I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
- Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ O. Hen-ri,
rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những
nỗi bất hạnh của người nghèo.
- Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.
- Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng hoặc không trùng với từ ngữ toàn dân.
- Nhận diện được bố cục (mở, thân, kết) của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy.
II. TRỌNG TÂM.
- Nghệ thuật kể chuyện độc đáo và lòng yêu thương những người nghèo khổ.
- Tìm hiểu các danh từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương.
- Biết cách lựa chọn và sắp xếp các ý trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
TRƯỜNG THCS BÌNH LỢI TRUNG Giáo án Văn 8 – Bài 8 (HK I) Chiếc lá cuối cùng (trích). Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt). Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ O. Hen-ri, rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo. - Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống. - Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng hoặc không trùng với từ ngữ toàn dân. - Nhận diện được bố cục (mở, thân, kết) của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy. II. TRỌNG TÂM. - Nghệ thuật kể chuyện độc đáo và lòng yêu thương những người nghèo khổ. - Tìm hiểu các danh từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương. - Biết cách lựa chọn và sắp xếp các ý trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. III. CHUẨN BỊ. - Tranh minh họa (SGK/86). - Bảng điều tra từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Văn bản. CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Trích) O. Hen-ri TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1/ Oån định: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Nêu những nét tính cách của hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa ? - Tìm những chi tiết tương phản của hai nhân vật trên ? 3/ Bài mới: * Giới thiệu: Mỗi đất nước đều có những tác phẩm phản ánh con người và cuộc sống của nước mình. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mỹ O. Hen-ri được đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất thế giới. Đây là câu chuyện cảm động về tình thương yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau. Đoạn trích chúng ta học hôm nay là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1: Đọc & tìm hiểu chú thích. I/. Giới thiệu: - Trình bày vài nét về tiểu sử O. Hen-ri ? 1. Tác giả: - Hãy kể tên một vài tác phẩm của ông mà em - O. Hen-ri (1862-1910). biết ? - Nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. ( Truyện O. Hen-ri phong phú về đề tài nhưng phần lớn hướng về cuộc sống nghèo khổ của nhân dân Mỹ, một số truyện mang ý nghĩa phê phán rõ rệt. Oâng thường xây dựng những tình huống đảo ngược tạo tính hấp dẫn và lôi cuốn. Oâng sáng tác rất nhiều, để lại gần 600 truyện ngắn). 2. Tác phẩm: - Gọi HS đọc các chú thích (2, 3, 4, 6 và 7). - Trích truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” . - GV tóm tắt phần nội dung từ đầu truyện cho đến phần trích. - GV đọc mẫu và gọi HS đọc. Hoạt động 2: Phân tích nhân vật Bơ-men. II/. Tìm hiểu văn bản: - GV gợi lại vài nét về nhân vật Bơ-men: một 1. Kiệt tác của Bơ-men: họa sĩ đã ngoài 60 tuổi, kiếm sống bằng cách ngồi a- Thái độ và hành làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ một động của Bơ-men: kiệt tác nhưng đã 40 năm nay vẫn chưa thực hiện - Sợ sệt, nhìn cây thường được. xuân. - Khi nhìn cây thường xuân, thái độ của cụ Bơ- - chẳng nói năng gì. men ra sao? (sợ sệt, im lặng). - Âm thầm vẽ chiếc lá. - Theo em, dù yên lặng nhưng trong thâm tâm, cụ > Giàu lòng thương Bơ-men đã suy nghĩ gì ? Dự định như thế nào ? yêu, sống cao thượng. (Có lẽ trong lúc ấy, cây thường xuân chỉ còn trơ trọi vài chiếc lá. Vì vậy, thái độ sợ sệt của cụ Bơ-men đã nói lên tấm lòng thương yêu lo lắng của cụ cho số mệnh của Giôn-xi. Dù yên lặng, nhưng trong thâm tâm, cụ đang tìm cách cứu cô gái Giôn-xi tội nghiệp bằng chính sự suy nghĩ kỳ quặc của cô: Khi chiếc lá cuối cùng rơi thì cô sẽ lìa đời. Vậy thì nếu còn chiếc lá trên cây, Giôn-xi sẽ có hy vọng sống, và cụ đã âm thầm vẽ chiếc lá để cứu Giôn-xi. Ta biết được điều này qua lời kể của Xiu ở cuối truyện > Cụ thật cao thượng, quên mình vì người khác). -Câu hỏi thảo luận: Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết mà đợi đến những dòng cuối cùng mới cho bạn đọc biết ? (Như vậy mới tạo được bất ngờ cho Giôn-xi, đồng thời mang lại cảm giác hồi hộp cho cả Xiu và cả bạn đọc khi kéo tấm mành lên > Hứng thú, bất ngờ khi chiếc lá vẫn còn). - Vì sao nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác ? b- Chiếc lá cuối cùng (Lá vẽ rất giống, sống động như thật: cuống lá là kiệt tác của Bơ- màu xanh thẫm, rìa lá nhuốm màu vàng úa, đánh men: lừa được cả những cặp mắt nhà nghề của 2 cô họa sĩ. - Giống như chiếc lá thật Màu sắc giàu ý nghĩa đã tác động đến tâm hồn nhạy - Đem lại sự sống cho cảm của Giôn-xi. Được vẽ trong hoàn cảnh khắc Giôn-xi. nghiệt, một đêm mưa tuyết. Vẽ bằng tất cả tấm lòng - Vẽ bằng tình thương thương yêu và những hơi thở cuối cùng của người bao la và lòng hy sinh cao nghệ sĩ. Có tác dụng nhiệm mầu: cứu sống Giôn-xi thượng của Bơ-men. và khôi phục ở cô ước mơ sáng tác. Hoạt động 3: Phân tích nhân vật Xiu. 2. Tình thương yêu của - Tấm lòng của Xiu đối với Giôn-xi được biểu hiện Xiu: qua những chi tiết nào ? (Cũng như Bơ-men, tình thương yêu của Xiu đối - Sợ sệt nhìn cây thường với Giôn-xi trước hết được thể hiện ở thái độ sợ sệt xuân. khi cô nhìn thấy chỉ còn vài chiếc lá thường xuân ít - Cúi khuôn mặt hốc ỏi bám trên tường. Nỗi lo sợ Giôn-xi chết qua gương hác mặt hốc hác và những lời não ruột. Sự động viên, - Xiu làm theo một thái độ chăm sóc ân cần đối với người bệnh). cách chán nản. - Câu hỏi thảo luận: Theo em, Xiu biết được sự Thương yêu, chăm thật vào lúc nào ? Tại sao cô bình tĩnh khi lần thứ sóc ân cần cho Giôn-xi. hai Giôn-xi bảo kéo mành lên ? (Lần 1, khi chưa biết được việc làm của cụ Bơ-men nên Xiu đã vô cùng sợ hãi và làm theo lời Giôn-xi một cách chán nản. Có thể nói Xiu cũng không ngờ chiếc lá vẫn còn bám trên cành một cách dai dẳng sau đêm mưa gió phũ phàng. Thán từ “Ô kìa!” không chỉ diễn tả sự ngạc nhiên của Giôn-xi mà còn của cả Xiu. Đối với Xiu, tâm trạng căng thẳng chỉ diễn ra ở lần kéo mành đầu tiên. Trải qua một ngày một đêm, chắc chắn cô đã biết chuyện cụ Bơ-men đã làm gì trong đêm bão tuyết, nên khi kéo mành lần 2, cô hoàn toàn bình tĩnh vì chiếc lá chắc chắn còn bám mãi trên cành cây). - Nếu biết trước ý định của Bơ-men, tác phẩm sẽ kém hay ở chỗ nào ? (Xiu không bị bất ngờ, chúng ta không được thưởng thức cả đoạn văn thể hiện tâm trạng lo lắng, thắm đượm tình người của Xiu). Hoạt động 4: Phân tích nhân vật Giôn-xi. 3. Diễn biến tâm trạng - Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Giôn- của Giôn-xi: xi qua văn bản này ? - chuẩn bị sẵn sàng (Vốn đa cảm nên khi nhìn cây thường xuân trong cho chuyến đi xa xôi, bí lúc đang bệnh nặng, Giôn-xi đã liên tưởng đến số ẩn. phận của mình. Nhìn cây leo chỉ còn vài chiếc lá, cô - muốn chết là một càng thêm tuyệt vọng. Trong khi Xiu lo lắng sợ hãi tội. thì Giôn-xi lạnh lùng, thản nhiên chờ cái chết). - em hy vọng sẽ được - Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng vẽ vịnh Na-plơ. hồi sinh của Giôn-xi ? Từ tuyệt vọng, thản (Sự gan góc của chiếc lá, sự chống chọi kiên cường nhiên đón nhận cái chết với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống _ đến hồi sinh nhờ chiếc lá. trái ngược với sự yếu đuối, buông xuôi, muốn chết của mình Cho đến lúc nhìn thấy chiếc lá vẫn tồn tại sau những đêm bão tuyết, cô mới hồi sinh). - Tại sao nhà văn lại kết thúc truyện bằng lời kể 4. Đảo ngược tình huống của Xiu mà không để Giôn-xi nói hay phản ứng gì ? hai lần: (Truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng nhiều suy - Giôn-xi từ chỗ đi gần nghĩ và những dự đoán). đến cái chết >< thoát cơn - Em hãy chứng minh truyện được kết thúc trên nguy hiểm. cơ sở 2 sự kiện bất ngờ đối lập tạo nên tình huống - Bơ-men khỏe mạnh >< đảo ngược 2 lần gây hứng thú cho người đọc ? Sự cái chết bất ngờ. đảo ngược hai lần đó có những điểm gì chung ? Liên quan đến căn (Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau: bệnh sưng phổi và chiếc Tưởng không tránh khỏi cái chết lại sống và đang lá cuối cùng, gây bất ngờ khỏe mạnh lại chết Giôn-xi bị bệnh sưng phổi và hứng thú. gắn cuộc sống của cô với chiếc lá cuối cùng. Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết, sau đó chết vì bệnh sưng phổi Đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng). III/. Tổng kết. Gọi HS đọc phần “Ghi nhớ”. * Ghi nhớ (SGK/90). 4/ Củng cố. Vì sao nói chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của Bơ-men ? Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ? 5/ Dặn dò. Học bài. Chuẩn bị: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt). CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt) TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC. 1/ Oån dịnh. 2/ Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là tình thái từ ? Cho ví dụ vài câu có tình thái từ; phân tích sự khác nhau trong cách sử dụng chúng tùy đối tượng giao tiếp. - Giải thích ý nghĩa các tình thái từ trong những câu sau: Chiếc áo này đẹp nhỉ ! Thôi thì chờ thêm nữa vậy. 3/ Bài mới. *Giới thiệu: Trong lớp từ ngữ địa phương, có nhiều từ trùng hoặc không trùng với từ ngữ toàn dân, nhất là những từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích. Việc tìm các từ ngữ trong bảng thống kê mà các em chuẩn bị đã cho thấy rõ điều này. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. Hoạt động 1. Mỗi HS đem bài đã chuẩn bị để thảo luận ở tổ. Mỗi tổ tự thảo luận để làm chung một bảng điều tra. Cuối bảng điều tra cần rút ra những từ không trùng với từ toàn dân. Hoạt động 2. Đại diện tổ trình bày kết quả điều tra. GV nhận xét về phần trình bày của các tổ. Cho điểm và tuyên dương bài làm tốt nhất. Số TT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em 1 2 3 4 Cha Mẹ Oâng nội Bà nội Ba, bố Mẹ, má Oâng Bà, mệ HS kẽ lại bảng điều tra vào vở, theo thứ tự, ghi rõ từ ngữ được dùng ở địa phương em, lưu ý từ đó có thể trùng với từ ngữ toàn dân hoặc khác với từ ngữ toàn dân. Gạch dưới những từ khác với từ ngữ toàn dân. . 4/ Củng cố. Bổ sung những từ mà HS còn thiếu. 5/ Dặn dò. - Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác. - Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương. - Chuẩn bị: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC . 1/ Oån định. 2/ Kiểm tra bài cũ. Chấm bài tập. 3/ Bài mới. * Giới thiệu: Thể loại tự sự và dàn ý của một bài văn tự sự đã rất quen thuộc đối với các em. Bố cục của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cũng có 3 phần như các bài văn khác. Tuy vậy, ở loại bài này, người viết không chỉ thuần túy kể lại sự việc mà mỗi sự việc lại được phát triển, soi sáng bởi những yếu tố miêu tả, biểu cảm. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập làm dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu và nhận biết I- Dàn ý của bài văn tự sự: dàn ý của l bài văn tự sự kết hợp với 1/ Bài văn: “Món quà sinh nhật”. miêu tả và biểu cảm. a- Bố cục: - HS đọc bài văn “Món quà sinh - Mở bài: Từ đầu “la liệt trên bàn”. nhật”. Quang cảnh chung của buổi sinh nhật. - Hãy tìm bố cục bài văn trên và - Thân bài: “Vui thì vui thật chỉ gật đầu nêu nội dung khái quát của mỗi không nói”. phần ? Món quà sinh nhật độc đáo của Trinh. - Kết bài: Phần còn lại. - Truyện kể về việc gì ? Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh (Món quà sinh nhật độc đáo của nhật. Trinh dành cho người bạn thân của b- Các yếu tố của văn bản: mình). - Ai là người kể chuyện ? Ở ngôi - Truyện kể về món quà sinh nhật. thứ mấy ? - Người kể chuyện là Trang (ngôi thứ nhất). - Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào - Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày lúc nào ? sinh nhật của Trang. - Câu chuyện xảy ra với ai ? Có - Trang và Trinh là 2 nhân vật chính. những nhân vật nào ? Ai là nhân * Trang: mau giận, dễ xúc động. vật chính ? Tính cách của mỗi nhân * Trinh: có tấm lòng thơm thảo với bạn vật ra sao ? bè. (Xảy ra với Trang. Có các nhân vật Trang, Trinh, Thanh (em gái Trang) cùng với các bạn của Trang. Trang và Trinh là 2 nhân vật chính). - Diễn biến câu chuyện ra sao ? c- Diễn biến câu chuyện: Mở đầu nêu vấn đề gì ? Câu chuyện - Mở đầu: Tâm trạng bồn chồn của Trang phát triển đến đỉnh điểm ở đâu ? khi người bạn thân nhất chưa đến. Kết thúc ở chỗ nào ? Điều gì đã tạo - Đỉnh điểm: Sự xuất hiện của Trinh với nên sự bất ngờ ? chùm ổi. Tình huống Trang có ý trách - Kết thúc: Sự xúc động của Trang. Trinh rồi sau đó vỡ lẽ về tấm lòng * Điều tạo nên bất ngờ là tình huống truyện thơm thảo của bạn. - Câu hỏi thảo luận: Các yếu tố d- Những yếu tố miêu tả, biểu cảm: miêu tả và biểu cảm được kết hợp - Miêu tả: và thể hiện ở những chỗ nào trong * Hành động, tâm trạng của Trang. truyện ? Nêu tác dụng của những * Cành ổi. yếu tố ấy ? * Dáng vẻ, hành động của Trinh. - Biểu cảm: Cảm xúc, suy nghĩ của Trang về Trinh và món quà sinh nhật. Cảm nhận về tình bạn đáng quí giữa 2 nhân vật. - Những nội dung trên được kể đ- Thứ tự kể: theo thứ tự nào ? - Trình tự thời gian. (Trình tự thời gian: kể các sự việc - Trong khi kể có xen hồi ức. từ đầu đến cuối buổi sinh nhật, nhưng trong khi kể tác giả có dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra: “Lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa”). Hoạt động 2: Hướng dẫn HS rút ra 2/ Dàn ý của một bài văn tự sự. nhận xét về bố cục và dàn ý. * Mục 2 (SGK/95). - Từ văn bản trên, hãy rút ra dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm ? II- Ghi nhớ. Ghi nhớ. (SGK/95). Hoạt động 3: Luyện tập. III- Luyện tập. * BT 1: Làm dàn ý cơ bản bài văn * Bài tập 1: Dàn ý cơ bản bài “Cô bé bán “Cô bé bán diêm”. diêm”. # Mở bài: # Mở bài: Giới thiệu ai ? Trong hoàn cảnh Quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh nào ? của cô bé bán diêm. # Thân bài: # Thân bài: - Nêu các sự việc chính xảy ra với - Do không bán được diêm nên em bé nhân vật theo trình tự thời gian và không dám trở về nhà. kết quả ? - Em ngồi giữa hai ngôi nhà để tránh rét. - Đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm; 5 lần quẹt diêm gắn với 5 lần mộng tưởng. - Que diêm tắt, em trở về thực tại. - Tìm những yếu tố miêu tả và * Những yếu tố miêu tả, biểu cảm: biểu cảm ? - Miêu tả: Cảnh trong mộng tưởng, cảnh thực . - Biểu cảm: Suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. # Kết bài: Kết cục số phận của # Kết bài: nhân vật như thế nào ? Cảm nghĩ Em bé chết vì giá rét. của người kể ra sao ? 4/ Củng cố. Chấm bài tập. Nhắc lại phần ghi nhớ. 5/ Dặn dò. Làm bài tập 2 (SGK/95). Chuẩn bị bài viết theo đề 1, đề 2, đề 3 (SGK/103). Soạn: “Hai cây phong”.
Tài liệu đính kèm: