Giáo án Tuần 4 - Ngữ văn 8

Giáo án Tuần 4 - Ngữ văn 8

Bài 4

 Văn bản:

LÃO HẠC

 (Nam Cao)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo) : thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.

- Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao : khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.

II/ CHUẨN BỊ :

 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số phương tiện dạy học cần thiết

 HS : Soạn bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) On định tổ chức: (1) gv kiểm tra sĩ số hs

2) Kiểm tra bài cũ: (4)

Câu hỏi:

- Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ em hãy cho biết chị Dậu là một con người như thế nào?

3) Bài mới:

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 4 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 	 	 Ngày soạn: 12/09/2010
Tiết : 13+14	 Ngày dạy : 16/09/2010
Bài 4
 Văn bản:
LÃO HẠC
 (Nam Cao)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo) : thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao : khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số phương tiện dạy học cần thiết
 HS : Soạn bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi:
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ em hãy cho biết chị Dậu là một con người như thế nào?
Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (10’)
GV: Gọi 1 hs đọc phần chú thích («) trong sgk
HS: Đọc chú thích
GV: Giới thiệu ngắn gọn về Nam Cao, sự nghiệp văn chương của ông và tác phẩm Lão Hạc .
- Nam Cao (1915 - 1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Oâng là một nhà văn hiện thực xuất sắc.
- Tác phẩm chính: Chí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa, Lão Hạc, Một đám cưới, Đôi mắt, Sống mòn, tập nhật kí Ở rừng, bút kí Chuyện biên giới
- Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao
GV: Hướng dẫn: cần phải đọc phần chữ nhỏ ở đầu truyện và tóm tắt để hiểu văn bản.
I/ Tác giả, tác phẩm:
1) Tác giả :
- Nam Cao (1915 - 1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri.
- Quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam
- Tác phẩm chính: Chí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa, Lão Hạc, Một đám cưới, Đôi mắt, Sống mòn, tập nhật kí Ở rừng, bút kí Chuyện biên giới
2) Tác phẩm :
- Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: (10’)
GV: Hướng dẫn đọc (lưu ý: đọc chính xác, có sắc thái biểu cảm, thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật) 
GV: Đọc mẫu một đoạn – Gọi hs đọc
HS: Đọc văn bản
GV: Nhận xét, uốn nắn những chỗ hs đọc sai chưa chuẩn xác
GV: Nêu một số từ khó trong phần chú thích – yêu cầu 1 số hs giải nghĩa
HS: Giải nghĩa.
GV: Lưu ý hs: đọc kĩ các chú thích 5, 6, 9, 10, 11, 15, 21, 24, 28, 30,31,40 và 43
Hoạt động 3: (60’)
GV: Vì sao lão Hạc đành phải bán “cậu vàng” thân thiết của mình đi?
HS: Vì tình cảnh túng quẩn ngày càng đe doạ lão Hạc. Mặt khác lão Hạc lại là người cha rất mực thương con , lão không nỡ tiêu phạm vào những đồng tiền dành dụm cho đứa con trai vì nghèo mà phẫn chí bỏ làng ra đi nên lão đã quyết định bán “cậu vàng”
GV: Việc lão Hạc nhiều lần nói đi nói lại ý định bán “cậu Vàng” với ông giáo cho ta thấy điều gì?
HS: Cho ta thấy lão Hạc đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi “cậu vàng” là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu.
GV: Sau khi bán “cậu vàng” lão Hạc có tâm trạng như thế nào?
HS: Lão cứ day dứt, ăn năn vì “già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”
GV: Khi kể lại với ông giáo chuyện bán “cậu vàng”, bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc như thế nào? Bộ dạng, cử chỉ đó thể hiện điều gì?
HS: Bộ dạng cử chỉ của lão Hạc: cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại, cái đầu ngọeo về 1 bên, khóc hu hubộ dạng cử chỉ ấy thể hiện 1 cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận
GV: Xung quanh việc bán “cậu vàng” em thấy lão Hạc là một con người như thế nào?
HS: Lão Hạc là một người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, rất trung thực, có lòng thương con sâu sắc.
GV: Xung quanh việc bán “cậu Vàng”, ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. Từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ, có lẽ lão Hạc vừa mong mỏi đợi chờ vừa luôn mang tâm trạng ăn năn, cảm giác “mắc tội” bởi không lo liệu nổi cho con. Người cha tội nghiệp này còn mang cảm giác day 
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1) Đọc văn bản:
2) Chú thích: (SGK)
III/ Phân tích :
1) Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó:
- Suy tính, đắn đo rất nhiều
- Day dứt, ăn năn
- Đau đớn, xót xa, ân hận.
 Õ Lão Hạc : là một người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, rất trung thực, có lòng thương con sâu sắc.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
dứt vì đã không cho con bán vườn lấy vợ. Lão cố tích cóp, dành dụm để khoả lấp đi cảm giác ấy. Vì thế, dù rất thương “cậu Vàng”, đến tình cảnh này lão cũng quyết định bán bởi nếu không sẽ phải tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn đang cố giữ trọn vẹn cho anh con trai. Việc đành phải bán “cậu Vàng” càng chứng tỏ tình thương con sâu sắc của lão Hạc
GV: Theo em, lão Hạc chết là do nguyên nhân nào?
HS: Do tình cảnh đói khổ, túng quẩn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
GV: Qua đây, chúng ta cũng phần nào thấy được số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.
GV: Nhưng xét ra, nếu lão Hạc là người tham sống, lão còn có thể sống đựơc, thậm chí có thể sống lâu nữa là đằng khác vì lão còn 30 đồng bạc và 3 sào vườn có thể bán dần. Thế nhưng lão vẫn chọn cái chết. Vậy còn nguyên nhân nào nữa khiến lão Hạc chọn cái chết?
HS: Lão Hạc tự nguyện chết vì lòng thương con âm thầm mà lớn lao, vì lòng tự trọng đáng kính. Bởi lẽ lão nghĩ nếu sống lão sẽ ăn phạm vào đồng tiền, vào cái vốn liếng cuối cùng để cho đứa con và lão còn lo cái chết của mình gây phiền hà cho hàng xóm
GV: Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc?
HS: Trình bày
GV: Gọi các hs nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, chốt 
Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết ta thấy :
- Lão Hạc là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này : đau khổ và bi quẫn.
- Lão Hạc là một con người cẩn thận, chu đáo và giàu lòng tự trọng.
GV: Qua truyện ngắn này, em hãy cho biết nhân vật “tôi” đã có thái độ và tình cảm như thế nào đối với lão Hạc? 
GV: Gợi ý : cần phân tích thái độ, tình cảm của nhân vật tôi qua các mặt : Thái độ của nhân vật tôi khi nghe lão Hạc kể chuyện ; những hành động, cách ứng xử ; nhữngý nghĩ của nhân vật “tôi” về tình cảnh, về nhân cách của lão Hạc.
HS: Thảo luận
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời – gọi nhóm khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, kết luận 
 Đó là sự đồng cảm, xót xa cho tình cảnh, cho số phận của lão Hạc. Đó là lòng yêu thương, trân trọng đối với một con người lương thiện, giàu lòng tự trọng và có nhân cách cao
2) Nguyên nhân cái chết của lão Hạc :
- vì tình cảnh đói khổ, túng quẩn
- vì lòng thương con âm thầm mà lớn lao
- vì lòng tự trọng đáng kính
Õ Lão Hạc là một con người hay suy nghĩ, cẩn thận, chu đáo và giàu lòng tự trọng.
3) Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc :
- Đồng cảm, xót xa cho tình cảnh, cho số phận của lão Hạc.
- Yêu thương, trân trọng đối với một con người lương thiện, giàu lòng tự trọng và có nhân cách cao đẹp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
đẹp.
GV: Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật đáng buồn”, nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ : “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật “tôi” như thế nào?
HS: Thảo luận
GV: Gọi 1 số hs trả lời – gọi các hs khác nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, tổng kết
(Chi tiết lão Hạc xin bã chó có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu tình thương, giàu lòng tự trọng ấy đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa “đánh lừa” – chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược.)
Có thể hiểu 
-“Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm một đáng buồn” nghĩa là nó đẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế, mà cũng bị tha hoá.
- Cái chết đau đớn của lão Hạc khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi may mà ý nghĩ trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc
- “Cuộc đời đáng buồn theo một nghĩa khác”: Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống. Sao ông lão đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này.
GV: Vì sao lão Hạc không chọn cái chết lặng lẽ, êm dịu mà lại tự tử bằng cách ăn bả chó? 
HS: Bởi vì ông lão nhân hậu, trung thực này chưa đánh lừa một ai. Lần đầu tiên trong đời lão phải lừa lại là lừa “cậu Vàng” – người bạn thân thiết của mình. Lão lừa để “cậu Vàng” phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Dường như cách lựa chọn này có ý muốn tự trừng phạt ghê gớm. Nó càng chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng đáng quý ở lão Hạc.
GV: Theo em ... ắng)
Hoạt động 3: (10’)
GV: Yêu cầu cả lớp đọc kĩ các câu văn trong bài tập – tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong từng câu.
HS: Đọc – tìm
GV: Gọi 1 số em trả lời – gọi các em khác nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, tổng kết
+ Từ tượng hình : rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
+ Từ tượng thanh : Xoàn xoạt, bịch, bốp.
GV: Chia lớp thành 2 nửa và tổ chức cho hs thi tìm nhanh các từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.
HS: Thi tìm nhanh theo mẫu đã cho
GV: Gọi đại diện của từng bên lên bảng liệt kê
HS: Lên bảng liệt kê
GV: Yêu cầu đại diện của 2 bên nhận xét của nhau
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét – kết luận
Các từ tượng hình đó là : đi khập khiểng, đi chập chững, đi liêu xiêu, đi rón rén, đi khệnh khạng.
GV: Hãy phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười : cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ. 
GV: Gọi 1 số hs giải nghĩa của các từ tượng thanh trên.
HS: Giải nghĩa
* Tác dụng : gợi được những hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
* Ghi nhớ (sgk)
II/ Luyện tập :
Bài tập 1:
Bài tập 2 :
Bài tập 3 :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Gọi các hs khác nhận xét, sửa chữa,bổ sung – gv nhận xét, tổng kết
- Cười ha hả : gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí
- Cười hì hì : từ mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú có vẻ hiền lành.
- Cười hô hố : là từ mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác
- Cười hơ hớ : là từ mô phỏng tiếng cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn.
GV: Gợi dẫn hs hiểu nghĩa của các từ tượng thanh tượng hình đã cho trong bài tập – yêu cầu hs đặt câu với các từ đó (cả lớp làm vào giấy nháp – 2 hs lên bảng làm)
HS: Thực hiện bài tập
GV: Gọi một số hs trình bày và nhận xét bài của 2 hs trên bảng
GV: Nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Bài tập 5 :
Củng cố: (3’) GV khái quát lại ý chính toàn bài, đọc cho hs nghe một số bài thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh
Dặn dò: (2’) HS học thuộc phần ghi nhớ, làm lại các bài tập vào vở bài tập chuẩn bị bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản để tiết sau học.
--------------------------------------cHd----------------------------------
Tuần: 4 	 	 Ngày soạn: 18/09/2010
Tiết : 16 	 Ngày dạy : 21/09/2010
Bài 4
 Tập làm văn :
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN 
TRONG VĂN BẢN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, khiến chúng liền ý, liền mạch.
Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, một số phương tiện dạy học cần thiết
 HS: Xem bài trước ở nhà
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Thế nào là đoạn văn? Hãy nêu các cách trình bày nội dung của đoạn văn
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (10’)
GV: Gọi 1 hs đọc 2 đoạn văn trong mục I.1
HS: Đọc các đoạn văn.
GV: Hai đoạn văn trên có mối liên hệ gì không? Vì sao?
HS: Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ nào cả. Vì đoạn 1 tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường. Đoạn 2 nêu cảm giác của nhân vật “tôi” một lần ghé thăm trường trước đây. Hai đoạn văn này tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. Theo lô-gíc thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường. Bởi vậy, người đọc sẽ cảm thấy hụt hẫng khi đọc đoạn văn sau.
GV: Gọi 1 hs đọc 2 đoạn văn trong mục I.2
HS: Đọc các đoạn văn.
GV: Hai đoạn văn này có gì khác so với 2 đoạn văn vừa tìm hiểu ở trên?
HS: Khác ở chổ : đoạn 2 của ví dụ 2 này có thêm cụm từ 
Trước đó mấy hôm.
GV: Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
HS: Cụm từ Trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa về thời gian
GV: Với cụm từ “Trước đó mấy hôm”, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?
HS: Cụm từ Trước đó mấy hôm được thêm vào đầu đoạn 2, Từ “đó” đã tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước. Chính sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn với nhau, làm cho 2 đoạn văn liền ý, liền mạch.
GV: Kết luận : Cụm từ Trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết 2 đoạn văn. 
GV: Em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
HS: Thảo luận
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời – gọi nhóm khác nhận xét, 
bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, tổng kết
I/ Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản :
1) Ví dụ 1 : (sgk)
* Nhận xét : 
Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ nào cả
2) Ví dụ 2 : (sgk)
* Nhận xét : 
Õ Tác dụng : Việc liên kết đoạn văn trong văn bản có tác dụng làm cho ý của các đoạn vừa phân biệt nhau, vừa liền mạch nhau một cách hợp lí.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Việc liên kết đoạn văn trong văn bản có tác dụng làm cho ý của các đoạn vừa phân biệt nhau, vừa liền mạch nhau một cách hợp lí.
Hoạt động 2: (15’)
GV: Gọi1 hs đọc 2 đoạn văn trong mục II.1.a
HS: Đọc các đoạn văn.
GV: Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?
HS: Đó là khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ.
GV: Từ ngữ nào liên kết 2 đoạn văn trên với nhau?
HS: Đó là các từ : Bắt đầu, sau
GV: Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê như “trước hết”, “đầu tiên”  Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê.
HS: Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê : trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một măt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra
GV: Gọi 1 hs đọc 2 đoạn văn trong mục II.1.b
HS: Đọc các đoạn văn.
GV: Quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên là quan hệ gì ?
HS: Là quan hệ tương phản, đối lập
GV: Từ ngữ nào có tác dụng liên kết 2 đoạn văn trên với nhau? Vị trí của nó?
HS: Đó là từ “nhưng”. Từ “nhưng”đứng ở đầu đoạn 2.
GV: Để liên kết 2 đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập như các từ “nhưng”, “ trái lại” Hãy tìm thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.
HS: Các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập :
Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà
GV: Yêu cầu 1hs đọc lại 2 đoạn văn ở mục I.2
HS: Đọc các đoạn văn.
GV: Em hãy cho biết từ “đó” thuộc từ loại nào? “Trước đó” là khi nào?
HS: “Đó” là chỉ từ. Trước đó là trước lúc nhân vật “tôi” lần đầu tiên cắp sách đến trường.
GV: Chỉ từ và đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể một số từ có tác dụng này.
HS: Các từ đó là : đó, này, ấy, vậy, thế
GV: Gọi 1 hs đọc 2 đoạn văn trong mục II.1.d.
HS: Đọc các đoạn văn.
GV: Theo em, quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên là quan 
hệ gì?
HS: Đó là quan hệ tổng kết, khái quát.
II/ Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản :
1) Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn :
- Dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê
- Dùng từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập
- Dùng chỉ từ và đại từ
- Dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Từ ngữ nào có tác dụng liên kết 2 đoạn văn trên với nhau? Vị trí của nó?
HS: Đó là cụm từ Nói tóm lại. Cụm Nói tóm lại đứng ở đầu đoạn 2.
GV: Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa khái quát, ta thường dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc như các từ “tóm lại”, “nhìn chung”, Em hãy kể thêm các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát.
HS: Các phương tiện đó là : tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung,
GV: Như vậy để liên kết các đoạn văn trong văn bản với nhau chúng ta có thể sử dụng những loại từ ngữ nào?
HS: Phát biểu
GV: Nhắc lại.
GV: Gọi 1 hs đọc 2 đoạn văn trong mục II.2
HS: Đọc các đoạn văn.
GV: Em hãy tìm câu có tác dụng liên kết 2 đoạn văn trên.
HS: Đó là câu : “Aùi dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy ! ”
GV: Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
HS: Vì nó nhắc lại một phần nội dung của đoạn văn trên
GV: Như vậy ngoài việc dùng từ ngữ để liên kết, người ta còn dùng câu nối để liên kết các đoạn văn với nhau.
GV: Tổng kết nội dung bài học – gọi hs đọc ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: (10’)
GV: Nêu yêu cầu bài tập – yêu cầu hs thực hiện
HS: Thực hiện bài tập
GV: Gọi 1 số học sinh trình bày
HS: Nêu và giải thích
GV: Gọi các hs khác nhận xét – gv nhận xét, kết luận
- Đoạn (a) : Nói như vậy (có ý nghĩa tổng kết, khái quát)
- Đoạn (b) : thế mà (có ý nghĩa tương phản, đối lập)
- Đoạn (c) : cũng ( liệt kê) ; tuy nhiên (đối lập, tương phản)
GV: Yêu cầu hs đọc kĩ bài tập – tìm các từ ngữ thích hợp (đã cho trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống.
HS: Thực hiện bài tập
GV: Gọi 1 số hs trình bày – gv gọi các hs nhận xét, sửa chữa – gv nhận xét, sửa chữa, tổng kết.
+ Đoạn (a) : Từ đó ; + Đoạn (b) : Nói tóm lại
+ Đoạn (c) : Tuy nhiên ; + Đoạn (d) : Thật khó trả lời.
2) Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn :
- Ví dụ (sgk)
- Nhận xét : 
Câu liên kết 2 đoạn văn trên là câu “Aùi dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy !”
* Ghi nhớ (sgk)
III/ Luyện tập :
Bài tập 1:
Bài tập 2 :
.
Củng cố: (3’) GV khái quát lại ý chính toàn bài.
Dặn dò: (2’) HS học thuộc phần ghi nhớ, làm lại các bài tập vào vở bài tập chuẩn bị bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tuần sau học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc