Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2009-2010

I. MỤC TIÊU:

- Phát biểu định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều.

- Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là : Vận tốc thay đổi theo thời gian.

- Vận dụng tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.

- Mô tả thí nghiệm H3.1 dựa vào các dữ kiện ghi trong bảng 3.1 đã nêu để trả lời các câu hỏi trong bài.

II.PHƯƠNG TIỆN:

 GV:Cho cả lớp chuận bị bảng phụ ghi vắn tắt các bước TN,kẻ sẵn bảng kết qua mẫu như hình (bảng 3.1)SGK.

 HS: Mỗi nhóm HS : 1 máng nghiêng, bánh xe, đồng hồ.

 Phương pháp :Nêu và giải quyết vấn đề.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 3 Tiết : 3 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày soạn : 20 / 08 / 2009	 Ngày dạy: 25/8/2009	 Lớp : 8/ 1,2,3,4
 § CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
- Phát biểu định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều.
- Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là : Vận tốc thay đổi theo thời gian.
- Vận dụng tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
- Mô tả thí nghiệm H3.1 dựa vào các dữ kiện ghi trong bảng 3.1 đã nêu để trả lời các câu hỏi trong bài.
II.PHƯƠNG TIỆN:
	GV:Cho cả lớp chuận bị bảng phụ ghi vắn tắt các bước TN,kẻ sẵn bảng kết qua ûmẫu như hình (bảng 3.1)SGK.
 HS: Mỗi nhóm HS : 1 máng nghiêng, bánh xe, đồng hồ.
 Phương pháp :Nêu và giải quyết vấn đề. 
III / CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU LÊN LỚP : 
 B1:Ổ định lớp :Kiểm tra ss HS (1p)
 B2:Ktra bài củ:(5p) Độ lớn của vận tốc được xác định ntn ? Biểu thức?Đơn vị các đại lượng . 
 B3:Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1 : Tìm hiểu về chuyển động không đều.(10p)
- GV :cho HS tìm hiểu thông tin ( định nghĩa sgk)và mô tả TN hình 3.1 sgk
- cho HS trả lời C1:
-cho HS tra lời C2:
-Gọi vài HS tự lấy ví dụ về cđộng đều và không đều
-phát biểu theo phần ô vuông theo sgk tr 10
HS :tìm hiểu thông tin và theo dõi gv mô tả TN .
- C1 :cđ của trục bánh xe trên máng nghiêng là cđ k đều vì trong cùng khoãng thời gian 
t=3s,trục lăn được các qđường AB,BC,CD kh bằng nhau,và tăng dần .Còn trên đoạn DE,EF là cđ đều Vì trong khooảng thời gian 3s,trục lăn được những q đường bằng nhau.
-C2: a,là cđộng đều
 b,c,d, là cđộng không đều
-HS :tự lấy VD
I/ Định nghĩa:
-C1; AB, BC, CD: c/đ không đều
DE, EF: chuyển động đều
-C2: a/ chuyển động đều
b,c,d/ chuyển động không đều
*Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian
*Chuyển động không đều là chuyển 
động mà vậntốc có độ lớn thay đổi theo thời gian
HĐ2 :Tìm hiểu về vận tốc trung bình của cđộng không đều (10ph)
-Cho HS tìm hiểu thông tin trang 12sgk
-cho HS trả lời C 3:
-HS tự tìm hiểu thông tin
-C3.V=0,017m/s;
V=O,05m/s;V= 0,08 m/s
-C3: V=0,017m/s;
V=O,05m/s ;V= 0,08 m/s 
công thức: vtb = S/t
HĐ3: Vận dụng (15ph)
-C 4:y/c HS bằng hình thức thực tế để phân tích hiện tượng chuyển động của ôtô
-rút ra ý nghĩa của v = 50 km/h
-C5:cho HS ghi tóm tắt
-gọi HS lên bảng trình bày lời giải,chú ý HS thay số mà không có biểu thức.
-Cho HS tự đọc đề C6 và lên bảng trình bài lời giải .
-C4:Ôtô cđkđều vì khi khởi động ,vtăng lên.khi đường vắng :v lớn .khi đường đông:v nhỏ .khi dừng : v giảm đi . V = 50 km/h vtb trên qđường từ HÀNỘiHẢI PHÒNG.
-C5: HS tóm tắt 
Vtb1 = 120/30=4m/s ; Vtb = 60/24 = 2,5m/s
Vtb trên cả hai quãng đường:
 Vtb=120+60/ 30 + 24 = 3,3 m/s
-C6: thực hiện .S = Vtb. t =30 . 5= 150 km.
-C4: chuyển động không đều. V = 50 km/h vận tốc trung bình của ô tô
-C5: VTB1 = 4 m/s
 VTB2 = 2,5 m/s
 VTB3 = 3,3 m/s
-C6: S = vtb . t = 150 km
B4:Cũng cố.(3p)
 1.Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Nêu ví dụ?
 2.Viết công thức tính vận tốc trung bình. Giải thích các đại lượng , đơn vị trong công thức?
B5: Hướng dẫn về nhà: (1p)
 -Về học bài , đọc phần có thể em chứa biết, btập từ 3.1 đến 3.7 SBT. Xem trước và chuẩn bị bài 4
*RÚT KINH NGHIỆM:
 .
* BỔ SỤNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docVL8 tiet 3.doc