Yêu cầu HS giải quyết vấn đề: So sánh quãng đường chuyển dời của B và độ cao h của quả nặng A. Vậy công mà vật A có thể thực hiện được quan hệ thế nào với độ cao h mà vật được nâng lên? Suy ra cơ năng của vật phụ thuộc như thế nào vào độ cao h của vật?
+ GV: Như vậy cơ năng của vật A phụ thuộc vào vị trí so với mặt đất. Ta gọi loại cơ năng này là thế năng. Sở dĩ vật có thế năng là do vật bị Trái Đất tác dụng lực hút (còn gọi là lực hấp dẫn). Bởi vậy thế năng này gọi là thế năng hấp dẫn.
+ Thế năng hấp dẫn được xác định bởi yếu tố nào?
+ GV thông báo tiếp: Nhiều thí nghiệm còn cho biết thế năng hấp dẫn còn phụ thuộc vào khối lượng của vật. Vật có khối lượng càng lớn thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
Tóm lại thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc như thế nào vào độ cao và khối lượng của vật?
- Đặt vấn đề: Xét một lò xo bằng thép đàn hồi bị nén như hình 16.2b SGK. Nếu đốt dây, lò xo bật ra thì nó có khả năng thực hiện công không? Có cơ năng không? Tại sao?
+ GV: Yêu cầu HS đọc phần thu thập thông tin và trả lời C2?
Tuần: 01 - Tiết: 01. Ngày soạn: Chương I. cơ học Bài 1. chuyển động cơ học. Lớp. Ngày dạy. Học sinh vắng mặt. Ghi chú. 8A ____/ ____/ 2010 8B ____/ ____/ 2010 I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nêu được VD về CĐCH trong đời sống hằng ngày, có nên được vật mốc. - Nêu được VD về tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác định được vật mốc trong mỗi trạng thái. - Nêu được VD về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: CĐ thẳng, CĐ cong, CĐ tròn. 2. Kĩ năng: Xác định được vật chọn làm mốc. 3. Tư tưởng: Yêu thích môn học, có thể giải thích được hiện tượng trong cuộc sống ... II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. III/ Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ 1.2; 1.3 ... trong SGK. (Phóng to) IV/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới. (2 phút) GV giới thiệu nội dung của chương. HS đọc từng nội dung. Tiếp đó GV đặt vấn đề vào bài mới. TG. Hoạt động của Thầy và Trò. Trình tự nội dung kiến thức cần ghi. 8p 10p 10p 5p 5p GV: Cho 1 HS đọc C1, sau đó các nhóm thảo luận và hoàn thành C1. HS: Đưa ra nhiều cách. - Nghe tiếng máy của ôtô nổ nhỏ dần. - Thấy xe đạp lại gần hay xa một cái cây bên đường. HS: Lấy thêm VD. GV: Có mấy đối tượng (vật) xét trong các tình huống trên. HS: Nêu nhận biết vật CĐ hay ĐY. GV: Thông báo: Trong Vật Lí, muốn nhận biết xem một vật đang chuyển động hay đứng yên, người ta dựa vào vị trí của vật đó so với một vật khác. Nếu vị trí đó thay đổi ( Nghĩa là khoảng cách từ vật đang xét đến một vật khác thay đổi) thì vật đó đang chuyển động. GV: Khi nào ta nói là vật CĐ? HS: Đọc phần kết luận in đậm trong SGK và trả lời các câu hỏi C2, C3. GV: Gọi HS trả lời. Sau đó nhận xét. HS: Qua 2 câu hỏi này. Rút ra lưu ý. GV: Đặt vấn đề: Như trên đã thấy, muốn xét xem một vật đứng yên hay chuyển động, ta phải xét KC từ vật đó đến vật mốc có thay đổi hay không. Nhưng vật mốc có thể tuỳ ý chọn. Vậy có thể xảy ra trường hợp chọn hai vật mốc khác nhau lại đưa đến hai kL khác nhau không? HS: Quan sát hình 1.2 SGK và lần lượt trả lời C4 và C5. Thảo luận nhóm. HS: Từ những phân tích trên, hãy rút ra nhận xét, hoàn chỉnh C6 trong SGK. GV: Như vậy, khi ta nói một vật là đứng yên hay CĐ thì có phải tuyệt đối đúng ( luôn2 đúng) không? Vì sao? HS: Hoàn thiện C8 nêu ở đầu bài. HS: Nghiên cứu tài liệu. GV hướng dẫn để HS hiểu hơn. GV: Cùng HS trả lời C9. HS: Rút ra nội dung kiến thức cần nắm. GV: Hướng dẫn C10, C11. I - Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên. C1. - Em đứng cạnh đường thấy ôtô chạy xa em Ôtô chuyển động. - Ôtô đứng cạnh 1 cột điện mà cột điện không thể chạy được nên Ôtô đứng yên. * Dựa vào vật mốc. Vật khác được chọn để so sánh gọi là vật mốc. * Lưu ý: Cần phải nói rõ là vật chuyển động so với vật mốc cụ thể đã chọn. C2: Những VD minh họa: - Ôtô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây xanh bên đường. - Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật làm mốc là mặt đất. C3: Vật đứng yên khi khoảng cách của vật đó đến vật mốc không đổi. VD: - Ôtô đỗ trong bến xe là vật đứng yên, chọn vật mốc là bến xe. - Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, chọn vật mốc là mặt bàn. * Lưu ý: Vị trí của vật được xác định bởi khoảng cách từ vật đến vật mốc. II - Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. C4: So với ga thì hành khách đang CĐ vì khoảng cách từ người đến nhà ga thay đổi. C5: So với tàu thì hành khách đang đứng yên vì khoảng cách (Vị trí) từ người đến bất cứ chỗ nào trên toa tầu đều không đổi. C6: (1) Đối với vật này. (2) Đứng yên. * Không phải luôn2 đúng vì còn phụ thuộc vào vật mốc được chọn. C7: HS tự làm. C8: Sở dĩ ta thấy MT mọc đằng đông lặn ở đằng tây là vì MT thay đổi so với một điểm so với một điểm gắn với TĐ. Vì vậy có thể coi là MT CĐ khi lấy mốc là Trái Đất. III - Một số chuyển động thường gặp. Xem SGK. C9: - CĐ thẳng: Thả một vật nặng từ trên cao xuống đất, vật sẽ CĐ trên đường thẳng đứng. - CĐ cong: Chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống. - CĐ tròn: Khi cánh quạt quay, mọi điểm trên cánh quạt đều CĐ tròn. * Ghi nhớ: SGK - Tr7. IV - Vận dụng. C10: Chú ý là xe đang chạy. C11: Chú ý: ở đây xem vật mốc như một điểm nhỏ. - Có HS phát hiện ra: Nếu vật mốc là một vật to. KC từ vật CĐ đến mọi điểm của vật mốc không đổi thì vật vẫn đứng yên. 4. Củng cố bài giảng. (2 phút) + CĐCH là gì? Căn cứ vào đâu mà ta biết được rằng một vật đang đứng yên hay đang CĐ? + Hãy cho biết một số CĐ thường gặp. Cho VD minh hoạ? 5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(3 phút) + Học nội dung ghi nhớ. + Bài về: Bài 1.1 1.6 (SBT) và trả lời lại C1 đến C11. V/ Tự rút kinh nghiệm. ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Xác nhận của tổ chuyên môn. _________________________________ _________________________________ _________________________________ _________________________________ Tuần: 02 - Tiết: 02. Ngày soạn: Bài 2. Vận tốc. Lớp. Ngày dạy. Học sinh vắng mặt. Ghi chú. 8A ____/ ____/ 2010 8B ____/ ____/ 2010 I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: -Từ VD so sánh quãng CĐ trong 1 giây của mỗi CĐ để rút ra cách nhận biết sự Nhanh, chậm của CĐ đó. ( Gọi là Vận Tốc ). - Nắm vững công thức tính vận tốc: và ý nghĩa của khái niệm vận tốc, biết đơn vị hợp pháp của vận tốc. ( m/s ; km/h ). 2. Kĩ năng: Vận dụng công thức để tính: v, s, t. Trong chuyển động. 3.Tư tưởng: Rèn tính cẩn thận, tính chính xác khi tính v, s, t. II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. III/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung Bảng 2.1(SGK) - Trang vẽ phóng to hình 2.2(tốc kế), tốc kế thực ... IV/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. (10 phút) HS1: Nêu nội dung ghi nhớ - Bài 1.3 (SBT) HS2: Câu C10: (SGK/ Tr6) 3. Nội dung bài mới. Đặt vấn đề: ở bài 1 ta đã biết cách làm thế nào làm 1 vật CĐ, hay đứng yên, còn trong bài này ta sẽ tìm hiểu xem làm thế nào để nhận biết sự nhanh hay chậm của CĐ. TG. Hoạt động của Thầy và Trò. Trình tự nội dung kiến thức cần ghi. 3p 7p 5p 15p GV: Tổ chức tình huống học tập và phát phiếu học tập (Bảng 2.1) HS: Qua bảng hoàn thành C1, C2, C3 qua sự hướng dẫn của GV. HS: Tính vận tốc. Quãng đường chạy trong 1 s ta lấy: . GV: Cho HS hoàn thành C3. HS: Nêu công thức và nêu rõ từng đại lượng. HS: Các nhóm hoạt động C4. GV: Thông báo đơn vị hợp pháp và giới thiệu tốc kế (hình 2.2). GV: Nhắc lại 1km = 1000 m. 1m = 1/ 1000 km. 1h = 3600s. 1s = 1/ 3600 h. GV: Gợi ý HS hoàn thành C5. Cần so sánh vận tốc, nêu ý nghĩa của từng con số. GV: Ôtô và tầu hoả CĐ nhanh như nhau. Xe đạp CĐ chậm nhất. GV: Chữa C6. GV: Gọi HS lên bảng chữa C7. Cần đổi thời gian về đơn vị hợp pháp. GV: Gợi ý cho HS giải. HD: 1,75 . 60 = 105 - 60 = 45 phút. Ta được: 1h 45 phút. GV: Gọi HS nêu ghi nhớ. I - Vận tốc là gì? C1: Cùng chạy 1 quãng đường 60m như nhau, bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn. C2: Bảng 2.1 (Kẻ tắt). Học sinh. Xếp hạng Quãng đường chạy trong 1 S. An 3 6m Bình 2 6,32m Cao 5 5,45m Hùng 1 6,67m Việt 4 5,71m C3: (1) Nhanh. (2) Chậm. (3) Quãng đường đi được. (4) Đơn vị II - Công thức tính vận tốc. Công thức: III - Đơn vị vận tốc. C4: Đơn vị vận tốc là: m/ phút; km/ h; km/ s. * Đơn vị hợp pháp: m/ s hoặc km/ h. * Độ lớn của vận tốc đo bằng tốc kế. * Cách đổi đơn vị: + Từ km/ h m/ s. + Từ m/ s km/ h. Vận dụng: C5: a) Mỗi giờ Ôtô đi được 36 km, mỗi giờ xe đạp đi được 10,8 km ... b) Nếu đổi về đơn vị: m/ s C6: Tóm tắt: t = 1,5 h s = 81 km v1(km/ h) = ? v2(m/ s) = ? Giải: Vận tốc tàu: So sánh: Số đo vận tốc tính theo đơn vị Km/h (54) lớn hơn số đo vận tốc tính theo m/s (15). C7: Đáp số. t = 40 phút = 40/60 h = 2/3 h. Vậy: C8: Tóm tắt: v = 4km/h t = 30phút = 1/2 h. s = ? Đáp số: s = v.t = 2 km. SBT: Bài 2.1. Câu C. Bài 2.4. * Ghi nhớ: SGK - Tr10. 4. Củng cố bài giảng. (2 phút) + Nhắc lại kiến thức cơ bản. + PP giải bài tập. 5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. + Xem và làm lại: C1 C8. + Bài về: Bài 2.1 2.4 (SBT). V/ Tự rút kinh nghiệm. ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Xác nhận của tổ chuyên môn. _________________________________ _________________________________ _________________________________ Tuần: 03 - Tiết: 03. Ngày soạn: Bài 3. chuyển động đều - chuyển động không đều. Lớp. Ngày dạy. Học sinh vắng mặt. Ghi chú. 8A ____/ ____/ 2010 8B ____/ ____/ 2010 I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa nêu được VD. Xách định được dấu hiệu đặc trưng cho CĐĐ và CĐKĐ. - Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường. - Làm thí nghiệm và ghi kết quả tương tự như bảng 3.1 2. Kĩ năng: Từ các hiện tượng thực tế và kết quả TN để rút ra được quy luật của CĐĐ và CĐKĐ. 3. Tư tưởng: Tập trung, nghiêm túc. Hợp tác khi thực hiện thí nghiệm. II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, nhóm. III/ Đồ dùng dạy học: Bộ TN khảo sát chuyển động của bánh xe trên máng nghiêng. IV/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút). HS: Nêu nội dung ghi nhớ và trả lời C8? 3. Nội dung bài mới. (3 phút). GV: Đặt vấn đề: Một chiếc Ôtô đi từ bến A đến bến B. Vận tốc của Ôtô thay đổi như thế nào từ lúc bắt đầu lăn bánh ở A đến khi dừng lại ở B? Như vậy CĐ của vật có thể có vận tốc rất khác nhau. Căn cứ vào vận tốc, người ta chia ra hai loại chuyển động: CĐĐ và CĐKĐ. Đó là nội dung bài học hôm nay. TG. Hoạt động của Thầy và Trò. Trình tự nội dung kiến thức cần ghi. 4p 8p 5p 5p 5p 5p HS: Đọc mục I sau đó trả lời câu hỏi sau. Căn cứ vào đấu hiệu nào mà ta biết được một chuyển động là đều hay không đều? GV: Cho HS nêu định nghĩa. GV: Hãy quan sát 1 CĐ. Làm thế nào xác định được vận tốc của vật, để biết nó là CĐĐ hay KĐ? Cụ thể là thả 1 bánh xe cho lăn trên 1 máng ngang như ở hình 3.1 SGK. CĐ của bánh xe là đều hay không đều? GV: Biểu diễn thí nghiệm cho HS xem. HS: Ghi số đo các quãng đường đi được. Tính vận tốc trê ... Bài về: 26.3 26.6. SBT/ Tr 36 V/ Tự rút kinh nghiệm. ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Xác nhận của tổ chuyên môn. ___________________________________ ___________________________________ ___________________________________ ___________________________________ Tuần: 33 - Tiết: 31. Ngày soạn: Bài 27. sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt Lớp. Ngày dạy. Học sinh vắng mặt. Ghi chú. 8A ____/ ____/ 20 8B ____/ ____/ 20 I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác. Sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. - Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. - Dùng định luật để giải thích một số hiện tượng đơn giải liên quan đến định luật này. 2. Kĩ năng: - Phân tích hiện tượng vật lí. 3. Tư tưởng: - Mạnh dạn, tự tin vào bản thân khi tham gia thảo luận trên lớp. II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. III/ Đồ dùng dạy học: Bảng 27.1 & 27.2 - SGK. IV/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. (5p) HS1: Khi nào vật có cơ năng? Cho ví dụ về các dạng cơ năng. HS2: Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật. 3. Nội dung bài mới. TG. Hoạt động của Thầy và Trò. Trình tự nội dung kiến thức cần ghi. 5p 10p 5p 10p 7p + GV: Cho HS đọc phần đặt vấn đề SGK. + HS: Thảo luận C1 dựa vào bảng 27.1. + GV: ở vị trí (1) và (3). HS có thể điền " Động năng và thế năng" cho từ điền " Cơ năng" cũng không sai. + HS: Rút ra nhận xét khi trả lời C1. + HS: Tiếp tục hoàn thành C2 qua bảng 27.2 + GV: Qua ví dụ ở C2, rút ra nhận xét. + GV thông báo định luật. + HS: Suy nghĩ và trả lời C3. + GV: Cho HS nêu nội dung ghi nhớ. + GV: Hướng dẫn HS trả lời C4 C6. I/ Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác C1. Trả lời 1. Cơ năng 2. Nhiệt năng 3. Cơ năng 4. Nhiệt năng * Nhận xét: Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác. II/ Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng C2. Trả lời 5. Thế năng 9. Cơ năng 6. Động năng 10. Nhiệt năng 7. Động năng 11. Nhiệt năng 8. Thế năng 12. Cơ năng * Nhận xét: Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại (sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng). Cơ năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng và ngược lại. III/ Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt * Định luật: Xem SGK/ Tr 95. C3. Trả lời Ví dụ: Thả một viên bi sắt từ trên cao xuống một sàn cứng. Khi rơi xuống, thế năng đã chuyển hoá thành động năng, khi va chạm với sàn nhà. Một phần cơ năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng bi và sàn nhà. * Ghi nhớ: SGK/ Tr 96. IV/ Vận dụng C4. Trả lời - Khi ném một vật lên cao: Động năng chuyển hoá dần thành thế năng. - Dùng búa đập nhiều lần vào mặt một tấm tôn làm cho tấm tôn nóng lên: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. - Trong các động cơ dùng hơi nước: Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng. C5. Trả lời Vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm cho hòn bi nóng lên, nóng thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh, năng lượng của chúng giảm dần. C6. Trả lời Trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng là vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh. Bài tập trong SBT. Câu 27.1 A Câu 27.2 D Câu 27.3. Trả lời a) Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. b) Truyền nhiệt từ ống nhôm vào nước. c) Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng. d) Truyền nhiệt năng từ hơi nước ra môi trường ngoài. 4. Củng cố bài giảng.(2p) Nhắc lại kiến thức cơ bản. Phương pháp giải các bài. 5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(1p) Xem và làm các bài tập đã chữa. Bài về: 27.4 27.6 - SBT/ Tr 38 V/ Tự rút kinh nghiệm. ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Xác nhận của tổ chuyên môn. ___________________________________ ___________________________________ ___________________________________ ___________________________________ Tuần: 34 - Tiết: 32. Ngày soạn: Bài 28. động cơ nhiệt Lớp. Ngày dạy. Học sinh vắng mặt. Ghi chú. 8A ____/ ____/ 20 8B ____/ ____/ 20 I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt. - Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ bốn kì, có thể mô tả được cầu tạo của động cơ này. Viết công thức tính hiệu suất của động cơ. 2. Kĩ năng: - Giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt. 3. Tư tưởng: - Yêu thích môn học, có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong tự nhiên và giải thích các hiện tượng đơn giản liên quan đến kiến thức đã học. II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề ... III/ Đồ dùng dạy học: ảnh, tranh hình 28.5 IV/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. (5p) HS: Nêu nội dung ghi nhớ & trả lời C4 bài học trước? 3. Nội dung bài mới. TG. Hoạt động của Thầy và Trò. Trình tự nội dung kiến thức cần ghi. + GV: Cho HS đọc SGK, phát biểu định nghĩa. + HS nêu ví dụ về động cơ nhiệt. ( Động cơ nhiệt gồm: Động đốt ngoài & động cơ đốt trong ). + Yêu cầu HS nêu được động cơ đốt trong có laọi sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu madút ... + GV: Sử dụng tranh vẽ, kết hợp với mô hình nếu có để giới thiệu các bộ phận cơ bản của động cơ nổ bốn kì. I/ Động cơ nhiệt là gì? * Định nghĩa: SGK/ Tr 97 VD: Động cơ xe máy, ôtô, tàu hoả, tau thuỷ ... - Động cơ nhiên liệu đốt trong ở xi lanh như: Động cơ ôtô, xe máy, tàu hoả, tàu thuỷ, tên lửa ... II/ Động cơ nổ bốn kì 1. Cấu tạo 4. Củng cố bài giảng.(2p) Nhắc lại kiến thức cơ bản. Phương pháp giải các bài. 5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(1p) Xem và làm các bài tập đã chữa. Bài về: 49, 50. SGK/ Tr 22 - 23. V/ Tự rút kinh nghiệm. ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Xác nhận của tổ chuyên môn. _________________________________ _________________________________ _________________________________ _________________________________ Tuần: 35 - Tiết: 33. Ngày soạn: Bài 29: Câu hỏi và bài tâp tổng kết chương II: Nhiêt học Tuần: 36 - Tiết: 34. Ngày soạn: ôn tập - bài tập Lớp. Ngày dạy. Học sinh vắng mặt. Ghi chú. 8A ____/ ____/ 2010 8B ____/ ____/ 2010 I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS được củng cố kiến thức bài 24 & bài 25. - Hiểu và biết giải dạng bài tập tính nhiệt lượng. 2. Kĩ năng: - Giải bài tập, biến đổi công thức. 3. Tư tưởng: - Rèn tính kiên trì và linh hoạt trong giải toán. II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. III/ Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập của học sinh. IV/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới. TG. Hoạt động của Thầy và Trò. Trình tự nội dung kiến thức cần ghi. 5p 10p 10p 18p + GV: Nhắc lại kiến thức cơ bản. + HS: Cần nắm vững lý thuyết, chủ yếu là công thức để áp dụng giải bài tập cụ thể. + GV: Hướng dẫn và chỉ rõ đơn vị của từng đại lượng trong công thức. + GV: Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, sau đó phân tích bài toán cần hỏi gì. Từ đó đưa ra hướng giải cụ thể. Bài 1.Tóm tắt Vật 1: ấm đồng thu nhiệt m1 = 300g = 0,3 kg t1 = 150C; t2 = 1000C c1 = 380J/ kg.K Vật 2. Nước thu nhiệt m2 = 1lít = 1kg t1 = 150C; t2 = 1000C c2 = 4200J/ kg.K Tính: Q = ? Bài 2. Tóm tắt Vật 1: Chì toả nhiệt m1 = 100g = 0,1kg t1 = 850C; t2 = 250C c1 = 380J/ kg.K Vật 2: Đồng toả nhiệt m2 = 50g = 0,05kg t1 = 850C; t2 = 250C c2 = 380J/ kg.K Vật 3: Nước thu nhiệt Tính: Q3 = ? Bài 3. Tóm tắt m1 = 0,25kg; m2 = 0,3kg t1 = 58,50C; t2 = 1000C; t = 600C c1 = 4190J/ kg.K Tính: t nước = ?; Q nước = ? c chì = ?; So sánh c chì với tra trong bảng và giải thích? A - Lý thuyết 1. Công thức tính nhiệt lượng. . Trong đó: . 2. Phương trình cân bằng nhiệt. * Phương trình: Qtoả ra = Qthu vào Vật toả nhiệt Vật thu nhiệt Khối lượng m1 (kg) m2 (kg) t0 ban đầu t1 (0C) t2 (0C) t0 cuối t (0C) t (0C) Nhiệt dung riêng C1 (J/kg.K) C2 (J/kg.K) Ta có: hay: B - Bài tập Bài 1. Một ấm nước bằng đồng khối lượng 300g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong ấm từ 150C đến 1000C. Bài giải + Nhiệt lượng ấm đồng thu vào: + Nhiệt lượng nước thu vào: + Nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong ấm: ĐS: . Bài 2. Một miếng chì có khối lượng 100g và một miếng đồng có khối lượng 50g cùng được nung nóng tới 850C rồi thả vào một chậu nước. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt của nước là 250C. Tính nhiệt lượng nước thu được. Bài giải + Nhiệt lượng do chì toả ra: + Nhiệt lượng do đồng toả ra: + Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: ĐS: . Bài 3. (Bài 25.3 - SBT/ Tr 33): Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C. a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt? b) Tính nhiệt lượng nước thu vào. c) Tính nhiệt dung riêng của chì. d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/ kg.K. Bài giải a) Nhiệt độ cuối của chì cũng là nhiệt độ cuối của nước, nghĩa là bằng 600C. b) Nhiệt lượng của nước thu vào: c) Nhiệt lượng trên là do chì toả ra, do đó có thể tính được nhiệt dung riêng của chì: d) Chỉ gần bằng, vì đã bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi trường xung quanh. 4. Củng cố bài giảng.(1p) Nhắc lại kiến thức cơ bản. Phương pháp giải các bài. 5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(1p) Xem và làm các bài tập đã chữa. Bài về: 24.2; 24.3; 24.4 SBT/ Tr 31. Bài về: 25.4; 25.6 SBT/ Tr 34. V/ Tự rút kinh nghiệm. ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Xác nhận của tổ chuyên môn. ___________________________________ ___________________________________ ___________________________________ ___________________________________
Tài liệu đính kèm: