I. Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế
1. Cấu tạo
- HS đọc SGK và quan sát hình 37.1 tìm hiểu cấu tạo của máy biến thế
- Mỗi nhóm quan sát máy biến thế nhỏ chỉ ra 2 bộ phận chính:
- HS trả lời
+ 2 cuộn dây có số vòng khác nhau
+ 1 lõi sắt pha silic chung
- Dây và lõi sắt đều được bọc chất cách điện nên dòng điện ở cuộn sơ cấp không truyền sang cuộn thứ cấp.
2. Nguyên tắc hoạt động
- HS quan sát số vòng dây ở 2 cuộn ở máy biến thế trả lời: Số vòng dây không bằng nhau.
- HS nhận biết cách gọi tên các cuộn dây
- HS nêu dự đoán: Có sáng, vì đầu dây cuộn sơ cấp có hiệu điện thế xoay chiều => lõi sắt bị nhiễm từ thành một nam châm. Số đường sức từ qua S của cuộn dây thứ cấp luân phiên tăng giảm => cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện.
- HS quan sát GV làm thí nghiệm.
- HS trả lời C2: Hai đầu cuộn dây sơ cấp có U xoay chiều => cuộn dây sơ cấp có I làm cho lõi sắt trở thành nam châm điện => số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây thứ cấp luân phiên tăng giảm => cuộn thứ cấp xuất hiện I xoay chiều và hai đầu cuộn dây thứ cấp có U xoay chiều
- Ở hai đầu cuộn dây sơ cấp có U xoay chiều thì ở hai đầu cuộn day thứ cấp có U xoay chiều.
- HS đọc kết luận trong SGK
- GV yêu cầu HS quan sát hình 37.1, kết hợp thu thập thông tin trong SGK để nhận biết cấu tạo của máy biến thế.
- GV giao cho mỗi nhóm một máy biến thế để nhận biết bộ phận chính của máy biến thế ( nếu có).
Nêu cấu tạo của máy biến thế?
Dây và lõi sắt có đặc điểm gì?
- GV chốt lại 2 bộ phận chính của máy biến thế nhỏ.
Số vòng dây ở 2 cuộn có bằng nhau không? Dòng điện có chạy từ cuộn này sang cuộn kia không?
- GV giới thiệu các cuộn dây, sau đó yêu cầu HS trả lời C1.
Nếu I qua cuộn sơ cấp thì bóng đèn cuộn thức cấp có sáng không?
- GV giải thích và chốt lại câu trả lời
- GV làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2.
Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp U xoay chiều liệu cuộn dây thứ cấp có xuất hiện U xoay chiều không? Tại sao?
Khi cho vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thê một U xoay chiều thì có hiện tượng gì xảy ra ở cuộn dây thứ cấp?
- GV chốt lại phần kết luận.
Ngày soạn: 01/02/2012 Ngày giảng: 04/02/2012 Tiết 42: bài 37 Máy biến thế I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. - Nêu được điện áp hiệu dụng ở hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn. - Vận dụng được công thức để tính hiệu điện thế hay số vòng dây của máy biến áp, khi biết trước ba trong bốn giá trị trong công thức. 2. Kĩ năng: - Quan sát rút ra kết luận - Giải thích nguyên tắc hoạt động của máy biến thế chỉ dùng với dòng điện xoay chiều. 3. Thái độ: - Có ý thức liên hệ kiến thức của bài vào thực tế. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - 1 MBT nhỏ; 1 ổn áp, 1 nguồn điện (nếu có); 1 vôn kế xoay chiều + bảng phụ. 2. Học sinh: - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới trước khi lên lớp. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1: Kiểm tra – Tổ chxức tình huống học tập ( 5 phút) 1. Kiểm tra - 1 HS lên bảng trả lời. - HS khác theo dõi, nhận xét câu trả lời của bạn. 2. Tổ chức tình huống học tập Nêu cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện, cách nào là tối ưu nhất? - GV: Nhận xét, đánh giá - Cho điểm - ĐVĐ: Như mở bài SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế (12 phút) I. Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế 1. Cấu tạo - HS đọc SGK và quan sát hình 37.1 tìm hiểu cấu tạo của máy biến thế - Mỗi nhóm quan sát máy biến thế nhỏ chỉ ra 2 bộ phận chính: - HS trả lời + 2 cuộn dây có số vòng khác nhau + 1 lõi sắt pha silic chung - Dây và lõi sắt đều được bọc chất cách điện nên dòng điện ở cuộn sơ cấp không truyền sang cuộn thứ cấp. 2. Nguyên tắc hoạt động - HS quan sát số vòng dây ở 2 cuộn ở máy biến thế trả lời: Số vòng dây không bằng nhau. - HS nhận biết cách gọi tên các cuộn dây - HS nêu dự đoán: Có sáng, vì đầu dây cuộn sơ cấp có hiệu điện thế xoay chiều => lõi sắt bị nhiễm từ thành một nam châm. Số đường sức từ qua S của cuộn dây thứ cấp luân phiên tăng giảm => cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện. - HS quan sát GV làm thí nghiệm. - HS trả lời C2: Hai đầu cuộn dây sơ cấp có U xoay chiều => cuộn dây sơ cấp có I làm cho lõi sắt trở thành nam châm điện => số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây thứ cấp luân phiên tăng giảm => cuộn thứ cấp xuất hiện I xoay chiều và hai đầu cuộn dây thứ cấp có U xoay chiều - ở hai đầu cuộn dây sơ cấp có U xoay chiều thì ở hai đầu cuộn day thứ cấp có U xoay chiều. - HS đọc kết luận trong SGK - GV yêu cầu HS quan sát hình 37.1, kết hợp thu thập thông tin trong SGK để nhận biết cấu tạo của máy biến thế. - GV giao cho mỗi nhóm một máy biến thế để nhận biết bộ phận chính của máy biến thế ( nếu có). Nêu cấu tạo của máy biến thế? Dây và lõi sắt có đặc điểm gì? - GV chốt lại 2 bộ phận chính của máy biến thế nhỏ. Số vòng dây ở 2 cuộn có bằng nhau không? Dòng điện có chạy từ cuộn này sang cuộn kia không? - GV giới thiệu các cuộn dây, sau đó yêu cầu HS trả lời C1. Nếu I qua cuộn sơ cấp thì bóng đèn cuộn thức cấp có sáng không? - GV giải thích và chốt lại câu trả lời - GV làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp U xoay chiều liệu cuộn dây thứ cấp có xuất hiện U xoay chiều không? Tại sao? Khi cho vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thê một U xoay chiều thì có hiện tượng gì xảy ra ở cuộn dây thứ cấp? - GV chốt lại phần kết luận. HĐ 3: Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế (15phút) II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế 1. Quan sát - HS nêu dự đoán: Hiệu điện thế ỏ hai đầu mỗi cuộn dây tỷ lệ với sơ vòng dây của các cuộn tương ứng - HS quan sát GV àm thí nghiệm - HS đọc và ghi kết quả vào bảng 1 - HS đọc câu hỏi C3, thảo luận trả lời: U tỷ lệ thuận với số vòng dây. 2. Kết luận - HS đọc kết luận trong SGK. - HS nghe và nắm được: U1 > U2( máy hạ thế); U1 < U2 (máy tăng thế) Nêu dự doán U ở mỗi đầu cuộn dây có mối quan hệ như thế nào với số vòng dây của mỗi cuộn dây? - GV làm thí nghiệm kiểm tra. - GV gọi một số HS lên quan sát và đọc kết quả TN ghi vào bảng 1. - Yêu cầu HS thảo luận trả lời C3 - GV yêu cầu HS đọc phần kết luận. - GV giới thiệu về máy hạ thế và máy tăng thế. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện (6 phút) III. Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện - HS trả lời câu hỏi của giáo viên: + Tăng hiệu điện thế là tối ưu nhất. + Dùng máy biến thế - HS quan sát hình 37.2 trong SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên. + Máy 1: là máy tăng thế + Máy 2,3,4: là máy hạ thế. - HS nắm được: Dùng máy tăng thế lắp ở đầu đường dây tải điện để tăng U; dùng máy hạ thế để giảm U trước khi đến nơi tiêu thụ. Để làm giảm hao phí trên đường dây tải điện biện pháp nào là tối ưu nhất? Những nơi dùng U = 220V thì ta phải làm thế nào để vừa giảm hao phí vừa đảm bảo phù hợp với dụng cụ tiêu thụ điện? - Yêu cầu HS quan sát hình 37.2 SGK – Tr 101. Trong hình 37.2 nơi nào đặt máy tăng thế? Nơi nào đặt máy hạ thế? - GV củng cố lại bằng sơ đồ hình vẽ trên bảng phụ ( nếu có). Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn học ở nhà ( 7 phút) IV. Vận dụng - HS hoạt động cá nhân: đọc và tóm tắt. - 1 HS lên bảng tóm tắt. U1= 220V U2 = 6V U3 = 3V n1 = 4000 vòng n2 = ? ; n3 = ? - HS tìm phương án giải. - 1 HS khác lên giải C4. ADCT: => n2 = 109 (vòng) => n2 = 54 (vòng) - HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn. - HS hoàn thành vào vở. * Củng cố - HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết. * Hướng dẫn học ở nhà - Ôn lại các kiến thức của bài. - Tiết sau tổng kết chương II. Trả lời trước phần I: Tự kiểm tra. - Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trả lời câu C4. + Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt. - Gợi ý: sử dụng công thức: Nêu phương án thực hiện C4? Để tìm số vòng dây cuộn thứ cấp ta làm thế nào? - GV chốt lại phương án giải bài tập + Gọi 1 HS khác lên bảng giải. - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt kiến thức, yêu cầu HS hoàn thành vào vở. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết IV. Bài học kinh nghiệm Qua bài học nhấn mạnh cho HS hiểu được vai trò của máy biến thế trong cuộc sống và nhận biết được trong trường hợp nào người ta sử dụng máy tăng thế, máy hạ thế.Biết được muốn tăng hoặc giảm điện áp người ta chỉ cần tăng hoặc giảm số vòng dây ở cuộn thứ cấp. Ngày soạn: 06/02/2012 Ngày giảng: 09/02/2012 Tiết 43: bài 39 Tổng kết chương ii: Điện từ học I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về nam châm, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều và máy biến thế. 2. Kĩ năng: - Luyện tập thêm và vận dụng một số kiến thức vào một số trường hợp cụ thể trong thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực, có ý thức liên hệ vào thực tế. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Ôn tập chương II: Điện từ học, trả lời ở nhà phần I: Tự kiểm tra. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1: Báo cáo và trao đổi kết quả tự kiểm tra ( 40 phút) I. Tự kiểm tra - HS đi kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của các bạn, sau đó báo cáo với giáo viên. - HS hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi theo thứ tự ở phần tự kiểm tra: 1. Lực từ . kim nam châm. 2. ý C đúng 3. HS nhắc lại quy tắc: tráiđường sức từ .....ngón tay..ngón tay cái choãi ra 90o 4. ý D đúng 5. . Cảm ứng từ Số đường sức từ qua S biến thiên 6. Treo thanh nam châm lên. 7. HS phát biểu quy tắc và vẽ đường sức từ ở trong lòng cuộn dây. 8. Giống: Nam châm, cuộn dây Khác: 1 loại rô to là cuộn dây, một loại rô to là nam châm 9. Hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. - Khung dây quay được là khi cho dòng điện một chiều vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tác dụng lên khung dây những lực điện từ làm cho khung dây quay. - HS đọc lại kiến thức chuẩn của chương. - Gọi HS ( Lớp phó HT) kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong lớp, báo cáo với giáo viên. - GV lần lượt gọi HS trả lời các câu hỏi ở phần tự kiểm tra. + GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. + Tổ chức cho HS thảo luận nếu cần thiết. - Các câu hỏi khác làm tương tự - Đối với mỗi câu hỏi giáo viên có thể cho điểm HS nếu HS trả lời đúng + GV dùng bảng phụ để chốt lại những kiến thức chuẩn ở phần tự kiểm tra. - GV gọi HS đọc lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: Hướng dẫn về nhà ( 5phút) - HS ghi những yêu cầu về nhà + Ôn tập lại kiến thức cơ bản của chương. + Làm bài tập 10, 11, 12, 13 phần II: Vận dụng. Ngày soạn: 08/02/2012 Ngày giảng: 11/12/2012 Tiết 44: bài 39 Tổng kết chương ii: Điện từ học (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về nam châm, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều và máy biến thế. 2. Kĩ năng: - Luyện tập thêm và vận dụng một số kiến thức vào một số trường hợp cụ thể trong thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực, có ý thức liên hệ vào thực tế. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bảng phụ. 2. Học sinh: - Ôn tập chương II: Điện từ học. - Trả lời ở nhà phần II: Vận dụng. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1: Hệ thống hoá một số kiến thức so sánh lực từ của nam châm và lực từ của dòng điện trong một số trường hợp (12 phút) - HS trả lời: + Treo thanh nam châm nằm ngang lại gần cực bắc kim nam châm nếu hút hoặc (đẩy) có lực từ xuất hiện - HS trả lời: + Lực từ do NC điện tác dụng lên kim NC mạnh hơn. - HS trả lời: + NC vĩnh cửu chiều của lực điện từ phụ thuộc vào từ cực của NC. + NC điện: dùng quy tắc nắm tay phải. - HS ghi nhớ. - GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi sau Nêu cách xác định hướng lực từ lên một thanh nam châm tác dụng lên cực bắc của một kim nam châm? So sánh lực từ của NC vĩnh cửu với lực từ do NC điện lên kim NC? Để tìm chiều của đường sức từ của NC điện và NC vĩnh cửu ta làm thế nào? - GV nhấn mạnh và củng cố các câu hỏi trên. Hoạt động 2: Luyện tập vận dụng một số kiến thức cơ bản ( 25 phút) II. Vận dụng - HS báo cáo kết quả và tham gia thảo luận chung về từng câu trả lời 10. - Đường sức từ NC điện tại N hướng từ trái sang phải - Lực từ hướng từ ngoài vào trong và vuông góc với mặt phẳng vẽ 11. a) Giảm hao phí b) Giảm 10000 lần c) 12. I không đổi không tạo ra từ trường biến thiên. 13. ý a đúng: vì số đường sức từ qua S không đổi luôn = 0. - HS theo dõi và ghi nhớ. - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 10 đến 13 suy nghĩ trả lời. - GV gọi HS báo cáo và thảo luận chung ở lớp các câu trả lời. - Gọi HS minh hoạ trên hình vẽ 39.2 để trả lời câu 10 Nhắc lại cách làm giảm hao phí và công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hiệu điện thế và số vòng dây tương ứng? - GV củng cố và chốt lại hệ thống các kiến thức trên. Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà (8 phút) * Củng cố - HS nhắc lại toàn bộ kiến thức của chương II: Âm học * Hướng dẫn học ở nhà - Trả lời lại các câu hỏi đã ôn tập. - Nghiên cứu trước bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. IV. Bài học kinh nghiệm Qua bài ôn tập giáo viên cần hướng học sinh nắm vững các kiến thức trọng tâm cơ bản của chương.
Tài liệu đính kèm: