Giáo án Văn 8: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)

Giáo án Văn 8: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)

Bài Tiết

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Hiểu được công dụng của ba loại dấu kết thúc câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác.

- Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu.

2. Tích hợp:

- Tích hợp với phần văn học ở các văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”, “Bức tranh của em gáI tôi”, “Ông lão đánh và con cá vàng”, “Lao xao”, “Động Phong Nha”

- Tích hợp với phần Tiếng việt: các kiểu câu (học ở tiểu học), câu trần thuật đơn, các thành phần chính của câu.

- Tích hợp với Tập làm văn: miêu tả, tự sự.

 

doc 23 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Văn 8: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tiết 
ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh: 
- Hiểu được công dụng của ba loại dấu kết thúc câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác.
- Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu.
2. Tích hợp:
- Tích hợp với phần văn học ở các văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”, “Bức tranh của em gáI tôi”, “Ông lão đánh và con cá vàng”, “Lao xao”, “Động Phong Nha”
- Tích hợp với phần Tiếng việt: các kiểu câu (học ở tiểu học), câu trần thuật đơn, các thành phần chính của câu. 
- Tích hợp với Tập làm văn: miêu tả, tự sự.
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than có hiêu quả khi viết.
4. Tư tưởng:
- Học sinh thêm yêu thích sự trong sáng, chuẩn mực của Tiếng Việt.
B. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút).
Đặt 1 câu trần thuật đơn kể về một người bạn của em?
(Nam là người bạn thân thiết của em.
- Cuối câu trần thuật trên, em dùng dấu gì? => Dấu chấm
- ở tiểu học, em đã được học những dấu kết thúc câu nào? -> dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than).
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
* Giới thiệu bài: (1 phút)
 Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về các dấu kết thúc câu đã học. Đó là: dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than.
* Hoạt động 1:
Tìm hiểu công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Cách dùng dấu câu đặc biệt trong một số trường hợp.
- Hình thức: thông qua bài tập, phát vấn, thảo luận nhóm nhỏ, đi tới nhận xét về công dụng của những dấu câu này trong trường hợp thông thường và đặc biệt.
- Thời gian: 10 phút
- Trước tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu về công dụng của các dấu câu trên.
- Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy cho biết: Khi câu chia theo mục đích nói
? Có những kiểu câu nào?
? Nêu đặc điểm của các kiểu câu trên?
- Từ đó, các em hãy cùng làm bài tập ví dụ 1 SGK/ 149.
- Gọi HS đọc ví dụ.
- GV phát phiếu bài tập.
- GV yêu cầu học sinh trao đổi bài, chữa bài cho nhau.
- Gọi HS lên bảng chữa bài, nhận xét.
- Từ ví dụ trên:
? Em hãy nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than?
? Giả sử, cô thay dấu chấm vào câu b được không? Vì sao?
* GV chốt:
- Vậy: mỗi dấu câu trên có một công dụng riêng. Mời 1 bạn đọc giúp cô bảng tổng hợp công dụng của các dấu câu. 
Dấu câu
Công dụng
Chấm
đặt 
cuối 
câu
trần thuật
Chấm hỏi
nghi vấn
Chấm than
cầu khiến (cảm thán)
? Nhìn vào bảng tổng hợp, em có nhận xét gì?
Ghi bảng: (đọc- ghi). Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật. Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn. Và dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến hoặc cảm thán.
- Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dấu câu không dùng như trên. Chúng ta hãy cùng xét tiếp ví dụ phần 2 (SGK/ 149).
- Trước tiên, ta xét ví dụ phần a.
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
? Cách dùng các dấu chấm trong những câu trên có gì đặc biệt ? Vì sao?
? Tại sao em biết 2 câu trên là câu cầu khiến?
* GV chốt, ghi bảng:
Trong ví dụ trên, ý cầu khiến không được nhấn mạnh, mà tác giả muốn nhấn mạnh vào ý châm biếm, mỉa mai của Dế Mèn với Dế Choắt nên câu cầu khiến kết thúc không bằng dấu chấm than, mà bằng dấu chấm.
- Chúng ta tiếp tục làm phần b của ví dụ 2.
- Gọi HS đọc ví dụ 2.b (SGK/ 150). 
- GV giải thích: AFP là trung tâm truyền thông lớn nhất của Pháp và lớn thứ ba trên thế giới.
? Xác định kiểu câu trên khi chia theo mục đích nói?
? Cách dùng dấu câu ở đây có gì đặc biệt?
? Giải thích vì sao tác giả lại dùng như trên?
* GV chốt, ghi bảng:
- Thông tin: “Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy”, ngay trong nội dung của nó đã chứa đầy mâu thuẫn. Đã “sức lực khá tốt”, mà lại còn “hơi gầy”. Chính vì vậy, sau khi kết thúc ý đó, tác giả đã đặt dấu (!?) trong ngoặc đơn nhằm bày tỏ thái độ trước thông tin đó. Hai dấu câu trong ngoặc đơn chứa đầy ẩn ý nghệ thuật. 
- Vậy qua phần tìm hiểu 2 ví dụ trên
? Em có nhận xét gì về công dụng của các dấu chấm, dấu châm hỏi và dấu chấm than?
* GV chốt:
- Thông thường: Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn và dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
- Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt: dấu câu cũng được dùng khác với cách thông thường nhằm diễn đạt những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người viết 1 cách có dụng ý nghệ thuật. 
- Mời 1 bạn đọc ghi nhớ về công dụng của dấu câu SGK/ 150. 
* Chuyển ý:
- Khi viết, sử dụng các dấu câu trên, thường mắc những lỗi nào. Chúng ta cùng chữa 1 số lỗi thường gặp.
* Hoạt động 2:
- Chữa một số lỗi thường gặp khi sử dụng: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. 
- Hình thức: thông qua bài tập, biết phát hiện và sửa lỗi khi dùng những dấu câu này.
- Thời gian: 10 phút
- Chúng ta cùng xét ví dụ (SGK/ 150).
- Trước tiên, ta cùng làm ví dụ 1.
- Gọi HS đọc ví dụ:
? So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây (về: hình thức, cấu tạo ngữ pháp, nội dung)? Từ đó, đưa ra nhận xét?
- Với câu hỏi này, các em sẽ tiến hành thảo luận nhóm lớn.
+ Chia nhóm: 2 bàn 1 nhóm. Mỗi dãy làm 1 cặp câu.
+ Thời gian thảo luận: 3 phút.
- Phát lệnh thảo luận.
- Gọi HS lên trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt đáp án:
(HS theo dõi vào VD/ SGK)
* GV chốt:
Khi viết, cần viết đúng cấu tạo ngữ pháp của câu. Sau mỗi câu trần thuật diễn đạt 1 ý trọn vẹn, ta dùng dấu chấm. Điều đó, có tác dụng giúp người đọc hiểu đúng nội dung, ý nghĩa của câu. Nếu dùng dấu chấm sai, câu văn sẽ sai về cấu tạo ngữ pháp và nội dung câu trở nên khó hiểu.
- Chúng ta tiếp tục làm ví dụ 2 (SGK/ 151).
- Gọi HS đọc ví dụ.
- GV phát phiếu bài tập.
? Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây vì sao không đúng? Hãy chữa lại các dấu câu ây cho đúng vào trong dấu ngoặc đơn.
- Giả sử, cô tách riêng câu số 2 ra khỏi văn bản trên:
? Em sẽ điền dấu câu gì vào cuối câu trên? Vì sao?
* GV chốt:
Khi viết, các em rất dễ đặt nhầm dấu chấm hỏi vào cuối câu trần thuật có chứa từ nghi vấn. Và đặt nhầm dấu chấm than vào cuối câu trần thuật dùng bộc lộ cảm xúc. Do đó, khi gặp những trường hợp như trên: các em cần xét câu cả về hình thức và nội dung để đặt dấu câu cho đúng. Và: việc xét nội dung câu văn cũng cần đặt vào trong từng văn bản để hiểu.
* Chốt:
- Qua phần tìm hiểu ví dụ 1, 2 trên, các em cần lưu ý: Dấu kết thúc câu làm rõ trên văn bản một cấu tạo ngữ pháp, chỉ ra ranh giới giữa các câu. Có trường hợp, nó còn là phương tiện biểu thị những sắc thái tế nhị của câu, tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết. Dấu câu dùng thích hợp, bài viết làm cho người đọc hiểu nhanh hơn, rõ hơn. Dấu câu sai, câu sẽ sai về ngữ pháp và nghĩa.
* Chuyển ý:
Chúng ta đã ôn tập công dụng của dấu chấm, châm hỏi, chấm than. Và chữa 1 số lỗi thường gặp khi sử dụng các dấu câu này. Để củng cố kiến thức ôn tập. Chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập.
* Hoạt động 3:
- Hướng dẫn luyện tập sử dụng: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. 
- Hình thức: thông qua hệ thống bài tập, biết phát hiện và sửa lỗi khi dùng những dấu câu này.
- Thời gian: 20 phút.
1. Bài tập 1: SGK/ 151
- GV phát phiếu bài tập. 
- Yêu cầu HS chữa bài, nhận xét.
? Sau khi điền các dấu chấm câu, em hãy đọc lại và nhận xét?
2. Bài tập 2: bài 2 SGK/ 151.
- GV phát phiếu bài tập.
- Yêu cầu HS chữa bài, nhận xét.
? Em có nhận xét gì về từ "chưa" trong câu 1 và từ "chưa" ở câu 2?
3. Bài tập 3: bài 3 SGK/ 152.
- GV phát phiếu bài tập.
- Yêu cầu HS chữa bài, nhận xét.
? Câu thứ hai là câu cầu khiến, tại sao dùng dấu chấm?
4. Bài tập 4: bài 4 SGK/ 152.
? Sau khi điền các dấu câu, em hãy đọc diễn cảm và rút ra nhận xét?
5. Bài tập 5: 
- Đặt 1 câu miêu tả cảnh trường em?
- Biến đổi câu đã đặt thành câu có sử dụng dấu chấm than hoặc chấm hỏi?
6. Bài tập 6: 
Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh cây tre Việt Nam. Trong đoạn văn có sử dụng các dấu câu đã ôn tập.
- Yêu cầu HS viết đoạn.
- Yêu cầu HS chữa bài, nhận xét.
* Hoạt động 4:
Củng cố, dặn dò.
- Thời gian: 2 phút.
1. Củng cố kiến thức: 
Bài học hôm nay chúng ta đã ôn được toàn bộ kiến thức về công dụng của ba dấu câu đã học: dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than. Và lưu ý về 1 số lỗi thường gặp khi sử dụng những dấu câu này.
=> Cô mong các con sẽ có ý thức cao hơn khi sử dụng dấu câu, biết tránh được 1 số lỗi khi dùng những dấu câu này, để câu văn diễn đạt được rõ ràng, trong sáng.
2. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập trong sách bài tập.
- Hoàn thành đoạn văn.
- Soạn bài mới.
- Câu kể (trần thuật), câu hỏi (nghi vấn), câu khiến (cầu khiến), câu cảm (câu cảm thán).
- Câu trần thuật: là những câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu sự vật, sự việc. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. Cuối câu kể thường có dấu chấm.
+ Câu nghi vấn: dùng để hỏi về những điều chưa biết. Thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao...). Khi viết, cuối câu có dấu chấm hỏi.
+ Câu cầu khiến: dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn... của người nói, người viết với người khác. Thường có các từ (hãy, đừng, chớ, nên...). Khi viết, cuối câu có dấu chấm than.
+ Câu cảm thán: là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên...) của người nói. Trong câu cảm thán, thường có các từ (ôi, chao, trời, lắm...). Cuối câu thường có dấu chấm than.
- HS đọc.
- HS làm độc lập.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện (định hướng kết quả bài tập).
1. Đặt các dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?
a) Ôi thôi, chú mày ơi (!) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
* Giải thích: vì câu bộc lộ cảm xúc coi thường của Dế Mèn với Dế Choắt và có từ bộc lộ cảm xúc “ôi thôi” -> kiểu câu cảm thán nên dùng dấu chấm than.
b) Con có nhận ra con không (?)
* Giải thích: vì đó là câu của người mẹ dùng để hỏi con trai về điều mẹ chưa biết chắc. Trong câu có từ nghi vấn “không” -> câu hỏi nên dùng dấu chấm hỏi.
c) Cá ơi, giúp tôi với (!) Thương tôi với (!)
* Giải thích: dùng để nêu mong muốn của Ông Lão với Cá Vàng. Có từ “với” -> câu cầu khiến nên dùng dấu chấm than.
d) Giời chớm hè (.) Cây cối um tùm (.) Cả làng thơm (.)
* Giải thích: dùng để miêu tả -> câu trần thuật nên dùng dấu chấm.
- Định hướng trả lời:
+ Dấu chấm: đặt ở cuối câu trần thuật.
+ Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối câu nghi vấn.
+ Dấu chấm than: đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
- Định hướng trả lời:
Không. Vì đây là câu nghi vấn nên kết thúc câu phải bằng dấu chấm hỏi.
- HS đọc.
- Định hướng trả lời:
Ba dấu câu này có công dụng khác nhau về mục đích nói, nhưng đều đặt ở cuối câu.
- HS đọc.
- HS trình bày, nhận xét.
Định hướng trả lời:
Dấu chấm được dùng cuối câu cầu khiến 
Vì tác giả muốn thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm của Dế Mèn đối với Dế Choắt.
- Định hướng trả lời:
Vì câu có từ chỉ sự cầu khiến: “nào”, “thôi”. Nội dung cả hai câu: nêu yêu cầu của Dế Mèn với Dế Choăt – nói thẳng thừng ra, im cái điệu than thở ấy đi. 
- HS đọc.
- Định hướng trả lời:
Câu trần thuật.
- Định hướng trả lời:
Có dấu chấm than và dấu chấm hỏi để trong ngoặc đơn đặt sau 1 ý của câu (lời trích dẫn trong ngoặc kép).
- Định hướng trả lời:
Tác giả dùng như trên nhằm mục đích thể hiện thái độ nghi ngờ, châm biếm đối với thông tin: “Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy”
- HS trả lời:
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
- HS hoạt động độc lập.
Định hướng làm bài tập:
a) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiều gì? (.) Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa? (.) Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. (.)
b) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiều gì. (.). Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. (.). Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên! (.)
* Giải thích:
- Câu 1 và 2 điền dấu chấm Vì: 
+ Hình thức: câu có từ nghi vấn (gì, vì sao).
+ Nội dung: không phải dùng để hỏi, mà là kể về những suy nghĩ, thái độ của mình từ khi phát hiện ra tài năng hội họa của em.
-> câu trần thuật.
- Câu 3: điền dấu chấm vì:
+ Hình thức: câu không có từ cảm thán.
+ Nội dung: câu bộc lộ cảm xúc của người anh trai với em gái từ khi tài năng hội họa của em được phát hiện.
-> câu trần thuật.
- Định hướng trả lời:
Dấu chấm hỏi. Vì nội dung câu lúc này là: tự hỏi mình.
- HS thực hiện độc lập.
- HS chữa bài, nhận xét.
- Định hướng trả lời:
Khi đọc, mỗi dấu chấm câu cần nghỉ một lúc, để rõ nhịp ngắt với các câu khác.
- HS thực hiện độc lập.
- HS chữa bài, nhận xét.
- Định hướng trả lời:
+ "Chưa" ở câu 1 là từ nghi vấn, dùng để hỏi.
+ "Chưa" ở câu 2 là từ phủ định.
- HS thực hiện độc lập.
- HS chữa bài, nhận xét.
- Định hướng trả lời:
Không nhấn mạnh ý cầu khiến (yêu cầu, đề nghị...), mà là lời mời xã giao, không nhất thiết bắt người đọc phải thực hiện.
- HS thực hiện nhanh.
- Định hướng trả lời:
Câu có sử dụng dấu chấm, ta đọc với giọng chậm rãi, tâm tình. Câu có sử dụng dấu chấm hỏi, dấu chấm than ta lên giọng, nhấn mạnh ở các từ nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS chữa bài, nhận xét.
I. Công dụng:
1. Phân tích ví dụ: SGK/ 149.
2. Nhận xét:
a, Ví dụ 1:
- Dấu chấm: đặt cuối câu trần thuật.
- Dấu chấm hỏi: đặt cuối câu nghi vấn.
- Dấu chấm than: đặt cuối câu cầu khiến.
b. Ví dụ 2:
- Ví dụ a):
Dấu chấm đặt cuối câu cầu khiến -> mỉa mai, châm biếm.
- Ví dụ b):
Dấu chấm than, chấm hỏi để trong ngoặc đơn, sau 1 ý -> châm biếm, nghi ngờ.
(thông thường)
(đặc biệt)
*. Ghi nhớ: SGK/ 150.
II. Chữa một số lỗi thường gặp:
1. Phân tích ví dụ: SGK/ 150.
2. Nhận xét:
a. Ví dụ 1:
Dấu chấm đặt sai vị trí khiến câu:
- Không đúng cấu tạo ngữ pháp.
- Nội dung khó hiểu.
b) Ví dụ 2:
- Dấu chấm hỏi: đặt nhầm cuối câu trần thuật có chứa từ nghi vấn.
- Dấu chấm than: đặt nhầm cuối câu trần thuật dùng bộc lộ cảm xúc.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: SGK/ 151
2. Bài tập 2: bài 2 SGK/ 151.
3. Bài tập 3: bài 3 SGK/ 152.
4. Bài tập 4: bài 4 SGK/ 152.
5. Bài tập 5: đặt câu.
6. Bài tập 6: viết đoạn.
Bài tập thảo luận nhóm:
? So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây (về: hình thức, cấu tạo ngữ pháp, nội dung)? Từ đó, đưa ra nhận xét?
a) Cặp câu thứ nhất.
So sánh/ Trường hợp
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Hình thức
Dấu chấm đặt sau từ “Quảng Bình”.
Dấu phẩy đặt sau từ “Quảng Bình.”.
Cấu tạo ngữ pháp
Tách thành 2 câu: cấu tạo ngữ pháp câu đúng.
(- Câu 1: câu đơn có 1 cụm C-V
- Câu 2: câu đơn thiếu thành phần chủ ngữ (có thể khôi phục- Chúng ta))
Gộp thành 1 câu: cấu tạo ngữ pháp câu sai.
(Vế câu thứ nhất: xác định được C-V. Vế câu thứ hai: chỉ có VN. Nhưng giữa 2 về câu ngăn cách nhau bới dấu phẩy không liên quan chặt chẽ đến nhau. Do đó, câu sai về mặt cấu tạo ngữ pháp).
Nội dung
Rõ ràng 2 ý: 
- Vị trí của động Phong Nha.
- Đường đến Động Phong Nha.
Hai ý trong câu (vị trí và đường đến Động Phong Nha) không liên quan đến nhau gộp làm một, làm cho nội dung câu không rõ ràng. 
Nhận xét
Sử dụng đúng dấu chấm câu.
Sử dụng sai dấu chấm câu.
Bài tập thảo luận nhóm:
? So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây (về: hình thức, cấu tạo ngữ pháp, nội dung)? Từ đó, đưa ra nhận xét?
b) Cặp câu thứ hai.
So sánh/ Trường hợp
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Hình thức
Dấu chấm đặt sau từ “bí hiểm”.
Dấu chấm phẩy đặt sau từ “bí hiểm”.
Cấu tạo ngữ pháp
Tách thành 2 câu: cấu tạo ngữ pháp câu sai.
(- Câu 1: câu đơn có 1 cụm C-V
- Câu 2: câu đơn thiếu thành phần chủ ngữ (có thể khôi phục- Nơi đây). Nhưng sẽ dẫn đến hiện tượng lặp từ. Và hai từ “vừa” trong 2 câu trở nên thừa.)
Gộp thành 1 câu: cấu tạo ngữ pháp câu đúng.
(Xác định CN của câu là “Nơi đây”. VN thứ nhất của câu là “vừa hoang sơ, bí hiểm”, và VN thứ hai được ngăn cách bởi dấu chấm phẩy bổ sung thêm cho VN1 hình ảnh “thanh thoát và giàu chất thơ” nhờ quan hệ từ “vừa”- “vừa”).
Nội dung
2 ý của câu không rõ ràng.
(- Vẻ đẹp của động PN có nét hoang sơ, bí hiểm.
- Nhưng lại không rõ cái gì thanh thoát và giàu chất thơ).
Nội dung câu rõ ràng hai ý bổ sung cho nhau: Vẻ đẹp nơi đây 
- Vừa hoang sơ, bí hiểm.
- Vừa thanh thoát và giàu chất thơ.
Nhận xét
Sử dụng sai dấu câu.
Sử dụng đúng dấu câu.
Bài tập thảo luận nhóm:
? So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây (về: hình thức, cấu tạo ngữ pháp, nội dung)? Từ đó, đưa ra nhận xét?
a) Cặp câu thứ nhất.
So sánh/ Trường hợp
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Hình thức
.................................................
.................................................
.................................................
.
.
.
Cấu tạo ngữ pháp
.................................................
.................................................
.................................................
.
.
.
Nội dung
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.
.
.
.
Nhận xét
.................................................
.
Bài tập thảo luận nhóm:
? So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây (về: hình thức, cấu tạo ngữ pháp, nội dung)? Từ đó, đưa ra nhận xét?
b) Cặp câu thứ nhất.
So sánh/ Trường hợp
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Hình thức
.................................................
.................................................
.................................................
.
.
.
Cấu tạo ngữ pháp
.................................................
.................................................
.................................................
.
.
.
Nội dung
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.
.
.
.
Nhận xét
.................................................
.
Ví dụ I.1: Đặt các dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?
a) Ôi thôi, chú mày ơi ( ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
* Giải thích:.
b) Con có nhận ra con không ( )
* Giải thích:.
c) Cá ơi, giúp tôi với ( ) Thương tôi với ( )
* Giải thích:.
d) Giời chớm hè ( ) Cây cối um tùm ( ) Cả làng thơm ( )
* Giải thích: 
Ví dụ II.2: Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây vì sao không đúng? Hãy chữa lại các dấu câu ây cho đúng vào trong dấu ngoặc đơn.
a) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiều gì? ( ) Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa? ( ) Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. ( )
b) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiều gì. ( ) Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. ( ) Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên! ( )
Bài tập 1 (SGK/ 151): Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau đây:
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng: các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa {}
Bài tập 2 (SGK/ 151): Đoạn đối thoại dưới đây có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng không (Nếu chưa đúng, hãy chữa lại cho đúng vào trong dấu ngoặc đơn)? Vì sao? 
- Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa? ( )
- Chưa? ( ) Thế còn bạn đã đến chưa? ( )
- Mình đến rồi. Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? ( )
Bài tập 2 (SGK/ 151): Đoạn đối thoại dưới đây có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng không (Nếu chưa đúng, hãy chữa lại cho đúng vào trong dấu ngoặc đơn)? Vì sao? 
- Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa? ( )
- Chưa? ( ) Thế còn bạn đã đến chưa? ( )
- Mình đến rồi. Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? ( )
Bài tập 3 (SGK/ 152): Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp:
- Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta
- Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi
- Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết 
Bài tập 3 (SGK/ 152): Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp:
- Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta
- Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi
- Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết 
- Đặt câu văn trong hoàn cảnh đất nước ta lúc đó: thời kì chống thực dân Pháp. Nhà văn Nguyễn Tuân đang nói về một hãng truyền thông lớn của Pháp, mà lại đưa tin kiểu ỡm ờ (cợt nhả). Ông trích dẫn thông tin mà AFP đưa: “Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy”. Sau đó, đặt dấu chấm than và dấu chấm hỏi để trong ngoặc đơn sau câu trích dẫn đó, nhằm tỏ thái độ của mình về thông tin trên. Đó là 1 thông tin đáng cười, đầy nghi ngờ. Bởi ngay chính nội dung của tin ấy đã đầy mâu thuẫn: 80 người sức lực khá tốt >< nhưng hơi gầy.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 8 thi quan.doc