Giáo án Tuần 27 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản

Giáo án Tuần 27 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản

T1 chào cờ

T2-3 Môn : Tập Đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

TIẾT 1

I/ MỤC TIÊU

- Kiểm tra đọc (lấy điểm)

+ Nội dung : Các bài tập đọc và học thuột lòng từ tuần 19 đến tuần 26.

+ Kĩ năng đọc thành tiếng : phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

+ Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được các câu hỏivề nội dung bài đọc.

- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào ?

- Ôn luyện cách đáp lời cám ơn của người khác.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuột lòng từ tuần 19 đến tuần 26.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 30 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 27 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ 2 ngày 15 tháng 3 năm 2010
T1 chào cờ
T2-3 Môn : Tập Đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TIẾT 1
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra đọc (lấy điểm)
+ Nội dung : Các bài tập đọc và học thuột lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
+ Kĩ năng đọc thành tiếng : phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
+ Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được các câu hỏivề nội dung bài đọc.
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào ?
- Ôn luyện cách đáp lời cám ơn của người khác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuột lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học.
2/ KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
- Chú ý : Tuỳ theo số lượng và chất lượng HS của lớp mà GV quyết định HS được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này
3/ ÔN LUYỆN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : KHI NÀO ?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Câu hỏi “Khi nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực ?
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi ”Khi nào ?”
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ?
- Bộ phận này dùng để chỉ điều gì ? Thời gian hay địa điểm ?
- Vậy ta hãy đặt câu hỏi cho bộ phận nầy như thế nào ?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 HS lên trình bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS
3/ ÔN LUYỆN CÁCH ĐÁP LỜI CẢM ƠN CỦA NGƯỜI KHÁC
- Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời cảm ơn, 1 HS đáp lại lời cảm ơn. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Câu hỏi “Khi nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
- Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần có thái độ như thế nào ?
- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Khi nào ?” và cách đáp lời cảm ơn của người khác.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị. 
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta : Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi : Khi nào ?
- Câu hỏi “Khi nào ?” dùng để hỏi về thời gian.
- Đọc : Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- Mùa hè.
- Suy nghĩ và trả lời : Khi hè về.
- Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
- Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
- Bộ phận “Những đêm trăng sáng“
- Bộ phận này dùng để chỉ thời gian.
- Câu hỏi : Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng ?
- 1 số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Đáp án
b) Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?/ Ve nhởn nhơ ca hát khi nào ?
- Đáp án:
a) Có gì đâu./ Không có gì./ Đâu có gì to tát đâu mà phải cảm ơn./ Ồ, bạn bè nên giúp đỡ nhau mà./ Chuyện nhỏ ấy mà, bạn không phải cám ơn đâu./ Thôi mà, có gì đâu./
b) Không có gì đâu bà ạ./ Bà đi đường cẩn thận, bà nhé./ Dạ, không có gì đâu ạ,/..
c) Thưa bác, không có gì đâu ạ./ Cháu cũng thích chơi với em bé mà./ Không có gì đâu bác, lần sau bác bận bác lại cho cháu chơi với em, bác nhé,/
- Câu hỏi “Khi nào ?” dùng để hỏi về thời gian.
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
TIẾT 2
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1)
- Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi. 
- Ôn luyện cách dấu chấm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
- Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng
2/ KIỂM TRA BÀI TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3/ TRÒ CHƠI MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ BỐN MÙA
- Chia lớp ra thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 bảng ghi từ ( ở mỗi nội dung cần tìm từ, GV có thể cho HS 1, 2 từ để làm mẫu), sau 10 phút, đội nào tìm được nhiều từ nhất là đội thắng cuộc.
Đáp án :
- HS phối hợp cùng nhau tìm từ. Khi hết thời gian, các đội dán bảng từ của mình lên bảng. Cả lớp cùng đếm số từ của mỗi đội.
Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Thời gian
Từ tháng 1 đến tháng 3
Từ tháng 4 đến tháng 6
Từ tháng 7 đến tháng 9
Từ tháng 10 đến tháng 12
Các loài hoa
Hoa đào, hoa mai, hoa thược dược, 
Hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa loa kèn,
Hoa cúc, 
Hoa mận, hoa gạo, hoa sữa,  
Các loại quả
Quýt, vú sữa, táo,
Nhãn, sấu, vải, xoài, 
Bưởi, na, hồng, cam,
Me, dưa hấu, lê,
Thời tiết
Ấm áp, mưa, phùn, 
Oi nồng, nóng bức, mưa to, mưa nhiều, lũ lụt, 
Mát mẻ, nắng nhẹ, 
Rét mướt, gió mùa đông bắc giá lạnh, ...
- Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ, đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài.
- Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rãi khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên
4/ LUYỆN CÁCH DÙNG DẤU CHẤM
- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 3.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Gọi 1 HS đọc làm bài, đọc cả dấu chấm.
- Nhận xét và chấm điểm 1 số bài của HS.
5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể những điều em biết về bốn mùa.
T4	Môn : Toán
SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN
 VÀ PHÉP CHIA
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh.
- Số 1 nhân với số nào cũng cho kết quả bằng chính số đó. Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính nó.
	- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT sau: (Mỗi em 1 nội dung). Tính chu vi hình tam giác có các cạnh lần lượt:
4cm, 7cm, 9cm.
12cm, 8cm, 14cm.
11cm, 10cm, 9cm.
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 a/ Giới thiệu phép nhân có thừa số bằng 1:
- Nêu phép nhân 1 x 2 và y/c HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng.
- Vậy 1 x 2 = ?
- Tiến hành tương tương tự với các phép tính 1 x 3 và 1 x 4.
 + Từ các phép tính 1 x 2 = 2, 1 x 3 = 3, 1 x 4 = 4, các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số.
- Ghi Kl đó lên bảng, y/c HS đọc lại.
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính: 2 x 1, 3 x 1, 4 x 1.
- Hỏi: Khi ta thực hiện phép nhân của 1 số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân ấy như thế nào?
- Nêu KL: Số nào nhân với 1 cũng bằng số đó. Ghi bảng.
 b/ Giới thiệu phép chia cho 1:
- Nêu phép tính 1 x 2 = 2, y/c HS dựa vào phép nhân để lập phép chia tương ứng.
 + Vậy từ 1 x 2 = 2 ta có 2 : 1 = 2
- Tiến hành tương tự với 1 x 3, 1 x 4 để rút ra 3 : 1 = 3, 4 : 1 = 4.
- Ghi lên bảng các phép chia vừa tìm được, y/c HS nhận xét về thương của các phép chia có số chia là 1.
- Nêu KL: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
c/ Luyện tập - Thực hành:
Bài 1 : 
- Y/c HS tự làm bài sau đó cho 1 em đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài trong VBT.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng, kết luận đáp án đúng, cho điểm HS đồng thời chấm 1 số vở của HS.
Bài 3 :
- BT y/c làm gì?
 + Mỗi biểu thức có mấy dấu phép tính?
 + Vậy khi thực hiện tính, ta phải làm như thế nào?
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, cho cả lớp làm trong VBT.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- KL đáp án đúng, cho điểm HS và chấm, chữa 1 số vở của HS.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Y/c HS nhắc lại các kết luận của bài.
- Xem lại các bài tập, học thuộc kết luận, chuẩn bị bài: “Số 0 trong phép nhân, phép chia”.
 * GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- 3 HS lên bảng làm.
- Theo dõi và trả lời.
 1 x 2 = 1 + 1 = 2
 1 x 2 = 2
- Thực hiện y/c để rút ra:
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 vậy 1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 vậy 1 x 4 =4
- Quát sát các phép nhân. Suy nghĩ và phát biểu: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- Đọc lại KL và ghi nhớ.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Khi thực hiện phép nhân của 1 số với 1 thì kết quả chính là số đó.
- Đọc lại và ghi nhớ KL.
- Nêu 2 phép chia:
2 : 1 = 2
2 : 2 = 1
- Đọc các phép chia:
3 : 1 = 3, 4 : 1 = 4 
- Nêu nhận xét: Các phép chia có số chia là 1 có thương bằng số bị chia.
- Đọc và ghi nhớ KL.
- Tự làm bài sau đó đổi vở kiểm tra bài của bạn theo kết quả của bạn đọc bài.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Làm bài cá nhân.
- Nhận xét bài của bạn:
1 x 2 = 2 5 x 1 = 5 3 : 1 = 3
2 x 1 = 2 5 : 1 = 5 4 x 1 = 4
- Tính
- Có 2 dấu phép tính.
- Tính từ trái sang phải.
- Làm bài, chữa bài theo đáp án:
4 x 2 x 1 = 8 x 1 = 8
4 : 2 x 1 = 2 x 1 = 2
4 x 6 : 1 = 24 : 1 = 24
Thứ 3 ngày 16 tháng 3 năm 2010
T1	Môn : Toán
SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN
 VÀ PHÉP CHIA
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh.
- Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
	- Không có phép chia cho 0.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT sau:Tính:
4 x 4 x 1
5 : 5 x 5
2 x 3 : 1
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 a/ Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0:
- Nêu phép nhân 2 x 0 và y/c HS chuyển phép nhâ ... rực ?
- 1 số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án :
b) Ở đâu trăm hoa khoe sắc ? / Trăm hoa khoe sắc ở đâu ?
- Đáp án :
a) Không có gì. Lần sao bạn nhớ cẩn thận hơn nhé. / Không có gì, mình về giặt là áo lại trắng thôi. / Bạn nên cẩn thận hơn nhé. / Thôi không sao. / 
b) Thôi, không có đâu. / Em quên mất chuyện ấy rồi. / Lần sao chị nên suy xét kĩ hơn trước khi trách người khác nhé. / Không có gì đâu, bây giờ chị hiểu em là tốt rồi. / 
c) Không sao đâu bác. / Không có gì đâu bác ạ. /  
- Câu hỏi ”Ở đâu ? ” dùng để hỏi về địa điểm.
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực nhẹ nhàng, không chê trách nặng lời vì người gây lỗi đã biết lỗi rồi
T3	Môn : Đạo Đức
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I/ MỤC TIÊU:
1. HS hiểu: 
	- Người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hụt. Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ.
	- Nếu họ được giúp đỡ, cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn, họ sẽ vui hơn.
	2. HS có thái độ thông cảm với người khuyết tật, đồng tình với những ai biết giúp đỡ người khuyết tật. Phê bình nhắc nhở những ai không giúp đỡ hoặc trêu người khuyết tật.
	3. HS có hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Tranh minh họa cho BT1.
	- Phiếu thảo luận nhóm.
	- Phiếu 3 màu bày tỏ thái độ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. PHÂN TÍCH TRANH:
 a/ Mục tiêu:
- Giúp đỡ HS nhận biết được hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.
 b/ Tiến hành:
- Treo tranh, y/c HS quan sát và nêu nội dung của tranh.
- Y/c HS thảo luận cặp đôi theo các gợi ý:
 + Tranh vẽ gì?
 + Việc làm của các bạn HS giúp được gì cho bạn bị khuyết tật?
 + Nếu em có ở đó em sẽ làm gì? Vì sao?
- Mời 1 số cặp HS trình bày.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến của HS. Sau đó nêu KL: Chúng ta cần giúp đỡ bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
2. THẢO LUẬN NHÓM:
 a/ Mục tiêu:
- Giúp đỡ HS hiểu được sự cần thiết và 1 số việc cần làm để giúp dỡ người khuyết tật.
 b/ Tiến hành:
- Y/c HS chia nhóm, phát phiếu thảo luận và y/c các nhóm thảo luận ghi những việc em có thể làm đề giúp đỡ người khuyết tật.
- Gọi 1 số HS trình bày ý kiến.
- Nghe HS tranh luận, nhận xét điều chỉnh ý kiến cho HS.
- Nêu KL: Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách như: Đẩy xe lăn cho người bị liệt, quyên góp giúp nạn nhân chất độc màu da cam, dẫn người mù qua đường, chơi với bạn bị khuết tật.
3. BÀY TỎ Ý KIẾN:
 a/ Mục tiêu:
- Giúp HS có thái độ đúng đối với việc giúp đỡ người khuyết tật.
 b/ Cách tiến hành:
- Y/c HS chuẩn bị phiếu 3 màu.
- Lần lượt nêu từng ý kiến và y/c HS đưa phiếu bày tỏ thái độ của mình (qui định: Đỏ tán thành, xanh không tán thành, vàng không biết.)
- Y/c HS giải thích về cách chọn phiếu của mình: Vì sao em tán thành (không tán thành hoặc không có ý kiến) với ý kiến đó?
- Nghe HS phát biểu, điều chỉnh thêm.
 * Nội dung các ý kiến:
- Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
- Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là các chú thương binh.
- Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm giảm bớt những khó khăn, thiệt thòi cho họ.
- Tranh vẽ 1 số HS đang đẩy xe cho 1 bạn bị liệt đi học.
- Quan sát tranh thảo luận theo cặp đôi theo nội dung hướng dẫn.
- Một số HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Nghe nhắc lại và ghi nhớ KL.
- Chia nhóm 4 em, tiến hành làm việc theo y/c
- Trình bày cá nhân, bạn nhận xét, bổ sung.
- Nêu lại các việc làm nhằm giúp đỡ người khuyết tật.
- Nghe nhắc lại và ghi nhớ KL.
- Chuẩn bị phiếu.
- Nghe các ý kiến, chọn và đưa phiếu.
- Giải thích cá nhân về cách chọn phiếu. Bạn góp ý, sau đó thống nhất ý kiến.
4. HƯỚNG DẪN HỰC HÀNH:
- Các em sưu tầm hình ảnh, bài hát, bài thơ, tấm gương về chủ đề giúp đỡ người khuyết tật.
- Thực hiện những việc làm giúp đỡ người khuyết tật nếu có điều kiện.
TIẾT 4
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra đọc (yêu cầu như tiết 1)
- Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi. 
- Viết được 1 đoạn văn ngắn (khoảng 3, 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
- Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2/ KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3/ TRÒ CHƠI MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CHIM CHÓC
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 lá cờ.
- Phổ biến luật chơi : trò chơi diễn ra qua 2 vòng.
+ Vòng 1 : GV đọc lần lược từng câu đố về các lòai chim. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để giành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước thì được quyền trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, đội bạn được quyền trả lời.
+ Vòng 2 : Các đội lần lược ra câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu đố cho đội 4, đội 4 ra câu đố cho đội 5. Nếu đội bạn trả lời được thì đội ra câu đố bị trừ đi 2 điểm, đội giải đố được cộng 3 điểm. Nếu đội bạn không trả lời được thì đội ra câu đố giải đố và được cộng 2 điểm. Đội bạn bị trừ đi 2 điểm.
- Tổng kết, đội nào dành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
4/ VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NGẮN (TỪ 2 ĐẾN 3 CÂU) VỀ MỘT LOÀI CHIM HAY GIA CẦM MÀ EM BIẾT.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi : Em định viết về con chim gì ?
- Hình dáng con chim đó như thế nào ? ( Lông nó màu gì ? Nó to hay nhỏ ? Cánh nó thế nào )
- Em biết những họat động nào của con chim đó ? (Nó bay thế nào ? Nó giúp gì cho con người không )
- Yêu cầu 1 đến 2 HS nói trước lớp về loài chim mà em định kể.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.
5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức của bài và chuẩn bị bài sau.
- Chia đội theo hướng dẫn của GV.
- Giải đố : Ví du ï:
1. Con gì biết đánh thức con người vào buổi sáng ? (gà trống)
2. Con chim có mỏ vàng, biết nói tiếng người. (vẹt)
3. Con chim này còn gọi là chim chiền chiện. (sơn ca)
4. Con chim được nhắc đến trong bài hát có câu : “luống rau xanh sâu đang phá, có thích không ” (chích bông)
5. Chim gì bơi rất giỏi, sống ở Bắc Cực ? (cánh cụt)
6. Chim gì có khuôn mặt giống với con mèo ? (cú mèo)
7. Chim gì có bộ lông đuôi đẹp nhất ? (công)
8. Chim gì bay lả bay la ? (cò)
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS khá trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS viết bài, sau đó một số HS trình bày trước lớp.
Môn : Tập Đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TIẾT 7
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : ”Vì sao ?” 
- Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2/ KIỂM TRA LẤY ĐIỂM HỌC THUỘC LÒNG
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3/ ÔN LUYỆN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : VÌ SAO ? 
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Câu hỏi ”Vì sao ? ” dùng để hỏi nội dung gì?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Vì sao sơn ca khô khát họng ?
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm
- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
4/ ÔN LUYỆN CÁCH ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý CỦA NGƯỜI KHÁC
- Bài tập yêu cầu HS đáp lại lời đồng ý của người khác.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Câu hỏi “Vì sao ?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Vì sao ? ” và cách đáp lời đồng ý của người khác.
- Bài tập yêu cầu chúng ta : Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi : Vì sao ?
- Câu hỏi “Vì sao ? ” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.
- Đọc : Sơn ca khô cả họng vì khát.
- Vì khát.
- Vì khát.
- Suy nghĩ và trả lời : Vì mưa to.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm
- Bông cúc héo lã đi vì thương xót sơn ca.
- Bộ phận “vì thương xót sơn ca”
- Câu hỏi : Vì sao bông cúc héo lả đi ?
- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án
b) Vì sao mùa đông về không có gì ăn?
Đáp án :
a) Thay mặt lớp, em xin cảm ơn thầy (cô) đã đến dự liên hoan văn nghệ với chúng em./ Lớp em rất vinh dự được đón thầy cô đến dự buổi liên hoan này. Chúng em xin cám ơn thầy cô./
b) Thích quá, chúng em cám ơn thầy cô./ Chúng em cám ơn thầy cô ạ./ Ôi, tuyệt quá. Chúng em muốn đi ngay bay giờ./
c) Dạ! Con cám ơn mẹ./ Thích quá. Con phải chuẩn bị gì hả mẹ?./
- Câu hỏi “Vì sao ? ” dùng để hỏi về nguyên nhân của một sự việc nào đó.
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mựïc

Tài liệu đính kèm:

  • docT27.doc