Giáo án Vật lí Khối 8 - Bài 1 đến 24 - Bùi Thị Linh

Giáo án Vật lí Khối 8 - Bài 1 đến 24 - Bùi Thị Linh

- GV: ? Dựa vào kết luận trên, hãy cho biết để có công cơ học cần có gì?

- HS: lực tác dụng làm vật di chuyển.

? Hãy dự đoán xem nếu lực tác dụng càng mạnh và vật chuyển dời một quãng đường càng dài thì công sẽ như thế nào?

- HS: công càng lớn.

- GV: ? Vậy độ lớn của công cơ học phụ thuộc những yếu tố nào?

- HS: Lực tác dụng F và quãng đường dịch chuyển.

- GV: ? Nếu gọi A là công, F là lực tác dụng, S là quãng đường vật di chuyển → công thức?

- HS: Thông báo công thức.

- GV: Hợp thức hoá công thức → ghi

- HS: Ghi công thức.

- GV: Thông báo cho HS về đơn vị tính công, gọi HS đọc chú ý.

- HS: Đọc chú ý.

- GV: Giải thích rõ chú ý.

- GV: Cho HS vận dụng làm C5, C6, chiếu cả 2 câu lên màn hình, cho 2 HS lên bảng làm, HS bên dưới hoạt động nhóm.

- HS: Làm C5, C6

- GV: Cho HS nhận xét bài làm của 2 HS. Chốt lại kết quả đúng, cho HS ghi.

- HS: Ghi C5, c6

- GV: Cho HS xung phong giải thích C7

- HS: Xung phong giải thích C7

C7: Do phương của trọng lực và phương chuyển động của viên bi vuông góc nhau → không có công của trọng lực.

 

doc 59 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 8 - Bài 1 đến 24 - Bùi Thị Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 1 - Tiết: 1 	Bài 1: VẬN TỐC
A. MỤC TIÊU
- Biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc .
- Biết được tính tương đối của chuyển động và đứng yean.
- Biết đi7ợc các dạng của chuyển động.
Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học, về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, những ví dụ về các dạng chuyển động.
Rèn tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.
B. CHUẨN BỊ
1. Cho cả lớp: Hình vẽ 1.1 ; 1.2 ; 1.3 ; sách giáo khoa và bài tập 1.1; 1.2 ; 1.3 sách bài tập.
2. Cho mỗi học sinh: Phiếu học tập
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
- GV:Mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây. Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
* Hoạt động 2: Làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên
- GV: Gọi 1 học sinh đọc C1 và yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhómđể trả lời các câu hỏi sau:
Làm thế nào nhận biết một ôtô đang chuyển động hay đứng yên?
-HSTL: Ôtô chuyển động xa dần cột điện bên đường 
Ôtô không chuyển động 
-GV: Tại sao em lại cho rằng ô tô đó chuyển động hay đứng yên?
-HSTL: Ôtô chuyển động vì vị trí nó thay đổi 
Ôtô đứng yên vì vị trí của nó không thay đổi 
-GV: Vậy ta căn cứ vào yếu tố nào biết vật chuyển động hay đứng yên?
I. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
* Hoạt động 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
* Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 2 -Tiết: 2 
Bài 2: VẬN TỐC
A. MỤC TIÊU
- Từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong 1s của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc).
- Nắm vững công thức tính vận tốc v= và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
- Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh phóng to tốc kế của xe máy, bảng phụ.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra.
- GV: Gọi 1 HS và đặt câu hỏi kiểm tra.
	? Khi nào ta biết một vật đang chuyển động?
- HS được gọi trả lời câu hỏi của GV: khi có sự thay đổi vị trí của một vật đó so với vật khác (vật mốc).
2. GV đặt vấn đề: 
	Chúng ta đã biết xác định khi nào vật đứng yên, khi nào vật chuyển động. Trong quá trình chuyển động có lúc vật chuyển động nhanh, có lúc vật chuyển động chậm. Vậy làm thế nào để xác định vật chuyển động nhanh hay chậm, chúng ta cùng tìm hiểu ở Bài2: VẬN TỐC
3. Dạy bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về vận tốc.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận câu C1 dựa vào bảng 2.1
- HS: Thảo luận câu C1 và xếp hạng theo bảng 2.1
- GV: Gọi 1 HS đọc kết quả xếp hạng, đặt câu hỏi : “Dựa vào đâu mà em xếp hạng như vậy?”
- HS: Vì quãng đường chạy của 5 người bằng nhau, vậy ai có thời gian chạy ít hơn, người đó chạy nhanh hơn”
- GV: Yêu cầu cả lớp hoàn thành câu C2.
- HS: Cả lớp hoàn thành câu C2.
- GV nêu câu hỏi: ? Quãng đường chạy được trong một giây gọi là gì?
- HS: Vận tốc.
- GV: Dựa vào vận tốc có thể xác định ai nhanh, ai chậm không?
- HS: Có thể xác định được.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành câu C3.
- HS: Điền từ thích hợp.
(1) nhanh, (2) chậm, (3) quãng đường đi được, (4) đơn vị thời gian.
- GV: Nhắc lại khái niệm trên cho HS ghi vào vở.
- HS: Ghi bài
I. VẬN TỐC LÀ GÌ?
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
* Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc.
- GV: Ở câu C2 các em đã tính vận tốc như thế nào?
- HS: Lấy quãng đường chia thời gian.
- GV: Nếu ký hiệu quãng đường là S, vận tốc là v, thời gian t thì công thức tính vận tốc lập như thế nào?
- HS: v=
- GV: Ghi bảng cho cả lớp ghi.
- GV: Theo các em đơn vị vận tốc phụ thuộc vào gì?
- HS: phụ thuộc đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
- GV: Treo bảng 2.2 yêu cầu HS lên điền.
- HS:Lên điền vào bảng 2.2
- GV: Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV: Thông báo cho HS ghi bài: Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h. Tuy nhiên vẫn có những đơn vị khác: m/phút .v.v 
“Ta có thể đổi được từ m/s → km/h và ngược lại”
- GV:gọi HS lên bảng làm ví dụ
- GV: Người ta đo vận tốc bằng dụng cụ gì?
- HS: Bằng tốc kế.
- GV: Treo tranh tốc kế phóng to lên bảng giới thiệu: Đơn vị ghi trên tốc kế là đơn vị tính vận tốc, số chỉ của kim tốc kế chính là độc lớn vận tốc chuyển động của vật.
II. CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC.
 v = 
Trong đó:
 v: vận tốc
S: quãng đường đi được
t: thời gian đi hết quãng đường S.
III. ĐƠN VỊ VẬN TỐC
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h
Cách đổi đơn vị:
a m/s =km/h = 3,6.a km/h
a km/h =m/s = m/s
18 m/s = 3,6 .18 km/h = 64,8 km/h
90km/h = m/s = 25 m/s
* Hoạt động 3: Vận dụng – Hướng dẫn về nhà.
- GV: Gọi HS đọc câu C5 và trả lời.
- HS: a. Mỗi giờ ôtô chạy được 36km.
 Mỗi giờ người đi xe đạp đi được 10,8km
 Mỗi giây tàu hoả đi 10m
 b. Để so sánh được cần đổi đơn vị:
 10m/s = 36km/h.
 Vậy: ôtô và tàu hoả chuyển động cùng vận tốc, người đi xe đạp chậm nhất.
- GV: Gọi HS làm câu C6 (trên bảng), yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- HS: 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập câu C6.
- GV: Nhận xét bài làm của HS trên bảng, sửa chữa nếu HS làm sai.
-GV: Gọi 2 HS lên bảng làm 2 câu C7, C8 yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV: Nhận xét, sửa chữa.
- GV: Gọi HS đọc lớn phần chữ đậm.
* Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài trong tập sách bài tập.
- Cho HS coi trước bài. “Chuyển động đều- Chuyển động không đều”
C5
C6
C7
C8
* Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 3 - Tiết:3 
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
A. MỤC TIÊU
- Phát biểu định nghĩa, nêu được vài ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều.
- Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động đều và chuyển động không đều.
- Vận dụng được công thức tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ 3.1 cho 4 nhóm HS.
- HS: Mỗi nhóm 1 máng nghiêng, bánh xe lăn, viết lông, đồng hồ bấm giây.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Kiểm tra
- GV: Gọi HS nêu câu hỏi kiểm tra.
? Hãy nêu khái niệm vận tốc? Công thức? Đơn vị?
- HS: Trả lời các câu hỏi trên.
2/ Tổ chức tình huống:
- GV: Ta đã biết thế nào là vận tốc của một chuyển động. Trong thực tế vận tốc của một chuyển động không phải lúc nào cũng ổn định; có khi vật chuyển động nhanh, có khi vật chuyển động chậm. Ở bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
3. Dạy bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển động đều – chuyển động không đều.
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, sau đó GV nêu câu hỏi.
 ? Thế nào là chuyển động đều? Ví dụ.
- HS: Là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian. Ví dụ: 
 ? Thế nào là chuyển động không đều? 
- HS: Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian. Ví dụ.
- GV: Hướng dẫn các nhóm HS lắp ráp thí nghiệm theo hình 3.1, sau đó tiến hành thí nghiệm theo các bước:
+ Đặt bánh xe tại đỉnh máng nghiêng, đánh dấu (A).
+ Buông tay cho bánh xe chuyển động, cứ 2s một lần đánh dấu quãng đường của bánh xe trên máng. 
+ Đo quãng đường của bánh xe sau mỗi 2s và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 3.1 kẻ sẵn.
- HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Sau đó lần lượt treo bảng phụ của mỗi nhóm lên bảng.
- GV: Ở 5 quãng đường trên, những quãng đường nào có chiều dài khác nhau?
- HS: AB ≠ BC ≠ CD.
- GV: ? Vậy vận tốc trên các quãng đường đó có bằng nhau không?
- HS: Không.
- GV: ? Vận tốc của bánh xe trên quãng đường AD có ổn định không?
- HS: Không.
- GV: ? Trên quãng đường DE vận tốc có ổn định không?
- HS: Có.
- GV: Gọi 1 HS trả lời câu C1.
- HS: Bánh xe chuyển động đều trên quãng đường DF. Bánh xe chuyển động không đều trên quãng đường AD.
- GV: Gọi HS trả lời câu C2.
- HS: a. là chuyển động đều, còn lại tất cả là chuyển động không đều.
I. ĐỊNH NGHĨA.
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Tên cđ
AB
BC
CD
DE
EF
c.dài
t.gian
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
- GV: ? Vận tốc của bánh xe trên các quãng đường AB, BC, CD có ổn định không?
- HS: Không.
- GV: Ở các quãng đường AB, BC, CD vật chuyển động không đều, vì vậy để tính vận tốc người ta không thể lấy một giá trị xác định ở từng thời điểm mà phải lấy giá trị trung bình.
 Vậy vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính như thế nào?
- HS: Trả lời theo thông tin cung cấp ở SGK.
- GV: Nhắc lại cho cả lớp ghi bài.
- GV: Lưu ý HS: Khi tính vtb trên quãng đường nào thì S là chiều dài quãng đường đó và t là thời gian đi hết quãng đường đó. Không tính vtb theo cách lấy trung bình cộng.
- GV: Yêu cầu HS làm câu C3, gọi 1 HS lên bảng tính. (Theo giá trị củabảng 3.1 SGK).
- HS: Cả lớp tính ra giấy, 1 HS lên bảng tính.
II. VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU.
Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức:
Vtb= 
S: quãng đường đi được
t: t ...  câu C12 GV nên dùng bảng phụ.
Ngày soạn:10 / 02 / 2007
Ngày dạy: 15 / 03 / 2007
Tuần: 27 Tiết: 27 	KIỂM TRA 1 TIẾT
A. Mục tiêu.
- Nắm vững các kiến thức về nguyên tử, phân tử, nhiệt năng, các hình thức truyền nhiệt.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng về nhiệt học, áp dụng kiểm tra 1 tiết.
B. Chuẩn bị.
- GV: Đề bài và giấy kiểm tra.
C. Nội dung (đề đính kèm).
D. Đáp án và thang điểm.
Ngày soạn:10 / 03 / 2007
Ngày dạy: 22 / 03 / 2007	 
Tuần: 28 Tiết: 28 	 Bài 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
A. MỤC TIÊU
- Biết được các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng thu vào hay toả ra của một vật.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được các đại lượng (và đơn vị) có mặt trong công thức.
- Mô tả được thí nghiệm, xử lí bảng kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào: m, C, ∆t.
B. CHUẨN BỊ
- Máy chiếu và phim trong in các bảng kết quả thí nghiệm, bảng nhiệt dung riêng của một số chất.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra.
- GV: Gọi 1 HS nhắc lại định nghĩa nhiệt lượng.
- HS: Nhắc lại.
2. Giới thiệu bài mới.
“Các em đã biết nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm được hoặc mất bớt đi, nhưng không có một dụng cụ nào có thể đo trực tiếp nhiệt lượng. Vậy làm thế nào để tính nhiệt lượng toả ra hay thu vào của một vật?”.
3. Dạy bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1:Thông báo các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng. 
- GV: Gọi 1 HS đọc thông tin SGK.
- HS: Đọc thông tin SGK.
- GV: Nhiệt lượng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho HS ghi bài.
- HS: Xung phong trả lời – Ghi bài.
- GV: Mở rộng: Nhiệt lượng toả ra của một vật cũng phụ thuộc vào 3 yếu tố này.
I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng thu vào để nóng lên của một vật:
+ Khối lượng vật.
+ Độ thay đổi nhiệt độ của vật.
+ Chất cấu tạo nên vật.
* Hoạt động 2: Quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng vật. 
- GV: Gọi 1 HS mô tả thí nghiệm kiểm tra.
- HS: Mô tả thí nghiệm.
- GV: Mô tả rõ lại thí nghiệm. ? Trong thí nghiệm này yếu tố nào ở 2 cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào thay đổi.
- HS: Trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát bảng kết quả thí nghiệm. Lưu ý HS so sánh yếu tố từng yếu tố giữa 2 cốc.
- HS: Quan sát bảng kết quả thí nghiệm.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm C1. Lưu ý HS: Nhiệt lượng nhận được của nước tỉ lệ thuận với thời gian đun.
- HS: Thảo luận C1 → Trả lời.
- GV: Chốt, cho HS trả lời cá nhân C2
- HS: Trả lời C2; HS khác nhận xét; bổ sung.
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
C1: Chỉ khối lượng nước bị thay đổi nhằm loại bỏ tác động của 2 yếu tố chất và độ tăng nhiệt độ, chứng minh ảnh hưởng của khối lượng đến nhiệt lượng.
C2: Nhiệt lượng tỉ lệ thuận với khối lượng vật.
* Hoạt động 3: Quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ. 
- GV: Nhắc lại cách tiến hành thí nghiệm trước, nhấn mạnh sự thay đổi khối lượng giữa 2 cốc; yêu cầu HS thảo luận cách làm thí nghiệm này (C3, C4).
- HS: Dựa vào C3, C4 để thảo luận.
- GV: Chốt, yêu cầu HS khảo sát bảng kết quả thí nghiệm, trả lời C5
- HS: Khảo sát thí nghiệm, trả lời C5
- GV: Gợi ý: ? ∆t1 = ? ∆t2? t1 = ? t2? → Q1 =? Q2 
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ của vật.
C3: Chất và khối lượng không đổi. Hai cốc đựng cùng khối lượng nước.
C4: Thay đổi độ tăng nhiệt độ. Thời gian đun của 2 cốc khác nhau.
C5: Nhiệt lượng thu vào của một vật tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ của vật.
* Hoạt động 4: Quan hệ giữa nhiệt lượng và chất làm vật.
- GV: Gọi 1 HS đọc cách tiến hành thí nghiệm.
- HS: Nêu cách làm thí nghiệm.
- GV: Yêu cầu HS khảo sát bảng kết quả thí nghiệm; trả lời C6, C7
- HS: Thảo luận, khảo sát bảng kết quả thí nghiệm trả lời C6, C7
- GV: Chốt.
3. Quan hệ giữa nhiệt lượng và chất làm vật.
C6: Chất thay đổi, khối lượng và độ tăng nhiệt độ được thay đổi.
C7: Nhiệt lượng thu vào của vật phụ thuộc vào chất làm vật.
* Hoạt động 5: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng.
- GV: Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào chất làm nên vật, cụ thể là phụ thuộc vào nhiệt dung riêng của chất đó.
? Vậy nhiệt dung riêng là gì? Gọi 1 HS đọc thông tin SGK.
- HS: Đọc thông tin về nhiệt dung riêng.
- GV: “Chốt → Nhiệt dung riêng càng lớn, nhiệt lượng thu vào của vật càng lớn”. Vậy với sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào 3 yếu tố trên, hãy nêu công thức tính nhiệt lượng.
- HS: Nêu công thức tính nhiệt lượng.
- GV: Chốt, cho ghi, giải thích rõ các đại lượng.
- HS: Ghi nhận công thức.
- GV: Gọi 1 HS đọc thông tin về thang nhiệt độ K
II. Công thức tính nhiệt lượng.
Q = m.c.∆t
Trong đó:
Mm: Khối lượng vật (kg).
Cc: Nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).
∆t = t2 – t1: Độ tăng nhiệt độ của vật.
* Hoạt động 6: Vận dụng.
- GV: Cho HS thảo luận C8 và trả lời.
- HS: Thảo luận, trả lời C8
- GV: Yêu cầu 2 nhóm thảo luận C9, 2 nhóm thảo luận C10, sau đó cử đại diện lên bảng giải.
- HS: Thảo luận, cử đại diện giải C9, C10
- GV: Theo dõi, yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- HS: Nhận xét bài làm trên bảng.
- GV: Chốt, cho HS ghi vở.
C8: Phải đo khối lượng cân bằng và đo độ tăng nhiệt độ bằng nhiệt kế.
C9: m = 5kg
 c = 382 J/kg.K
 ∆t = 50 – 20 = 300C
Nhiệt lượng cần truyền cho đồng là:
Q = m.c.∆t = 5 . 380 . 30 = 57000J = 57KJ
C10: m1 = 0,5kg t1 = 250C
 m2 = 2kg t2 = 250C
 t = 1000C
* Nhiệt lượng cung cấp cho ấm.
Q1 = m1.c1.∆t1 = 0,5 . 880 . 75 = 33000J 
 = 33KJ
* Nhiệt lượng cung cấp cho nước.
Q2 = m2.c2.∆t2 = 2 . 4200 . 75 = 630000J 
 = 630KJ
Þ Nhiệt lượng để đun sôi ấm nước.
Q = Q1 + Q2 = 33 + 630 = 663KJ
* Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ, đọc “Có thể em chưa biết”.
- BTVN: 24.1 → 24.7 SBT.
* Rút kinh nghiệm.
- Bài tương đối dễ, nhưng lượng kiến thức hơi dài, GV chỉ cho khảo sát bảng kết quả thí nghiệm không cần làm thí nghiệm.
Ngày soạn:17 / 03 / 2007
Ngày dạy: 29 / 03 / 2007	 
Tuần: 29 Tiết: 29 	 Bài 24: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
A. MỤC TIÊU
- Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt.
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt trong trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau.
- Giải được các bài toán đơn giản.
B. CHUẨN BỊ
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra.
- GV: Gọi HS lên bảng yêu cầu sửa BT 24.4/31 SBT.
- HS: Lên sửa bài tập.
Bài 24.4
Tóm tắt.
m1 = 400g = 0,4kg
t1 = 200C
m2 = 1kg
t2 = 200C
t = 1000C
Q1 = ? Q2 = ? Q = ?
Giải:
Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm.
Q1 = m1.c1.∆t1 = 0,4 . 880 . 80 = 28160J
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước.
Q2 = m2.c2.∆t2 = 1 . 4200 . 80 = 336000J
Tổng nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước.
Q = Q1 + Q2 = 28160 + 336000 = 364160J = 364,16KJ
2. Giới thiệu bài mới.
- GV: Gọi 2 HS đọc tình huống đầu bài.
- HS: Đọc phần đầu bài → Vào bài mới.
3. Dạy bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1: Nguyên lí truyền nhiệt.
- GV: Khi có 2 vật trao đổi nhiệt cho nhau thì quá trình truyền nhiệt xảy ra theo nguyên lí xác định.
- Gọi 1 HS đọc nguyên lí truyền nhiệt.
- HS: Đọc
- GV: Chốt lại, cho HS ghi bài.
- GV: Gọi HS xung phong trả lời lại tình huống đầu bài.
- HS: Xung phong trả lời.
I. Nguyên lí truyền nhiệt.
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau thì ngừng lại.
- Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
* Hoạt động 2: Phương trình cân bằng nhiệt.
- GV: Khi có 2 vật trao đổi nhiệt cho nhau thì sẽ có 1 vật toả nhiệt và 1 vật thu nhiệt; Dựa vào nguyên lí truyền nhiệt hãy lập phương trình cân bằng nhiệt.
- HS: Xây dựng phương trình cân bằng nhiệt, phát biểu.
- GV: Chốt lại, giải thích các đại lượng có trong phương trình. Lưu ý HS cách xác định độ thay đổi nhiệt độ ở vật toả nhiệt và vật thu nhiệt.
II. Phương trình cân bằng nhiệt.
Qtoả = Qthu
Hay: m1.c1.∆t1 = m2.c2.∆t2
Trong đó:
Vật
Vật toả
Vật thu
Khối lượng
m1
m2
Nhiệt dung riêng
c1
c2
Độ thay đổi nhiệt độ
∆t1 = t1 - t
∆t2 = t – t2
Với t là nhiệt độ khi cân bằng, t1 và t2 là nhiệt độ ban đầu của mỗi vật.
* Hoạt động 3: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt.
- GV: Gọi 1 HS đọc đề bài. Vật nào thu nhiệt, vật nào toả nhiệt.
- HS: Đọc đề bài, trả lời câu hỏi của GV.
- GV: Hướng dẫn HS cách ghi tóm tắt và giải.
+ Dùng kí hiệu viết tóm tắt cho từng vật.
+ Dùng các số 1, 2  dưới các kí hiệu để phân biệt các đại lượng giữa các vật.
+ Xác định đại lượng cần tìm.
+ Thiết lập phương trình cân bằng nhiệt 
→ Giải.
- HS: Lắng nghe, ghi bài theo hướng dẫn của GV.
Tóm tắt.
m1 = 0,15kg
c1 = 880 J/kgK
t1 = 1000C
t = 250C
 c2 = 4200 J/kg.K
 t2 = 200C
 t = 250C
 m2 = ?
Giải:
Nhiệt lượng quả cầu toả ra bằng nhiệt lượng nước thu vào, theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2
Hay: m1.c1.(t1-t) = m2 .c2.(t-t2)
Þ
Vậy khối lượng nước là 0,47kg
* Hoạt động 4: Vận dụng.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm C2
- HS: Thảo luận nhóm C2
C2:
Tóm tắt.
Giải.
m1 = 0,5kg
t1 = 800C
c1 = 380 J/kg.K
t = 200C
m2 = 0,5kg
Q2 =?
∆t2 = ?
Nhiệt lượng nước nhận vào bằng nhiệt lượng đồng toả ra.
Q2 = Q1 = m1c1∆t1 
 = 0,5 . 380 . 60 = 11400J
Độ tăng nhiệt độ của nước.
Vậy: Q2 = 11400J
 ∆t2 ≈ 5,40C
* Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm câu C3; BTVN 25.1 → 25.6 SBT.
- Xem bài mới.
* Rút kinh nghiệm.
- Còn một số HS chưa nắm được cách áp dụng phương trình cân bằng nhiệt kết hợp công thức tính nhiệt lượng. GV cần gọi những hs yếu lên bảng hướng dẫn kĩ các bài tập dễ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an li hk2.doc