Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 26 đến 30

Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 26 đến 30

I- Đối lưu

1- Thí nghiệm(H23.2)

- Các nhóm lắp đặt và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV

- Quan sát hiện tượng xảy ra.

2- Trả lời câu hỏi

- Thảo luận nhóm để trả lời câu C1, C2, C3

- Đại diện nhóm nêu ý kiến và tham gia nhận xét.

C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.

C2: Do lớp nước bên dưới nóng lên trước, nở ra, d < d="" nước="" lạnh="" ở="" trên.="" do="" đó="" nước="" nóng="" đi="" lên="" phía="" trên="" còn="" lớp="" nước="" lạnh="" đi="" xuống="" phía="">

C3: Nhờ nhiệt kế ta thấy nước trong cốc nóng lên.

 

doc 18 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 26 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần - Tiết 26.
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
 8c.. 
Bài 23
Đối lưu – Bức xạ nhiệt 
I- Mục tiêu
*Kiến thức:- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
 - Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào. 
 - Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt. 
 - Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, lỏng, khí và chân không.
*Kỹ năng: Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm, lắp đặt thí nghiệm, quan sát hiện tượng vật lý để rút ra nhận xét.
*Thái độ: - Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
	II- Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập.
2.Giáo viên: Giáo án. 
 *Mỗi nhóm: 1 đèn cồn, 1 cốc đốt, 1 nhiệt kế, 1 giá TN, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 kẹp vạn năng, 1 gói thuốc tím, 1ống nghiệm, bình tròn, nút cao su, ống thuỷ tinh chữ L.
 III- Tổ chức hoạt động dạy học
A- Tổ chức: Lớp: 8A. 8B 8C . 
B- Kiểm tra
HS1: So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí? Chữa bài 22.1 (SBT).
 *Gợi ý:Rắn> Lỏng> Khí. Bài 22.1B.
HS2: Nêu nội dung ghi nhớ? Chữa bài tập 22.2 (SBT).
 *Gợi ý: Nội dung ghi nhớ SGK . Bài 22.2 C.
C- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(5ph)
- GV làm thí nghiệm H23.1. Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng quan sát được.
- GV: Nước truyền nhiệt kém, trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt cho sáp bằng cách nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HĐ2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu(15ph)
- GV phát dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm H23.2 theo nhóm: dùng thìa thuỷ tinh múc hạt thuốc tím đưa xuống đáy cốc, dùng đèn cồn đun nóng nước ở phía đặt thuốc tím.
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra. Thảo luận nhóm trả lời câu C1, C2, C3.
- GV hướng dẫn HS thảo luận chung trên lớp.
- Sự đối lưu là gì?
- Sự đối lưu có xảy ra trong chất khí không?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm H23.3 (SGK), quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
- Yêu cầu HS trả lời C5, C6. Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
HĐ3: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt (15ph)
- GV: Ngoài lớp khí quyển bao quanh trái đất, khoảng không gian còn lại giữa Mặt Trời và Trái Đất là chân không. Trong khoảng chân không này không có sự dẫn nhiệt và đối lưu. Vậy năng lượng của Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
- GV làm thí nghiệm H23.4 và H23.5. Yêu cầu HS quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra
- GV hướng dẫn HS trả lời C7, C8, C9.
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- GV thông báo về bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ tia nhiệt.
HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ(7ph)
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng C10, C11, C12.
- Tổ chức thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
*Qua bài học ghi nhớ nội dung gì?
- HS quan sát thí nghiệm và thấy được nếu đun nóng nước từ đáy ống ghiệm thì miếng sáp ở miệng ống sẽ bị nóng chảy.
- Ghi đầu bài
I- Đối lưu
1- Thí nghiệm(H23.2)
- Các nhóm lắp đặt và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV
- Quan sát hiện tượng xảy ra. 
2- Trả lời câu hỏi
- Thảo luận nhóm để trả lời câu C1, C2, C3
- Đại diện nhóm nêu ý kiến và tham gia nhận xét.
C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
C2: Do lớp nước bên dưới nóng lên trước, nở ra, d < d nước lạnh ở trên. Do đó nước nóng đi lên phía trên còn lớp nước lạnh đi xuống phía dưới.
C3: Nhờ nhiệt kế ta thấy nước trong cốc nóng lên.
- Kết luận: Sự đối lưu là sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng đối lưu.
3- Vận dụng
C4: Tương tự như C2 ( Khói hương giúp quan sát hiện tượng đối lưu của không khí rõ hơn)
Sự đối lưu xảy ra ở trong chất lỏng và chất khí.
C5: Để phần dưới nóng lên trước đi lên, phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
C6: Không. Vì không thể tạo thành các dòng đối lưu.
II- Bức xạ nhiệt
1- Thí nhgiệm(H23.4,23.5)
- HS quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra với giọt nước
2- Trả lời câu hỏi
- HS trả lời C7, C8, C9. Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C7: Không khí trong bình nóng lên nở ra
C8: Không khí trong bình lạnh đi. Tấm bìa ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn đến bình. Chứng tỏ nhiệt truyền theo đường thẳng.
3. Kết luận: Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng gọi là bức xạ nhiệt ( xảy ra ngay cả trong chân không)
Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
III- Vận dụng
- Cá nhân HS trả lời các câu C10, C11, C12.
- Tham gia thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
1.Bài C10: Tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.
2.Bài C11: Giảm sự hấp thụ tia nhiệt
3.Bài C12: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là dẫn nhiệt, chất lỏng và chất khí là đối lưu, của chân không là bức xạ nhiệt.
4.Ghi nhớ: SGK (t82).
Hai HS đọc nội dung ghi nhớ. 
D- Củng cố
	- Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những vấn đề gì?
	- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK)
E- Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 23.1 ,23.2, 23.3 (SBT)
	- Ôn tập các kiến thức đã học từ đầu HK II để kiểm tra 1 tiết .
Câu hỏi ôn tập:
 1. Công suất được tính bởi công thức nào , đơn vị, nêu ý nghĩa của công suất?
 2. Cơ năng gồm có những dạng năng lượng nào? các dạng năng lượng đó được chuyển hoá trong các quá trình cơ và nhiệt như thế nào? cho ví dụ.
 3. Các chất được cấu tạo như thế nào?các nguyên tử phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào/, cho ví dụ thực tế?
4. Khi nào một vật có nhiệt năng? các cách làm biến đổi nhiệt năng?
5. Thế nào là dẫn nhiệt , đối lưu, bức xạ nhiệt, so sánh các tính chất đó đối với các chất , và ứng dụng của nó trong thực tế?
6. Xem lại các bài tập từ15.1 đến 23.3 trong SBT.
Tuần - Tiết 27.
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
 8c.. 
Kiểm tra
	I- Yêu cầu
- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kỹ năng và vận dụng.
- Rèn tính tư duy lô gíc, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra.
- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học.
	II- Mục tiêu
 Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về: cơ năng, sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng, cấu tạo của các chất, nhiệt năng, nhiệt lượng, các hình thức truyền nhiệt.
 III- Chuẩn bị: 
1.Học sinh: Học bài và chuẩn bị giấy kiểm tra.
2.Giáo viên: Giáo án và phô tô đề kiểm tra.
 IV- Tổ chức hoạt động dạy học
A- Tổ chức: Lớp: 8A.. 8B..8C . 
B- Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy của HS.
C- Bài mới:
	I- Phần I : Ma trận thiết kế đề kiểm tra
Mục tiêu
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
1
 0,75
1
 0,5
1
 1,5
3
 2,75
Cấu tạo của các chất
2
 1,25
1
 0,5
3
 1,75
Nhiệt năng. Nhiệt lượng
3
 1,5
1
 0,5
4
 2
Các hình thức truyền nhiệt
1
 0,5
1
 0,5
1
 2,5
3
 3,5
Tổng
7
 4
4
 2
2
 4
13
 10
II-PhầnII: Đề kiểm tra
Đề số 1
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:
1.Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
 A. Viên đạn đang bay B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất
 C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất
2.Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
 A. Sự khuyếch tán của đồng sunfat vào nước B. Sự tạo thành gió
 C. Quả bóng bay dù buộc chắt vẫn xẹp theo thời gian D. Đường tan vào nước
3. Khi vận tốc của chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật giảm thì:
 A. Nhiệt độ của vật giảm. B. Nhiệt độ và khối lượng của vật giảm 
 C. Khối lượng của vật giảm D. Nhiệt độ và khối lượng của vật không thay đổi
4. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
 A. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt lượng càng lớn
 B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng càng lớn
 C. Thể tích của vật càng lớn thì nhiệt lượng càng lớn
 D. Cả ba câu trên đều không đúng
5. Nhiệt năng của vật là:
 A. Năng lượng mà vật lúc nào cũng có 
 B. Tổng động năng và thế năng của vật
 C. Một dạng năng lượng 
 D. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
6. Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng?
 A. Mọi vật đều có thể bức xạ nhiệt 
 B. Chỉ có những vật có bề mặt xù xì và màu sẫm mới có thể bức xạ nhiệt
 C. Chỉ có những vật có bề mặt nhẵn bóng và màu sáng mới có thể bức xạ nhiệt 
 D. Chỉ có mặt trời mới có thể bức xạ nhiệt
7. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?
 A. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là Jun
 B. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt lượng của vật càng lớn
 C. Nhiệt lượng là đại lượng mà bất cứ vật nào cũng có
 D. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
8. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:
 A. Chỉ ở chất lỏng B. Chỉ ở chất khí
 C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí D. Cả ở chất lỏng, chất khí và chất rắn
II- Điền từ ( cụm từ) thích hợp vào chỗ trống
9. Ta nói vật có cơ năng khi vật có................(1). Cơ năng của vật phụ thuộc.............(2) gọi là thế năng hấp dẫn. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật gọi là...................(3)
10. Các chất được cấu tạo từ các................(1). Chúng chuyển động................(2). Nhiệt độ của vật càng.................(3) thì chuyển động này càng nhanh
11. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng cách.................(1). Có ba hình thức truyền nhiệt là.........................(2)
II. Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
12. Một cầu thủ đá một quả bóng.Quả bóng đập vào cột dọc cầu môn rồi bắn ra ngoài.
Cơ năng của quả bóng đã biến đổi như thế nào?
13. Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau:
 a) Khi đun nước, nước nóng lên.
 b) Khi xoa hai bàn tay vào nhau, hai tay đều nóng lên.
 c) Khi tiếp tục đun nước đang sôi.	
	E-Đáp án và biểu điểm (Đề số 1)
I- 4 điểm
	Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1. C 2. C 3. A 4. D
5. D 6. A 7. D 8. C
II- 2 điểm
	Mỗi từ ( cụm từ) điền đúng được 0,25 điểm
9- (1) khả năng sinh công (2) vào độ cao (3) thế năng đàn hồi
10- (1) nguyên tử, phân tử (2) hỗn độn không ngừng (3) cao 
11- (1) thực hiện công, truyền nhiệt (2) dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
III- 4 điểm
12- 1,5 điểm
- Khi cầu thủ đá bóng thì động năng của cầu thủ truyền cho quả bóng (0,5điểm) 
- Quả bóng đập vào cột dọc cầu môn làm quả bóng bị biến dạng, lúc này động năng của quả bóng chuyển hoá thành thế năng đàn hồi (0,5điểm) 
- Sau đó quả bóng bị bắn ra thì thế năng đàn hồi chuyển hoá thành động năng (0,5điểm) 
13- 2,5 điểm
a) Thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt 0,75 điểm
b) Thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công 0,75 điểm 
c) Nhiệt năng không thay đổi vì nhiệt độ của nước không thay đổi 1 điểm 
 	Đề số 2
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:
1.Ném một vật lên cao, động năng giảm. Vì vậy:
 A. Thế năng của vật cũng giảm theo B. Thế năng của vật tăng lên
 C. Thế ...  thức tính nhiệt lượng toả ra, nhiệt lượng thu vào?
+ Mối quan hệ giữa đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm?
+ áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, thay số, tìm m2?
HĐ5: Vận dụng và ghi nhớ(10ph).
- Yêu cầu HS đọc câu C2. Hướng dẫn HS cách dùng kí hiệu để tóm tắt đề bài, đổi đơn vị cho phù hợp.
- HS đọc phần đối thoại
- Ghi đầu bài
I- Nguyên lí truyền nhiệt 
- HS nghe và ghi nhớ 3 nội dung của nguyên lý truyền nhiệt
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại
+ Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào
- HS vận dụng giải thích tình huống đặt ra ở đầu bài: An đúng.
II- Phương trình cân bằng nhiệt
- Phương trình cân bằng nhiệt:
 Qtoả ra = Qthu vào
- Công thức tính nhiệt lượng: 
+ Vật toả nhiệt: Qtoả = m1.c1.(t1- t)
+ Vật thu nhiệt: Qthu = m2.c2.(t- t2)
t1, t2 là nhiệt độ ban đầu của vật toả nhiệt và vật thu nhiệt, t là nhiệt độ cuối cùng
 m1.c1.(t1- t) = m2.c2.(t- t2)
III- Ví dụ về dùng phương trình cân bằng nhiệt
- HS đọc, tìm hiểu, phân tích và tóm tắt đề bài phần ví dụ SGK
IV.Vận dụng :
 HS đọc, tìm hiểu, phân tích và tóm tắt đề bài phần ví dụ SGK
1.Bài C2)
m1= 0,5kg Nhiệt lượng toả ra
m2 = 500g = 0,5kg để giảm nhiệt độ từ
t1 = 800C 800C xuống 200C là:
t = 200C Qtoả = m1.c1.(t1- t)
c1= 380 J/kg.K = 11 400 J
c2= 4200 J/kg.K Khi cân bằng nhiệt:
Qthu=? Qtoả = Qthu 
t = ? Vậy nước nhận được một nhiệt lượng là 11 400J
Độ tăng nhiệt độ của nước là:
 t = = = 5,430C
 Đáp số: Qtoả= 11400J
 t = 5,430C
4- Củng cố
- Hai vật trao đổi nhiệt với nhau theo nguyên lí nào? Viết phương trình cân
	 bằng nhiệt?
	- Hướng dẫn HS làm C1 trong phần vận dụng. Cho HS tiến hành thí nghiệm
	 V1= 300ml nhiệt độ phòng, V2= 200ml nước phích, đo nhiệt độ t1, t2
	 Đổ nước phích vào cốc nước có nhiệt độ trong phòng khuấy đều, đo nhiệt độ
	 Nêu được nguyên nhân nhiệt độ tính được không bằng nhiệt độ đo được: một
	 Phần nhiệt lượng làm nóng dụng cụ chứa và môi trường bên ngoài
	- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK)
5- Hướng dẫn về nhà
	- Học bài và làm bài tập 24.1 đến 24.7 (SBT)
	- Gợi ý HS làm câu C3
	 m1=500g = 0,5kg Nhiệt lượng miếng kim loại toả ra bằng nhiệt lượng 
 m2 = 400g = 0,4kg nước thu vào: 
 t1 = 130C Qtoả = Qthu 
 t2 = 1000C m2.c2.(t2- t) = m1.c1.(t – t1) 
 t = 200C c2== = 458 (J/kg.K)
 c1= 4190 J/kg.K 
 c2= ? Đáp số: 458 J/kg.K
	- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết
- Đọc trước bài 25: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
	****************
Tuần - Tiết 30
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
 8c.. 
Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
A- Mục tiêu
- Phát biểu được định nghĩa năng suất toả nhiệt. Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Nêu được tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
- Rèn kỹ năng vận dụng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt chấy toả ra
- Thái độ nghiêm túc, trung thực và hứng thú học tập bộ môn.
B- Chuẩn bị
- Cả lớp: Bảng 26.1: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
C- Tổ chức hoạt động dạy học
1- Tổ chức
Ngày dạy: .......... ........... ........... 
Lớp: 8A 8B 8C 
2- Kiểm tra
HS1: Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Viết phương trình cân bằng nhiệt. Chữa bài 25.2 (SBT)
HS2: Chữa bài tập 25.3 a, b, c (SBT)
3- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(3ph)
- ĐVĐ: Một số nước giàu lên vì giàu lửa và khí đốt, dẫn đến những cuộc tranh chấp dầu lửa, khí đốt. Hiện nay than đá, giàu lửa, khí đốt,... là nguồn cung cấp nhiệt lượng, là các nhiện liệu chủ yếu mà con người sử dụng. Vậy nhiên liệu là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài hôm nay.
HĐ2: Tìm hiểu về nhiên liệu (7ph)
- GV thông báo: Than đá, dầu lửa, khí đốt,... là một số ví dụ về nhiên liệu.
- Yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác
HĐ3:Thông báo về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (10ph)
- GV nêu định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- GV giới thiệu kí hiệu và đơn vị của năng suất toả nhiệt.
- Giới thiệu bảng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. Gọi HS nêu năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu. Yêu cầu HS giải thích được ý nghĩa của các con số.
- So sánh năng suất toả nhiệt của Hiđrô với năng suất toả nhiệt của nhiên liệu khác?
- Tại sao dùng bếp than lại lợi hơn dùng bếp củi? (C1)
- GV thông báo: Hiện nay bguồn nhiên liệu than đá, dầu lửa, khí đốt đang cạn kiệt và các nhiên liệu này khi cháy toả ra nhiều khí độc gây ô nhiếm môi trường đã buộc con người hướng tới những nguồn năng lượng khác như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời,...
HĐ4: Xây dựng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra (10ph)
- Yêu cầu HS nêu lại định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- Nối năng suất toả nhiệt của một nhiên liệu là q J/kg có ý nghĩa gì?
- mkg nhiên liệu đó bị đốt cháy hoàn toàn thì toả ra nhiệt lượng Q là bao nhiêu?
HĐ5: Làm bài tập vận dụng(8ph)
- Gọi 2 HS lên bảng làm câu C2
- GV lưu ý HS cách tóm tắt, theo dõi bài làm của HS dưới lớp.
- HS lắng nghe phần giới thiệu của GV
- Ghi đầu bài
I- Nhiên liệu
- HS lấy ví dụ về nhiên liệu và tự ghi vào vở: than đá, dầu lửa, khí đốt, than củi, xăng, dầu,...
II- Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
- Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là đại lượng vật lý cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
- Kí hiệu: q
- Đơn vị: J/kg
- HS biết sử dụng bảng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu và vận dụng để giải thích được các con số trong bảng.
- Năng suất toả nhiệt của hiđrô lớn hơn rất nhiều năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu khác.
- HS trả lời và thảo luận câu trả lời
C1: Vì năng suất toả nhiệt của than lớn hơn năng suất toả nhiệt của củi
III- Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
- HS đnêu lại định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- HS nêu được: 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn toả ra một nhiệt lượng q (J)
- Công thức: Q = q.m
Trong đó: Q là nhiệt lượng toả ra (J)
q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg)
IV- Vận dụng
- Hai HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn ở trên bảng. Chữa bài nếu sai.
C2: m1= 15kg Nhiệt lượng toả ra khi 
 m2= 15 kg đốt cháy hoàn toàn 15 
 q1 = 10.106 J/kg kg củi,15kg than đá là:
 q2 = 27.106 J/kg Q1= q1.m1= 150.106 J
Q1 = ? Q2= ? Q2= q2.m2= 405.106 J 
q3= 44.106 J/kg Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt chấy số kg dầu hoả là:
 m3 = = = 3,41 kg
 m4 = = = 9,2 kg
4- Củng cố
- Năng suất toả nhiệt là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt 
 cháy toả ra? 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK)
5- Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 26.1 đến 26.6 (SBT)
- Đọc trước bài 26: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
TUẦN: 32- TIẾT: 31
Ngày soạn: 26/3/2009
Ngày dạy: 8A:/../2009
 8B:/../2009
 8C:/../2009
BÀI TẬP
	I.MỤC TIấU:
*.Kiến thức: Vận dụng cỏc kiến thức đó học để giải được cỏc bài tập đơn giản về : Nhiệt lượng ,phương trỡnh cõn bằng nhiệt, năng suất toả nhiệt của nhiờn liệu.
*.Kĩ năng: -Giải bài tập vật lớ theo đỳng cỏc bước giải.
 -Rốn kĩ năng phõn tớch, so sỏnh, tổng hợp thụng tin.Sử dụng đỳng cỏc thuật ngữ.
*.Thỏi độ: Cẩn thận, trung thực, phỏt huy tốt năng lực cỏ nhõn.
 	 	II.CHUẨN BỊ:
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập, chuẩn bị giấy kiểm tra 15 phỳt.
2.Giỏo viờn: Giỏo ỏn, và đề kiểm tra 15 phỳt.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
A.Tổ chức lớp: 8A/8B/..8C/.
B.Kiểm tra bài cũ: Đề kiểm tra 15 phỳt
 Đề bài: Cõu1, Núi năng suất toả nhiệt của than đỏ là 34.106 J/kg . con số đú cho ta biết điều gỡ? 
 Cõu 2: Tớnh nhiệt lượng toả ra của 15kg dầu hoả .Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 44.106 J/kg. 
C.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
*HĐ1: Giải bài 1: Dạng bài cụng thức tớnh nhiệt lượng(7ph)
GV cho HS chộp đề bài , túm tắt đầu bài, đổi đơn vị cho thống nhất.
GV gọi HS lờn bảng giải BT.
-GV cho HS dưới lớp nhận xột và chuẩn lại kiến thức HS chộp vào vở.
1. Bài1: Tớnh nhiệt lượng cần để đưa 0,5 lớt rượu từ 50C lờn đến 250C. Khối lượng riờng của rượu là 800kg/m3, nhiệt dung riờng của rươui là 2500J/kgK.
Túm Tắt:V=0,5l=0,0005m3,t1 =50C, t2 =250C.
 D= 800kg/m3. C = 2500J/kg.K.
 Q=?
Bài làm:Khối lượng của 0,5l rượu là: 
M=D.V = 800.0,0005 = 0,4(kg)
Nhiệt lượng để 0,5l rượu từ 50C lờn 250C là:
Q= Cm.( t2- t1)= 2500.0,4( 25- 5) =20000(J).
*HĐ2: Dạng bài tỡm nhiệt dung riờng của cỏc chất(10ph)
GV cho HS chộp đề bài , túm tắt đầu bài, đổi đơn vị cho thống nhất.
? Muốn tớnh nhiệt dung riờng ta làm thế nào?
GV gọi HS lờn bảng giải BT.
2.Bài 2: Một khối kim loại cú khối lượng120 kg ở nhiệt độ 200C, sau khi cung cấp cho khối kim loại một nhiệt lượng1584000J thỡ nhiệt độ của thỏi kim loại là 350C. Tỡm nhiệt dung riờng của thỏi kim loại ? và cho biết kim loại đú là kim loại gỡ?
Túm tắt: m=120kg. t1=200C, t2= 350C.
 Q= 1584000J.
 C=? Chất gỡ?
Bài làm:
 Nhiệt dung riờng của thỏi kim loại là:
? Muốn biết chất đú là chất gỡ ta làm thế nào?
-GV cho HS dưới lớp nhận xột và chuẩn lại kiến thức HS chộp vào vở.
Q= Cm.( t2- t1)à C= 
C= =880J/kg.K
Chất đũ là nhụm.
* HĐ3: Dạng bài phương trỡnh cõn bằng nhiệt(10ph)
GV cho HS chộp đề bài , túm tắt đầu bài, đổi đơn vị cho thống nhất.
? Muốn tớnh nhiệt độ cõn bằng ta làm thế nào?
GV gọi HS lờn bảng giải BT.
-GV cho HS dưới lớp nhận xột và chuẩn lại kiến thức HS chộp vào vở.
3. Bài 3:Đổ 500g nước ở nhiệt độ 800C vào 0,3kg nước ở nhiệt độ 200C Tỡm nhiệt độ cõn bằng của hỗn hợp nước trờn.
Túm tắt: m1= 5000g= 5kg. m2= 3 kg.
 t1= 800C, t2= 200C.
 t=?
Bài làm: Nhiệt lượng do 5kg nước ở 800C toả nhiệt là:
 Q1= Cm1.(t1- t)= 5.C(80-t).
Nhiệt lượng của 3kg nước thu nhiệt là:
Q2= Cm2.(t-t2) = C.3(t- 20).
Áp dụng phương trỡnh cõn bằng nhiệt ta cú: Q1= Q2à 5.C(80-t)= C.3(t- 20).
àt=57,50C
Vậy nhiệt độ cõn bằng của hỗn hợp là 57,50C.
*HĐ4: Dạng bài năng suất toả nhiệt của nhiờn liệu(10ph)
GV cho HS chộp đề bài , túm tắt đầu bài, đổi đơn vị cho thống nhất.
? Muốn tớnh nhiệt độ cõn bằng ta làm thế nào?
GV gọi HS lờn bảng giải BT.
-GV cho HS dưới lớp nhận xột và chuẩn lại kiến thức HS chộp vào vở.
4.Bài 4: Phải đốt bao nhiờu củi khụ để cú một nhiệt lượnglà 150000KJ. Biết năng suất toả nhiệt là 10.106J/kg.
Túm tắt: Q= 150000KJ= 15.107 J.
 q =10.106J/kg.
 m= ?
Bài làm: Khối lượng củi khụ là:
Q= m.q à m= Q/q = 15.107: 10.106
 m =150 (kg)
D. Củng cố:
	- Nờu phương phỏp giải bài tập nhiệt .
	- Khi giải bài tập nhiệt cần lưu ý điều gỡ?
E. Hướng dẫn về nhà: 
	- Xem lại cỏc bài tập đó chữa.
	- Làm bài 26.1, 26.2, 26.3, 26.4 SBT.
	- Đọc trước bài 27 : Sự bảo toàn năng lượng..

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 26-Tiết 30.doc