VĂN BẢN THÔNG BÁO
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết tổng kết, HS sẽ có được:
1- Kiến thức:
+ Hiểu được những trường hợp câu viết văn bản thông báo.
+ Nắm được những đặc điểm của văn bản thông báo.
+ Biết viết một văn bản thông báo đúng quy cách.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn bản hành chính công vụ
3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực.
B- Chuẩn bị:
+ GV: Soạn bài, SGK, SGV,
+ HS: Bài tập tiết 128 ( Luyện tập làm văn bản tường trình ).
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Tuần 36 Tiết 137 Soạn: / / 2011 Dạy: / / 2011 Văn bản thông báo A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết tổng kết, HS sẽ có được: 1- Kiến thức: + Hiểu được những trường hợp câu viết văn bản thông báo. + Nắm được những đặc điểm của văn bản thông báo. + Biết viết một văn bản thông báo đúng quy cách. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn bản hành chính công vụ 3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực. B- Chuẩn bị: + GV: Soạn bài, SGK, SGV, + HS: Bài tập tiết 128 ( Luyện tập làm văn bản tường trình ). C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ 1- ổn định: HĐ 2 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 1 – KTBC: Kết hợp trong tiết trả bài. 2 – KT việc CBBM: HĐ 3 . Bài mới: * HS đọc 2 VB thông báo trong SGK. ? Trong 2 VB trên, ai là người viết thông báo – thuộc cấp nào ? + Người viết: Cơ quan, đoàn thể, tổ chức ( cấp trên ). ? Người tiếp nhận VBTB ? + Người nhận: Cơ quan cấp dưới, người dưới quyền. ? Hai VB trên được viết ra nhằm mục đích gì ? + Mục đích: Để truyền đạt thông tin. ? Nội dung ( thông tin ) của VBTB thường là những vấn đề gì ? + Thường thông báo về kế hoạch chuẩn bị làm một việc gì đó ( như Đại hội, Hội nghị, tham quan, ) * Thảo luận nhóm ( 2 / ): ? Nhận xét về thể thức của VBTB ? ( VBTB phải cho biết rõ điều gì ? ) + Ai thông báo. + Thông báo ai + Nội dung thông báo + Thời gian, địa điểm, ? Các đặc điểm trên cần đảm bảo điều gì ? + Các đặc điểm trên cần chính xác, trung thực. ? Qua việc tìm hiểu trên, em hãy nêu khái quát những đặc điểm của VBTB ? + HS trả lời. Bạn bổ sung. GV nhấn mạnh các đặc điểm cơ bản của VBTB. + HS đọc ghi nhớ ý 1 + 2. ? Em hãy nêu ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và trong sinh hoạt ở trường ? + TPT Đội thông báo về Kế hoạch Hội trại 26-3 + BGH nhà trường thông báo về việc kỉ luật học sinh hư. *Bài tập nhanh: Khoanh tròn vào kết luận đúng trong các TH sau: 1. Để cán bộ, gv và hs toàn trường nắm được KH tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật BH, ngày 19-5. Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường: (a)-Tường trình (c)-Đề nghị (b)-Thông báo (d)-Báo cáo 2.Hàng tháng liên đội TNTT HCM nhà trường cần nắm vững tình hình hoạt động của các chi đội. Các chi đội cần viết và gửi đến BCH liên đội vb: (a)-Đề nghị (c)-Thông báo (b)-Tbáo (d)-Tường trình 3. Theo em sự khác nhau giữa VB thông báo và VB báo cáo là gì ? -Thông báo: thông tin cho người dưới quyền - Báo cáo: người dưới quyền báo cáo cho cấp trên, người tổ chức điều hành cho mọi người nắm được ( Báo cáo TK năm học của thầy HT ...) * HS đọc các tình huống. * Thảo luận nhóm ( 2 / ): Câu hỏi phần II.1 ( Tr. 142 ) a- Viết VB tường trình b- Viết VBTB c- Viết VBTB hoặc Giấy triệu tập. ? Em hãy nêu thêm một số tình huống cần viết VBTB ? + HS trả lời. Bạn bổ sung. + GV nêu một số trường hợp * HS đọc phần 2 ? Nêu các mục thông thường của một VB thông báo ? Gồm 3 mục: a- Mở đầu :Góc trái ghi tên cơ quan gởi thông báo, số công văn. Góc phải ghi quốc hiệu, địa điểm tgian thông báo Tên VB (ghi ở giữa) VD : PGD-ĐT h GT Cộng hoà............. T THCS GX Độc lập......... Số 02 TB/THCS Như Quỳnh, ngày..tháng...năm Thông báo Về việc... b- Nội dung thông báo: ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định thời gian, địa điểm cụ thể, chính xác. c- Kết thúc: - Nơi nhận (ghi phái trên bên phải) - Ký & ghi rõ họ tên , công vụ của nguời có trách nhiệm thông báo (ghi phía phải) * HS đọc ghi nhớ ý 3. * GV khái quát toàn bộ kiến thức cơ bản của tiết học. * HS đọc toàn bộ ghi nhớ. * HS đọc 3 lưu ý trong SGK * GV hướng dẫn từng nội dung ( có mẫu kèm theo ) để HS hiểu. * GV nêu một tình huống, HS luyện tập viết VBTB theo yêu cầu + HS xung phong đọc. Bạn nhận xét. GV chữa. I . Đặc điểm của văn bản thông báo: + Người viết: Cơ quan, đoàn thể, tổ chức ( thuộc cấp trên ). ? Người tiếp nhận VBTB ? + Người nhận: Cơ quan cấp dưới, người dưới quyền. + Mục đích: Để truyền đạt thông tin, nội dung... II. Cách làm văn bản thông báo: 1- Tình huống cần làm văn bản thông báo: + Thông báo về kế hoạch thi, họp, đại hội + Thông báo kế hoạch đi tham quan . 2- Cách làm văn bản thông báo: + Gồm 3 phần ( SGK – Tr. 142, 143 ) 3- Lưu ý: SGK – Tr. 143 III . Luyện tập: Viết VBTB về kế hoạch Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ vào 14h ngày 1-6-2005 tại Trường THCS Như Quỳnh HĐ 4- Củng cố: ? Thế nào là VBTB ? ? Nêu bố cục của một VBTB ? HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: + Học kĩ nội dung bài học. + CBBM: Chương trình địa phương ( Phần Tiếng Việt ) --------------------------------------- Tuần 36 Tiết 138 Soạn: 5 / 5 / 2009 Dạy: / 5 / 2009 Chương trình địa phương ( Phần Tiếng Việt ) A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS sẽ: 1- Kiến thức: - Nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô, cách xưng hô ở các địa phương - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức 2 – Kĩ năng : Rèn kĩ năng dùng từ chuẩn mực, chính xác, đạt hiệu quả cao. 3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, tự giác, B- Chuẩn bị: + Giáo viên: SGK, STK, giáo án. + Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo các câu hỏi trong SGK. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ 1- ổn định: HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 1- KTBC: Kết hợp trong giờ học. 2- KT việc CBBM: Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung bài mới HĐ3 - Bài mới: * GTBM: * Nội dung dạy học cụ thể: ? Thế nào là từ địa phương ? ? Kể tên một số từ ngữ địa phương ( của địa phương nào ) và từ ngữ toàn dân tương ứng ? * HS trả lời. Bạn bổ sung. GV chữa: + Từ địa phương là từ dùng của một ( hoặc một số ) địa phương nhất định. ( VD: thầy, u, ba, má, ) * Các nhóm làm từng bài tập, mỗi nhóm cử 1 đại diện trả lời, nhóm bạn nhận xét, GV chữa: Bài 1: * Từ ngữ xưng hô: u, mẹ, con, mợ, tôi a- Từ ngữ toàn dân: mẹ, con b- Từ “Mợ”, “u” ( mẹ ) -> không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng phải là từ xưng hô địa phương -> Đó là biệt ngữ xã hội ( Từ ngữ được dùng cho một tầng lớp xã hội nhất định ): - u: tầng lớp nông dân - mợ: tầng lớp trung, thượng lưu Bài 2: + Bầm ( mẹ ): Địa phương Phú Thọ + Nhang ( hương ): Địa phương miền Nam + Trái thơm ( quả dứa ): Địa phương miền Nam + Bẹ ( ngô ): Địa phương miền Trungư + Đống ( chỗ ): Minh Khai Như Quỳnh + Tép ( cá nhỏ ): Văn Lâm .. Bài 3: Cách sử dụng từ ngữ địa phương: + Không nên làm dụng từ ngữ địa phương, vì nếu lạm dụng sẽ gây khó hiểu cho người đọc, người nghe. + Chỉ dùng khi giao tiếp với người cùng địa phương hoặc dùng trong văn học để thể hiện sắc thái địa phương. Bài 4: * Trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ chức vụ, nghề nghiệp được dùng là từ ngữ xưng hô VD : + Ông Tuấn + lão Hạc, tên Chí, thằng Dần, + Hiệu trưởng Tuấn, giám đốc Lan, công nhân Nam, y sĩ Hoà, => Tác dụng : + Làm phong phú vốn từ xưng hô cho tiếng Việt + Bày tỏ thái độ ( trân trọng, khinh bỉ, ) I. Lí thuyết : Khái niệm : Từ địa phương là từ dùng của một ( hoặc một số ) địa phương nhất định. II. Bài tập: Bài 1: a- mẹ, con -> Từ ngữ toàn dân. b- U, mợ: không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng phải là từ xưng hô địa phương ( Đó là biệt ngữ xã hội ) Bài 2: + Bầm ( mẹ ) + Nhang ( hương ) + Trái thơm ( quả dứa ) + Bẹ ( ngô ) Bài 3: Cách sử dụng từ ngữ địa phương: + Lạm dụng TBĐP sẽ gây khó hiểu. + Chỉ dùng khi giao tiếp với người cùng địa phương hoặc dùng trong văn học để thể hiện sắc thái địa phương. Bài 4: * Trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ chức vụ, nghề nghiệp được dùng là từ ngữ xưng hô => Tác dụng : + Làm phong phú vốn từ xưng hô cho tiếng Việt + Bày tỏ thái độ ( trân trọng, khinh bỉ, . ) HĐ 4 . Củng cố: ? TN là TNĐP ? ? Đặt câu có sử dụng TNĐP ? HĐ 5: Hướng dẫn về nhà: + Ôn lại kiến thức về TNĐP, biệt ngữ xã hội. + CBBM: Luyện tập làm VBTB. ------------------------------------ Tuần 36 Tiết 139 Soạn: / / 2011 Dạy: / / 2011 Luyện tập làm Văn bản thông báo A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết luyện tập học, HS sẽ: 1- Kiến thức: + Ôn lại kiến thức về văn bản thông báo: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo. 2- Kĩ năng: Rèn năng lực viết VB thông báo. 3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác. B- Chuẩn bị: + GV: Soạn bài, tham khảo một só văn bản tường trình.. + HS: Học bài cũ, chuẩn bị tốt kiến thức để luyện tập. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ 1- ổn định: HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 1 – KTBC: Kết hợp trong giờ luyện tập. 2 – KT việc CBBM: HĐ3 - Bài mới: * HS ôn lại lý thuyết về VBTB ( và một phần VBTT ) qua việc trả lời các câu hỏi trong SGK. * HS trả lời từng nội dung, bạn bổ sung, GV nhấn mạnh: 1- Khái niệm ( Theo ghi nhớ 1 SGK-Tr. 143 ) 2- Tình huống: - Hiệu trưởng muốn cho học sinh các lớp nắm được kế hoạch đi báo công ở Lăng Bác - Bí thư đoàn thị trấn triển khai nội dung sinh hoạt hè xuống các chi đoàn cơ sở . 3- Nội dung và thể thức: + Nội dung: Thông báo kế hoạch hoạt động hoặc triển khai một phong trào, một chủ trương, chính sách, + Thể thức: Theo ghi nhớ ý 3 SGK-Tr. 143 4- So sánh VBTB và VBTT: + Giống nhau: Về thể thức trình bày + Khác nhau: Đối tượng viết và đối tượng nhận và nội dung. Bài tập 1: a. Văn bản thông báo + Hiệu trưởng viết thông báo + Cán bộ, g/v, h/s toàn trường nhận thông báo + Nội dung : Kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 19 – 5 b. Văn bản báo cáo + Các chi đội viết báo cáo + Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo + Nội dung tình hình hành động trong tháng c. Văn bản thông báo : - Ban quản lý dự án viết thông báo - Bà con nông dân giải phóng mặt bằng của công trình dự án - Nội dung thông báo : Chủ trương của dự án Bài tập 2: a- Những lỗi sai : + Thiếu số công văn + Thiếu nơi gửi + Nội dung trong phần thông báo không phù hợp với tên văn bản. b, Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo + HS bổ sung, GV chữa Bài tập 3: +VBTB làm kế hoạch nhỏ +VBTB lịch ôn thi + VBTB về việc tổng vệ sinh trường học + VBTB về việc tham gia sinh hoạt hè tại địa phương. . Bài tập 4 HS viết, GV kiểm tra vở của 5-7 HS, chấm, cho điểm và nhận xét chung. I - Ôn tập lí thuyết: 1- Khái niệm: 2- Tình huống viết văn bản thông báo 3- Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo: 4- So sánh văn bản thông báo và văn bản tường trình + Giống nhau: Về thể thức trình bày + Khác nhau: Đối tượng viết và đối tượng nhận, nội dung. II – Luyện tập: Bài tập 1: a. Văn bản thông báo b. Văn bản báo cáo c. Văn bản thông báo Bài tập 2: a- Những lỗi sai : + Thiếu số công văn + Thiếu nơi gửi + Nội dung trong phần thông báo không phù hợp với tên văn bản. b- Chữa lại. Bài tập 3: Các tình huống viết VBTB +VBTB làm kế hoạch nhỏ +VBTB lịch ôn thi + VBTB về việc tổng vệ sinh trường học + VBTB về việc tham gia sinh hoạt hè tại địa phương. . Bài tập 4 : Viết VBTB HĐ4: Củng cố: ? Thế nào là VBTB ? Nêu cách làm văn bản TB ? ? Nêu các mục không thể thiếu trong VBTB ? HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: + Học kĩ kiến thức về VBTB. Viết một VBTB ( tình huống khác tình huống đã viết ở lớp ). + CBBM: Trả bài KT học kỳ. Tuần 36 Tiết 140 Soạn: 6 / 5 / 2009 Dạy: / 5 / 2009 Trả bài kiểm tra học kì II A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết trả bài, HS sẽ: 1- Kiến thức: + Đánh giá kiến thức của môn Ngữ văn 8 ( HK II ) qua kết quả bài kiểm tra. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt, viết văn .. 3- Thái độ: Trung thực, tự giác, sôi nổi, hào hứng. B- Chuẩn bị: + GV: Chấm bài, nhận xét, phân loại các lỗi. + HS: Xem bài viết, thống kê các lỗi ( của mình có thể cả của bạn ) và dự kiến cách sửa chữa các lỗi đó. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ 1- ổn định: HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 1 – KTBC: Kết hợp trong tiết trả bài. 2 – KT việc CBBM: HĐ3 - Bài mới: * Đề bài ( ở tiết 135, 136 ). ? Xác định yêu cầu của đề ? Gồm 2 phần: + Phần trắc nghiệm: Trả lờ các câu hỏi bằng cách chọn một phương án đúng nhất. + Phần tự luận: Viết bài TLV 2- Đáp án: ( ở tiết 135, 136 ). ( GV đã trả cho HS xem trước ít nhất 1 ngày ) ? Qua việc đã đọc lại bài kiểm tra ở nhà, em hãy nêu nhận xét về bài làm của em ? * HS nêu ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra học kì II của mình. * GV nhận xét: 1- Ưu điểm: 2- Nhược điểm: 1 – Về nội dung: + Bài thiếu nội dung gì ? Bổ sung như thế nào ? 2- Về hình thức: ? Hãy chữa lại các nội trong bài viết của mình, của bạn ? + HS đọc hoặc viết lỗi lên bảng rồi chữa lại : - Bố cục bài TLV - Lỗi chính tả - Lỗi diễn đạt - Lỗi viết câu - Lỗi dùng từ + Bạn nhận xét. GV chữa lại. * GV gọi HS có tinh thần xung phong hoặc tổ cử 1-2 bạn có bài viết khá đọc. + Các bạn nghe, đánh giá, nhận xét, góp ý cho bài của bạn được hay hơn. + GV nhận xét, uốn nắn. Kết quả: I . Đề bài: II . Tìm hiểu những yêu cầu của đề: 1- Yêu cầu: Gồm 2 phần: + Phần trắc nghiệm + Phần tự luận 2- Đáp án: III – Trả bài: IV – Nhận xét: 1- Ưu điểm: 2- Nhược điểm: V. Chữa lỗi điển hình: 1. Về nội dung: 2- Về hình thức: VI . Đọc, bình: HĐ4: Củng cố: ? Kĩ năng cần thiết để làm được bài văn nghị luận sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục cao ? HĐ 5 .Hướng dẫn về nhà: + Xem lại bài viết, sửa chữa các lỗi sai. + Ôn kĩ các kiến thức về văn nghị luận. + CBBM: Tổng kết phần văn ( tiếp ): - Lập bảng thống kê các văn bản nghị luận Việt Nam ( bài 22-26 ). - Trả lời các câu hỏi 2-6 SGK-Tr.144.
Tài liệu đính kèm: