1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
2. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách .
3. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh .
4. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật . Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn .
5. Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.
Ngày giảng: / / 2012 Tiết 34. tổng kết chương ii I. Mục tiêu 1/ Kiến thức Hệ thống được các nội dung trọng tâm của chương nhiệt học. Trả lời được các câu hỏi trong phần ôn tập. 2/ Kỹ năng Vận dụng được kiến thức đã học để giải các dạng bài tập khác nhau. 3/ Thái độ - Yêu thich môn học II. Chuẩn bị GV: chuẩn bị nội dung ôn tập. HS: ôn tập toàn bộ nội dung các bài đã học. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra - Sĩ số: - Bài cũ (Kết hợp trong giờ) 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1. Ôn tập. - GV yêu cầu h/s thảo luận về các câu hỏi trong phần ôn tập và đưa ra câu trả lời về các câu hỏi đó. - HS hoạt động theo bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. - GV hướng dẫn h/s thảo luận về từng câu hỏi trong phần ôn tập. - HS nhớ lại các kiến thức đã học, thảo luận về các câu hỏi trong phần ôn tập và trả lời các câu hỏi đó. - GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. - GV phân tích những nội dung khó để h/s hiểu rõ hơn. Hoạt động 2. Vận dụng. - GV yêu cầu h/s thảo luận về các câu hỏi trong phần vận dụng và đưa ra câu trả lời về các câu hỏi đó. - HS hoạt động theo bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. - GV hướng dẫn h/s thảo luận về từng câu hỏi trong phần vận dụng. - GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. Hoạt động 3. Tổ chức chơi trò chơi. - GV chia lớp thành các nhóm, nêu cách chơi và tổ chức cho h/s giải ô chữ. - HS thảo luận theo nhóm tìm ra các câu trả lời và giải ô chữ. Hoạt động 4. Bài tập . - GV giao một số bài tập trong SBT yêu cầu h/s thảo luận và tìm phương án giải cho bài tập đó. - GV gọi 2 em h/s lên giải bài tập. - HS suy nghĩ và lên bảng giải bài tập. - Các h/s khác tự làm vào nháp, nhận xét bài làm của bạn. - GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn. - GV nhận xét bài giải của h/s và chốt lại câu trả lời đúng. - GV giao cho h/s thêm một số dạng bài tập khác cho h/s thảo luận và nêu phương án giải. - HS thảo luận và nêu phương án giải cho các bài tập đó. A. Ôn tập. 1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. 2. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách . 3. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh . 4. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật . Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn . 5. Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt. 7. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi . Vì là số đo nhiệt năng nên đơn vị của nhiệt lượng cũng là jun như đơn vị của nhiệt năng . 8. C= 4200J/ kg.K, có nghĩa là muốn cho 1kg nước nóng lên thêm1Ccần 4 200J. 9. Q = m.c.t. 10. Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì : - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ tháp hơn cho đến khi nhiệt độ hai vật bằng nhau . - Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. - Nội dung thứ hai thể hiện sự bảo toàn năng lượng . 11. Năng suất toả nhiệt của nhiênliệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn . - Nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27 . 10J/kg, có nghĩa là 1kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ toả ra một nhiệt lượng bằng 27.10J. 13 .H = B .Vận dụng : I . 1. B ; 2. B ; 3. D ; 4. C ; 5. C. II. 1. Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi . 2. Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động . 3. Không. 4. Nước nóng dần lên là do có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước ; nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hoá thành cơ năng . III.1 .Nhiệt lưọng cần cung cấp cho nước và ấm . Q=Q+Q=m.c.t= =2.4200.80+0,5.880.80=707200J Nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra: Q= Q.= 2357333J=2,357.10J Lượng dầu cần dùng là: m== 2,357.= 0,05kg 2. Công mà ô tô thực hiện dược: A=F.s= 1400.100000=14.10J Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy toả ra: Q=q.m= 46.10.8= 368.10=36,8.10J Hiệu suất của ô tô: H= ==38%. C. Trò chơi ô chữ. Hàng ngang: 1. Hỗn độn. 2. Nhiệt năng. 3. Dẫn nhiệt. 4. Nhiệt lượng. 5. Nhiệt dung riêng. 6. Nhiên liệu. 7. Cơ học. 8. Bức xạ nhiệt. Hàng dọc: Nhiệt học. II. Bài tập. Bài 25.6 SBT. Nhiệt lượngđo miếng đồng toả ra: Q = m.c.( t- t )= 0,2. c.( 100- 17 ) Nhiệt lượng nước và nhiệt lượng kế thu vào: Q= m.c.( t- t ) =0,738.4186. ( 17-15 ) Q= m.c.( t- t ) = 0,1. c.( 17-15 ) Vì nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào nên: Q= Q+ Q Thay số vào phương trình trên ta tính được: c= 377J/kg.K Bài 28.6 SBT. Ta có: Q= q.m= 4,6.10.1000= 4600. 10J Từ công thức H= A= H.Q= 4600. 10.0,3= 1380.10J Thời gian bay: t== = 6900s= 1h55phút. Bài 28.3 SBT. A= F.s= 700.100000= 70000000J Q= q.m= 4,6.10.4,2= 193200000J H== = 36% 3. Củng cố: GV nhận xét giờ học. GV khắc sâu một số nội dung chính yêu cầu h/s nhớ. 4. Hướng dẫn về nhà: Về nhà tự ôn tập thêm ở nhà. ôn tập tốt chuẩn bị cho giờ sau thi học kỳ 2.
Tài liệu đính kèm: