấu tạo nên vật.
GV: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng?
HS: Thực hiện công và truyền nhiệt.
GV: Hãy lấy ví dụ về sự thay đổi nhiệt năng?
HS: Trả lời
GV: Treo bảng vẽ bảng 29.1 lên bảng. Hãy điền vào chỗ trống cho thích hợp?
HS: Thực hiện
GV: Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị nhiệt lượng lại là Jun?
HS: Là nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi. Đơn vị nhiệt lượng là Jun vì số đo nhiệt năng là Jun.
GV: Nhiệt dung riêng của nước là 420 J/kg.K nghĩa là gì?
HS: Trả lời
GV: Viết công thức tính nhiệt lượng, đơn vị?
HS: Q = m.c.t
GV: Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt?
HS: Trả lời
GV: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì?
HS: Trả lời
GV: Viết công thức tiíh hiệu suất động cơ nhiệt?
HS: H = 
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phần vận dụng
GV: Cho hs đọc C1 sgk
GV: Hãy chọn câu đúng?
HS: B
GV: Câu 2 thì em chọn câu nào?
HS: D
GV: Ở câu 3 thì câu nào đúng?
HS: D
GV: Ở câu 4, câu nào đúng?
HS: C
GV: Hướng dẫn hs giải câu 1 trang 103 sgk.
I/ Lí thuyết:
1. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
2. Các nguyên tử, phaâ tử luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách
3. Nhiệt độ càng cao thì chuyển động của các phân tử, nguyên tử càng nhanh.
4. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên chất
5. Nhiệt lượng là phần năng lượng nhận thêm hay mất đi của vật.
6. Công thức tính nhiệt lượng:
 Q = m.c.t
7. Nguyên lí truyền nhiệt:
- Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
8. công thức tính hiệu suất động cơ:
 H = 
II/ Vận dụng:
Bài 1 trang 103 sgk:
Nhiệt lượng ấm thu vào: 
Q = = 2.4200.80 + 0,5.880.80 = 707200 (J)
Nhiệt lượng dầu sinh ra:
Q’ = Q. = 2357333 (J)
Lượng dầu cần dùng:
m = = 903 kg
	HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà:
	1. Củngc ố:
	GV hướng dẫn làm thêm câu 2 trang 103 phần bài tập ở sgk.
	2. Hướng dẫn tự học:
	a. BVH: 
	Học thuộc những câu lí thuyết đã ôn hôm nay.
	Làm BT 1,2,3 trang 103 Phần II sgk
	b. BSH: “Kiểm tra học kì II”
	 Các em cần xem kĩ những phần ôn tập để hôm sau ta kiểm tra cho tốt
IV/ Bổ sung:
Tuần 34:
Ngày soạn:
Tiết 34: 	KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu:
	1.Kiến thức:
	Kiểm tra tấc cả những kiến thức mà học sinh đã học ở phần Nhiệt Học
	2. Kĩ năng:
	Kiểm tra sự vận dụng kiến thức của hs để giải thích các hiện tượng và làm các BT có liên quan.
	3. Thái độ:
	Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
II/ Ma trận thiết kế đề:
Các chất cấu tạo thế nào
Chuyển động của NT, PT
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Nhiệt lượng
Động cơ nhiệt
Công thức tính hiệu suất
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
NB
1
1
2
1
1
6
TH
1
1
3
VD
14
Tổng
1
1
1
1
2
1
1
10
III/ Đề kiểm tra:
Phần trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta thu được hỗn hợp rượu - nước có thể tích:
	A. Bằng 100cm3	B. Lớn hơn 100cm3
	C. Nhỏ hơn 100cm3	D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 100cm3
Câu 2: Khi các nguyên tử - phân tử của các chất chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên:
khối lượng của chất.
Trọng lượng của chất
Cả khối lượng và trọng lượng của chất
Nhiệt độ của chất.
Câu 3: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiêtj từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng?
Đồng, không khí, nước..
Không khí, nước, đồng.
Nước, đồng, không khí
Đồng, nước, không khí
Câu 4: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra ở chất nào sau đây:
Chỉ ở chất lỏng.
Chỉ ở chất khí
Chỉ ở chất lỏng và chất khí
Cả ở chất lỏng, rắn và chất khí.
Câu 5: Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra là:
	A. m = Q.q	B. Q = q.m
	C. Q= q/m	D. m = q/Q
Câu 6: Đơn vị của nhiệt lượng là: 
	A. Kilôgam(Kg)	B. Mét (m)
	C. Jun (J)	D. Niutơn(N)
Câu 7: Trong các động cơ sau, động cơ nào là động cơ nhiệt?
Động cơ quạt điện
Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện
Động cơ xe Honda
Tất cả các động cơ trên
Câu 8: Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt là:
H = 	B. H = A. Q
C. Q = H.A	D. Q= 
B/ Phần tự luận:
	Câu 1: Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào nhanh sôi hơn? Tại sao?
	Câu2: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,6KG ở nhiệt độ 1000C vào 2,5 Kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng là 300C. Hỏi nước nóng lên bao nhiêu độ? (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của bình nước và môi trường)
Biết: = 4200J/Kg.K
	 = 380 J/kg.K
IV/ Hướng dẫn tự học:
bài sắp học: “Ôn tập”
Xem lại các câu hỏi và BT ở phần này để hôm sau tự học
V/ Bổ sung:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	Câu 1:	C
	Câu 2:	D
	Câu 3:	D
	Câu 4: 	C
	Câu 5: 	B
	Câu 6:	C
	Câu 7:	C
	Câu 8:	A
B.PHẦN TỰ LUẬN:
	Câu 1: (2đ) Đn nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.
	Câu 2: 4đ
Tóm tắt:	
Tính nhiệt độ tăng của nước?
Giải: Gọi t là nhiệt độ ban dầu của nước. vậy: Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là: = 0,6,380. (100-30) = 15960 (J)
Nhiệt lượng thu vào là: = 2,5 .4200. (30-t)
Theo PT cân bằng nhiệt ta có: 2,5.4200(30-t) = 15960 =>t = 28,48
Vậy nước nóng lên là: 30- 28,48 = 1,520C.
Tuần 35
Ngày soạn:
Tiết 35:	ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	Ôn lại cho hs những kiến thức dã học ở phần “Nhiệt học” 
	2. Kĩ năng: Nắm được những kiến thức để giải các BT có liên quan.
	3. Thái độ: Ổn định, tập trung học tập.
II/Chuẩn bị: 
GV: Chuẩn bị ra bảng phụ trò chơi ô chữ.
HS: Nghiên cứu kĩ sgk.
III/ Giảng dạy:
	1.Ổn định lớp
	2. Tình huống bài mới:
	Qua tiết kiểm tra có những kiến thức các em còn lủng, để khắc phục vấn đề đó, hôm nay ta vào bài mới:
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: 
 Tìm hiểu phần ôn tập
GV: Em nào trả lời được câu 1?
HS: Các chất cấu tạo từ nguyên tử, phân tử.
GV: Em hãy trả lời cho được câu 2?
HS: Trả lời
GV: Em hãy trả lời câu 3?
HS: Nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động nhanh
GV: Tương tự hướng dẫn học sinh trả lời tất cả những câu này ở sgk.
 HOẠT ĐỘNG 2: 
 Tìm hiểu phần vận dụng:
GV: Em nào giải được câu 1?
HS: Câu B
GV: Em nào giải thích được câu 2?
HS: Câu B
GV: Em hãy trả lời câu 3?
HS: Câu D
GV: Tương tự hướng dẫn học sinh chơi trò chơi ô chữ
 HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi ô chữ:
GV: Treo bảng phụ lên bảng và hướng dẫn học sinh trả lời các câu ở trong ô chữ này.
 A. Ôn tập:
1. Các chất cấu tạo từ nguyên tử, phân tử.
2. Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Giữa chúng có khoảng cách
Vận dụng:
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: D
C. Trò chơi ô chữ:
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố và hướng dẫn tự học:
Củng cố : Ôn lại những kiến thức vừa ôn
Hướng dẫn tự học: a. BVH: Xem lại câu hỏi vừa ôn hôm nay.
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA li 8 da sua.doc