Giáo án Tuần 27 - Ngữ văn 8

Giáo án Tuần 27 - Ngữ văn 8

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

 ( Luận học pháp – Nguyễn Thiếp )

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

+ Học sinh thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

+ Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích bài văn tấu.

3- Thái độ: Giáo dục ý thức, thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc.

B- Chuẩn bị:

- GV: Soạn giáo án. SGK. STK.

- HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 27 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 101
Soạn: / / 2011
Dạy: 
Bàn luận về phép học
 ( Luận học pháp – Nguyễn Thiếp ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
+ Học sinh thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
+ Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích bài văn tấu.
3- Thái độ: Giáo dục ý thức, thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc. 
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án. SGK. STK.
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Nêu cảm nhận của em về văn bản “ Nước Đại Việt ta” ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
 Giới thiệu cách dùng các thể văn cổ:
Vua, chúa, bề trên
dùng chiếu, chế, cáo, sách, hịch, mệnh
Quan lại, thần dân
dùng tấu, nghị, biểu, khải, sớ.
- Vua Quang Trung từng mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn nhưng Nguyễn Thiếp chưa nhận lời. Ngày 10-7-1791, vua lại viết chiếu thư mời ông vào Phú Xuân hội kiến vì ''có nhiều điều bàn nghị''. Lần này ông bằng lòng và viết bài tấu bàn về 3 việc mà bậc quân vương nên biết.
* Nội dung dạy học cụ thể:
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thiếp ?
+ HS trả lời. GV nhấn mạnh một vài nét chính.
* Đọc to, rõ, giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt hơn, vừa tự tin, vừa khiêm tốn. 
+ GV đọc 1 đoạn. HS đọc tiếp. Bạn nhận xét. GV sửa.
? Em hiểu thế nào là: tam cương, ngũ thường, ngũ kinh, Chu Tử, ?
? Giới thiệu vài nét khái quát về văn bản ?
? Nêu thể loại của văn bản ? Em hiểu gì về thể loại đó ?
? Nêu bố cục của bài văn ?
- 3 phần: 
+ từ đầu ”tệ hại ấy”: Nêu những sai lệch về việc học, từ đó bàn về mục đích của việc học.
+ tiếp “bỏ qua”: Bàn về cách học.
+ còn lại: Tác dụng của phép học.
* HS đọc câu văn mở đầu VB.
? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả ? Qua câu văn, TG muốn bày tỏ điều gì ?
+ Câu văn biền ngẫu với 2 vế : Vế 1 dẫn dụ một thực tế hiển nhiên “ ngọc không mài không thành đồ vật”, vế 2 khẳng định “người không học không biết rõ đạo”. Từ đó, TG nhấn mạnh về mục đích của việc học.
 ? Vậy qua đây em hiểu, mục đích chân chính của việc học là gì ? Em có bổ sung thêm điều gì về mục đích học ?
+ Học để có được đạo làm người
+ Học để có kiến thức 
 ( Tiên học lễ, hậu học văn” )
( “ Có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” – Bác Hồ )
? Tìm trong ĐV đầu câu văn phê phán lối hcọ không vì mục đích trên, đó là lối học NTN ?
+ “ Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”.
-> Lối học vì danh lợi.
? Hậu quả của lối học đó ?
+ Chúa tầm thườg, thần nịnh hót, nước mất nhà tan
? Như thế TG muốn đề cao mục đích tiếp theo của việc học là gì ? 
+ Học không vì danh lợi
? Nhận xét về những câu văn trong ĐV này ?
+ Câu văn ngắn gọn, liên kết chặt chẽ -> ý văn mạch lạc, sáng rõ, dễ hiểu.
? Suy nghĩ của em về những mục đích mà TG nêu ra trong đoạn đầu bài tấu này ?
=> Là những mục đích học chân chính, con người cần phải thực hiện.
* HS đọc ĐV 2
? Để khuyến khích việc học, TG Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách nào ? 
+ Mở trường dạy học của phủ, huyện, các trường tư.
? Trong bài tấu, TG Nguyễn Thiếp đã nêu những “phép học” nào ?
* Học theo cách của Chu Tử :
+ Học theo tuần tự: Tiểu học - tứ thư - ngũ kinh - chư sử. => Học từ thấp lên cao.
+ Học rộng, rồi tóm gọn
+ Học đi dôi với hành
? Theo em, các cách học này ngày nay có còn phù hợp ?
+ Vẫn còn phù hợp và chắc chắn sẽ còn phù hợp mãi mãi.
* Thảo luận nhóm:
? Hãy giải thích vì sao phải học theo các cách trên ?
( mỗi nhóm giải thích 1 cách học )
+ Đại diện nhóm giải thích 
+ GV nhấn mạnh.
( GV liên hệ đến tinh thần hiếu học của nhân dân ta và chính sách khuyến học của Đảng và Nhà nước ta )
? Đọc câu văn thể hiện tác dụng của phép học ?
+ “ Đạo học thànhthịnh trị”
? Nhận xét cách viết câu văn nêu tác dụng của phép học ?
+ Câu văn gồm 2 vế, hai vế câu liên kết chặt chẽ: từ kết quả của vế 1 dẫn đến các kết quả của vế 2
+ Sử dụng phép tăng tiến 
? Từ đó, câu văn khẳng định những tác dụng nào của phép học ?
+ Có nhiều người tốt
+ Triều đình ngay ngắn
+ Thiên hạ thịnh trị
? Từ thực tế học của bản thân, em thấy PP học tập nào là tốt nhất ? Vì sao ?
+ HS trả lời. GV uốn nắn, định hướng.
? Nhận xét về cách lập luận của bài văn ?
+ Lập luận chặt chẽ, lô gic, theo trình tự hợp lí.
? Hãy thể hiện trình tự lập luận hợp lí của Đv bằng một sơ đồ ?
Phương pháp lệch lạc,
 sai trái
Khẳng định quan điểm;
phương pháp đúng đắn
Mục đích chân chính 
 của việc học
Tác dụng của việc học chân chính
? Nhắc lại nội dung chính của bài tấu ?
+ HS nêu nội dung. 
+ GV tổng kết nghệ thuật, nội dung.
+ HS đọc ghi nhớ.
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1- Về tác giả: 
+ Nguyễn Thiếp ( 1723 – 1804 )
+ Quê : Hà Tỹnh
+ Là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, có tấm lòng vì nước, vì dân.
2 – Về tác phẩm: 
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
b- Xuất xứ : 
+ Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung tháng 8-1791.
c- Thể loại: 
Thể tấu ( SGK – Tr. 77 )
d- Bố cục: 
3 phần
III . Phân tích: 
1- Bàn về mục đích của việc học:
+ Học để có được đạo làm người
+ Học để có kiến thức 
+ Học không vì danh lợi
* Câu văn ngắn gọn, liên kết chặt chẽ -> ý văn mạch lạc, sáng rõ, dễ hiểu.
=> Những mục đích học chân chính, mọi người cần phải thực hiện.
2- Bàn về cách học:
* Đề nghị: Mở trường dạy học.
* Cách học: 
+ Học theo tuần tự từ thấp lên cao
+ Học rộng, nắm chắc, gọn
+ Học đi dôi với hành
=> Cách học này sẽ mãi mãi phù hợp.
3- Tác dụng của phép học:
* Phép tăng tiến
=> Khẳng định tác dụng to lớn:
+ Có nhiều người tốt
+ Triều đình ngay ngắn
+ Thiên hạ thịnh trị
III. Tổng kết: 
+ Nghệ thuật
+ Nội dung
* Ghi nhớ / SGK-Tr.79
HĐ 4- Củng cố: 
? Đọc diễn cảm bài tấu ?
? Tìm những câu tục ngữ, ca dao  nói về việc học ?
( Thi giữa các tổ )
? Em rút ra bài học gì qua việc học văn bản này ?
HĐ 5 . Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ, hiểu nội dung bài học.
+ Viét đoạn văn phân tích sự cần thiết và tác dụng to lớn của việc “ học đi đôi với hành”.
+ CBBM: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
Tuần 27
Tiết 102
Soạn: / 02 / 2011
Dạy: 
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
+ Học sinh củng cố chắc chắn hơn nữa những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
+ Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
2- Kĩ năng: Rèn luyện cácch làm bài văn nghị luận
3- Thái độ: Nghiêm túc; tích cực học tập.
B- Chuẩn bị: 	 
+ Giáo viên: SGK, STK, giáo án, bảng phụ.
+ Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Khi trình bày luận điểm thành một ĐV nghị luận ta cần chú ý những điều gì ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
* KT việc chuẩn bị bài mới của HS theo yêu cầu trong SGK.
* Học sinh đọc hệ thống luận điểm Tr.83 phần 1.
* HS thảo luận nhóm: 
? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì ?
? Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác ?
* Học sinh thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.
* Giáo viên kết luận:
+ Luận điểm (a): Nội dung ( lao động tốt ) không phù hợp với vấn đề ( chăm chỉ học tập ) -> bỏ nội dung đó đi.
+ Còn thiếu những luận điểm cần thiết khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được hoàn toàn sáng rõ ( đất nước rất cần những người tài giỏi, phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài, ...)
+ Sắp xếp chưa hợp lí
* Cần sắp xếp lại như sau:
a. Chúng ta đang cần những người tài giỏi để đưa đất nước tiên lên “đài vinh quang” sánh vai cùng bè bạn năm châu.
b. Quanh ta có nhiều tấm gương các bạn học giỏi để đáp ứng yêu cầu của đất nước
c. Muốn học giỏi để thành tài thì trước hết phải học chăm.
d. Một số bạn bè còn mải chơi, chưa chăm học khiến cha mẹ, thầy cô lo buồn
e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống, không học sẽ không có kiên sthức, làm việc gì cũng khó.
g. Vậy các bạn nên bớt ham chơi, cần chuyên tâm học hành để thành người có ích, ...
? Vậy, qua bài tập này, em có rút ra kết luận gì về việc xây dựng hệ thống luận điểm ?
+ Luận điểm phải tập trung hướng tới làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, tránh lạc đề, dài dòng
+ Sắp xếp các luận điểm hợp lí
? Nêu những điều chú ý khi trình bày luận điểm ?
+ HS trả lời
+ Bạn bổ sung, GV nhấn mạnh ý cần thiết. 
? Trả lời C.H a ?
+ Câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân - quả để có thể nối bằng ''do đó''.
=> Có thể dùng câu 1 hoặc câu 3 để trình bày luận điểm e.
? Hãy chuyển đoạn bằng cách khác ?
+ HS trình bày. GV nhận xét, sửa.
 ? Qua đây, em rút ra kết luận gì về việc trình bày các luận điểm ?
+ Giữa các luận điểm cần có câu hoặc từ để chuyển ý giúp cho đoạn văn có tính liên kết.
? C.H b ?
* HS đọc các luận cứ và trả lời câu hỏi b ?
+ Trình tự đó là rất hợp lí. Vì các luận cứ làm rõ dần luận điểm: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn.
? Nhắc lại cách sắp xếp các luận cứ ?
? C.H c - Tr. 84 ?
+ Không nhất thiết phải viết kết đoạn như kiểu Trần Quốc Tuấn viết kết thúc bài văn nghị luận “Hịch tướng sĩ”, ta có thể kết đoạn theo ý mỗi người, miễn là viết kết đoạn sao cho phù hợp.
? C. H d – Tr. 84 ?
+ Là ĐV quy nạp.
Vì: Triển khai các ý, các luận cứ trước -> đi đến kết luận, nêu luận điểm.
+ Có thể biến đổi ĐV quy nạp thành diễn dịch và ngược lại.
- Bằng cách: Chuyển câu chủ đề lên đầu đoạn hạơc cuối đoạn và chỉnh sửa các câu văn khác cho hợp lí.
* HS viết ĐV trình bày luận điểm vừa chuẩn bị
+ Bạn nhận xét
+ GV chữa, uốn nắn.
HS viết ở nhà
I . Đề bài:
“Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”
II . Luỵên tập: 
1. Xây dựng hệ thống luận điểm: 
a. Chúng ta đang cần những người tài giỏi để đưa đất nước tiên lên “đài vinh quang” sánh vai cùng bè bạn năm châu.
b. Quanh ta có nhiều tấm gương các bạn học giỏi để đáp ứng yêu cầu của đất nước
c. Muốn học giỏi để thành tài thì trước hết phải học chăm.
d. Một số bạn bè còn mải chơi, chưa chăm học khiến cha mẹ, thầy cô lo buồn
e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống, không học sẽ không có kiên sthức, làm việc gì cũng khó.
g. Vậy các bạn nên bớt ham chơi, cần chuyên tâm học hành để thành người có ích, ...
=> Luận điểm phải tập trung hướng tới làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, tránh lạc đề, dài dòng
+ Sắp xếp các luận điểm hợp lí
2. Trình bày luận điểm;
+ Giữa các luận điểm cần có câu hoặc từ để chuyển ý giúp cho đoạn văn có tính liên kết.
+ Các luận cứ phải sắp xếp theo trình tự hợp lí, làm sáng tỏ luận điểm.
+ Bài văn nghị luận phải có kết bài, đoạn văn nghị luận có thể có kết đoạn hoặc không có.
+ Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp. 
3. Viết đoạn :
a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Các bạn học hành chăm chỉ hơn
b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm : Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống.
( BTVN )
HĐ 4- Củng cố: 
? Nêu những điều chú ý khi trình bày luạn điểm ?
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ nội dung bài học
+ Đọc, sửa lại ĐV đã viết.
+ Viết ĐV b phần 3.
+ CBBM: Viết bài TLV số 6.
Tuần 27
Tiết 103, 104
Soạn: / / 2011
Dạy: 
Viết bài tập làm văn số 6
Văn nghị luận
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết viết bài, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
+ Học sinh vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
+ Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài, sách tham khảo.
+ HS: Học bài cũ, chuẩn bị tốt kiến thức, giấy bút để làm bài viết. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GV phân HS làm đề chẵn, lẻ.
* HS làm dàn bài, viết bài nháp, chỉnh sửa rồi sau đó mới chép vào giấy kiểm tra.
+ Hết tiết 1, HS ra chơi, tiết 2 làm tiếp.
+ Còn 10 phút, GV nhắc giờ để HS sắp xếp thời gian viết bài cho hợp lí.
1- Yêu cầu: 
* Kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận: xây dựng luận điểm, trình bày các luận điểm, đưa các lí lẽ, dẫn chứng phù hợp vào bài, 
* Nội dung nghị luận: 
+ “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống”. 
+ “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
2 – Thang điểm:
a – Về hình thức và kĩ năng ( 4 điểm ). Trong đó: 
+ Bố cục 3 phần rõ ràng: 1 điểm.
+ Diễn đạt lưu loát, trôi chảy: 0,5 điểm.
+ Viết câu đúng, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả: 0,5 điểm.
+ Chữ viết sạch đẹp, trình bày sáng sủa: 0,5 điểm.
+ Biết làm kiểu bài văn nghị luận: 1,5 điểm.
2 – Về nội dung ( 6 điểm ). Trong đó:
a- Mở bài ( 1 điểm ).
+ Ngắn gọn.
+ Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận vào bài viết
b – Thân bài ( 4 điểm ). Trong đó: 
+ Giải thích rõ vấn đề
 ( 1,5 điểm )
+ Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng cụ thể 
 ( 2,5 điểm )
c- Kết bài ( 1 điểm): Trong đó:
+ Khẳng định, nhấn mạnh lại vấn đề nghị luận
 ( 0,5 điểm )
+ KB có những sáng tạo riêng
 ( 0,5 điểm )
Đề bài: 
1- Đề chẵn:
 Có ý kiến cho rằng: “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống”. 
Em có quan điểm như thế nào về ý kiến nêu trên ?
2 - Đề chẵn:
Có ý kiến cho rằng: “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. 
Quan điểm của em về ý kiến nêu trên ?
HĐ4: Thu bài: Còn 2/: GV yêu cầu HS dừng bút và thu bài: Lớp trưởng thu đề chẵn; LPHT thu đề lẻ. Nộp bài cho GV.
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Ôn lại kiến thức về văn nghị luận
+ CBBM: Thuế máu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27-V8.doc