Giáo án Tuần 17 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản

Giáo án Tuần 17 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản

Tiết 1 CHÀO CỜ

Tiết 2 – 3 Môn : Tập Đọc

TÌM NGỌC

I/ MỤC TIÊU

1. Đọc

- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : nuốt, ngọam ; rắn nước, Long Vương, đánh tráo ; bỏ tiền, thả rắn, toan rỉa thịt.

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Nhấn giọng ở các một số từ kể về sự thông minh, tình nghĩa của chó, mèo.

2. Hiểu

- Hiểu được nghĩa các từ mới : Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.

- Hiểu ý nghĩa của truyện : Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà thông minh và tình nghĩa.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

 

doc 35 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 17 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2009.
Tiết 1 CHÀO CỜ
Tiết 2 – 3 Môn : Tập Đọc
TÌM NGỌC
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : nuốt, ngọam ; rắn nước, Long Vương, đánh tráo ; bỏ tiền, thả rắn, toan rỉa thịt.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. 
- Nhấn giọng ở các một số từ kể về sự thông minh, tình nghĩa của chó, mèo.
2. Hiểu
- Hiểu được nghĩa các từ mới : Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà thông minh và tình nghĩa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên đọc thuộc lòng bài Đàn gà mới nở. Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi.
+ Đàn gà con mới nở có những nét đẹp và đáng yêu nào ?
+ Gà mẹ bảo vệ, âu yếm con như thế nào ?
+ Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà con mới nở ?
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Treo bức tranh và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Thái độ của những nhân vật trong tranh ra sao?
- Chó và mèo là những con vật rất gần gũi với cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy chúng thông minh và tình nghĩa như thế nào ?
- Ghi tên bài và đọc mẫu : Chú ý giọng nhẹ nhàng và tình cảm.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng chậm rãi.
b) Luyện phát âm
- GV cho HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng.
c) Luyện ngắt giọng
- Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng một số câu dài, và luyện đọc.
d) Đọc từng đoạn
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, GV sửa chữa.
- Chia nhóm và yêu cầu đọc theo nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Cả lớp đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài 1, 2, 3
- Gọi HS đọc và hỏi :
- Gặp bọn trẻ định giết con rắn chàng trai đã làm gì?
- Con rắn đó có gì kì lạ?
- Con rắn tặng chàng trai vật quý gì ?
- Ai đánh tráo viên ngọc ?
- Vì sao anh ta lại tìm cách đánh tráo viên ngọc
- Thái độ của chàng trai ra sao ?
- Chó, mèo đã làm gì để lấy lại được ngọc quý ở nhà người thợ kim hoàn.
Chuyển : Lấy được ngọc quý ở nhà người thợ kim hoàn rồi. Vậy còn chuyện gì xảy ra nữa các em cùng học tiết 2 để biết được điều này.
TIẾT 2
2.4. Luyện đọc đoạn 4, 5, 6
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng nhanh, hồi hộp, bất ngờ và đọan cuối giọng vui, chậm rãi.
b) Luyện phát âm
c) Luyện ngắt giọng
- Tổ chức cho HS luyện đọc và tìm cách ngắt giọng.
- Gọi HS đọc nghĩa các từ mới.
d) Đọc cả bài
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Đọc đồng thanh cả lớp
2.5. Tìm hiểu đoạn 4, 5, 6
- Gọi HS đọc và hỏi.
- Chuyện gì đã xảy ra khi chó ngậm ngọc mang về?
- Khi bị cá đớp mất ngọc, Chó, Mèo đã làm gì?
- Lần này, con nào sẽ mang ngọc về ?
- Chúng có mang được ngọc về không? Vì sao?
- Mèo nghĩ ra kế gì ?
- Quạ có bị mắc mưu không ? Và nó phải làm gì ?
- Thái độ của chàng trai như thế nào khi lấy lại được ngọc quý ?
- Tìm những từ ngữ khen ngợi Chó và mèo ?
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc hết bài và hỏi :
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này ?
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài để kể chuyện.
- 3 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Chó và mèo đang âu yếm bên cạnh một chàng trai.
- Rất tình cảm
- Mở SGK trang 139
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- 5 đến 7 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ : rắn nước, liền, Long Vương, đánh tráo; thả, sẽ, 
- Tìm cách ngắt và luyện đọc các câu:
Xưa / có chàng trai / thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước / liền bỏ tiền ra mua, / rồi thả rắn đi. // Không ngờ / con rắn ấy là con của Long Vương.
- Đọc đoạn 1, 2, 3 theo hình thức nối tiếp.
- Luyện đọc từng đoạn theo nhóm. 
- Đọc và trả lời.
- Bỏ tiền ra mua rắn rồi thả rắn đi.
- Nó là con của Long Vương.
- Một viên ngọc quý.
- Người thợ kim hòan.
- Vì anh ta biết đó là viên ngọc quý.
- Rất buồn.
- Mèo bắt chuột, nó sẽ không ăn thịt nếu chuột tìm được ngọc. 
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Luyện đọc các từ : ngậm, bỏ tiền, thả rắn, toan rỉa thịt; Long Vương, đánh tráo.
- Luyện đọc câu dài, khó ngắt.
Mèo liền nhảy tới / ngọam ngọc / chạy biến. // Nào ngờ, / vừa đi một quãng / thì có con quạ sà xuống / đớp ngọc / rồi bay lên cao. // 
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Chó làm rơi ngọc và bị một con cá lớn nuốt mất.
- Rình bên sông, thấy có người đánh được cá lớn, mổ ruột cá có ngọc, mèo liền nhảy tới ngọam ngọc chạy.
- Mèo đội trên đầu.
- Không. Vì bị một con quạ đớp lấy rồi bay lên cao.
- Giả giờ chết để lừa quạ.
- Quạ mắc mưu, liền van lại xin trả lại ngọc.
- Chàng trai vui cùng mừng rỡ.
- Thông minh, tình nghĩa.
- Đọc và trả lời.
- Chó và Mèo là những con vật gần gũi, rất thông minh và tình nghĩa.
- Phải sống thật đoàn kết, tốt với mọi người xung quanh.
Tiết 4	Môn : Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh củng cố về :
	- Cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
	- Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 (Tính viết).
	- Tính chất giao hoán của phép cộng. Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
	- Giải bài toán về nhiều hơn.
	- Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
	- Số 0 trong phép cộng và phép trừ.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 a/ Giới thiệu bài :
	- GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại tựa bài. 
 b/ Luyện tập – thực hành :
Bài 1 : Tính nhẩm.
	- GV cho HS làm bài vào SGK.
	- Khi HS làm xong, GV gọi HS đọc kết quả bài làm của mình.
	- GV nhận xét sửa chữa.
 9 + 7 = 16 8 + 4 = 12 6 + 5 = 11 2 + 9 = 11
 7 + 9 = 16 4 + 8 = 12 5 + 6 = 11 9 + 2 = 11
16 - 9 = 7 12 - 8 = 4 11 - 6 = 5 11 - 2 = 9
16 - 7 = 9 12 - 4 = 8 11 - 5 = 6 11 - 9 = 2
Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
	- GV cho HS làm vào bảng con. Gọi 3 HS lên sửa bài.
	- GV nhận xét sửa chữa.
a) 38 + 42 47 + 35 36 + 64
 38 47 36
 + 42 + 35 + 64 
 80 82 100
b) 81 – 27 63 – 18 100 – 42
 81 63 100
 - 27 - 18 - 42 
 54 45 58
Bài 3 : Điền số.
a) 9 +1 10 +7 17 b) 7 +3 10 +5 15 
 9 + 8 = 17 7 + 8 = 15 
c) 9 + 6 = 15 d) 6 + 5 = 11
 9 + 1 = 10 6 + 4 + 1 = 11
Bài 4 :
	- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
	- GV hỏi.
Ÿ Bài toán cho biết gì? (Lớp 2A trồng được 48 cây, lớp 2B trồng nhiều hơn lớp 2A là 12 cây.)
Ÿ Bài toán hỏi gì? (Số cây lớp 2B trồng được.)
Ÿ Bài toán thuộc dạng gì? (Bài toán về nhiều hơn.)
	- GV cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm.
	- GV gọi HS nhận xét.
	- GV chấm một số vở cho HS.
Tóm tắt.	 48 cây
2A trồng : 12cây
2B trồng : 
 ?cây
Giải
Số cây lớp 2B trồng là.
48 + 12 = 60 (cây)
Đáp số : 60 cây
Bài 5 : Số.
	- GV cho 2 em lên thi “Ai đúng, ai nhanh”. Em nào ghi đúng kết quả đúng và nhanh hơn thì sẽ thắng cuộc.
	- GV nhận xét tuyên dương.
 a) 72 + 0 = 72 b) 85 + 0 = 85
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
	- Về nhà các em ôn lại bảng cộng, bảng trừ có nhớ.
 * Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS làm vào SGK.
- Lần lượt HS đọc tiếp nối kết quả.
- HS làm vào bảng con 3 HS lên bảng sửa bài.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- 7, 10 HS nộp bài.
- 2 HS tham gia trò chơi.
- Lớp theo dõi.
Thứ 3 ngày 15 tháng 12 năm 2009.
Tiết 1	Môn : Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TT)
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh củng cố về :
	- Cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
	- Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 (Tính viết).
	- Bước đầu làm quen với bài toán 1 số trừ đi 1 tổng.
	- Giải bài toán về ít hơn.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI :
	- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS đọc lại. 
2/ ÔN TẬP :
Bài 1 : Tính nhẩm.
	- Yêu cầu HS tự nhẩm, ghi kết quả vào bài làm.
	- GV nhận xét sửa chữa.
12 - 6 = 6 6 + 4 = 12 17 - 9 = 8 5 + 7 = 12
 9 + 9 = 18 13 - 8 = 8 8 + 8 = 16 13 - 8 = 5
14 - 7 = 7 8 + 7 = 15 11 - 8 = 3 2 + 9 = 11
17 - 8 = 9 16 - 8 = 8 4 + 7 = 11 12 - 9 = 6
Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
	- GV cho HS làm vào bảng con. Gọi 3 HS lên bảng làm.
	- GV nhận xét chung.
a) 68 + 27 56 + 44 82 - 48
 68 56 82
 + 27 + 44 - 48 
 95 100 34
b) 90 – 32 71 – 25 100 – 7
 90 71 100
 - 32 - 25 - 7 
 58 46 93
Bài 3 : Số.
	- GV cho HS làm vào SGK bài 3.
	- GV gọi 2 HS lên bảng làm.
	- GV nhận xét sửa chữa.
a) 17 -3 14 -6 8 b) 15 -4 11 -2 9 
 17 - 9 = 8 15 - 6 = 9 
c) 16 - 9 = 7 d) 14 - 8 = 6
 16 - 6 - 3 = 7 14 - 4 - 4 = 6
Bài 4 :
	- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
Ÿ Bài toán cho biết những gì? (Bài toán cho biết thùng to đựng 60l, thùng bé đựng ít hơn22l.)
Ÿ Bài toán hỏi gì? (Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước?.)
Ÿ Bài toán thuộc dạng gì? (Bài toán về ít hơn.)
	- GV cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm.
Tóm tắt.	 60 l
Thùng to : 
Thùng nhỏ : 22l
 ? l
Giải
Thùng nhỏ đựng là.
60 - 22 = 38 (l)
Đáp số : 38 l
Bài 5 : Trò chơi.
	- GV phổ biến trò chơi: “Thi phép cộng có tổng bằng 1 số hạng”.
 + Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 viên phấn, yêu cầu các đội xếp hàng sau đó các thành viên trong đội lần lượt lên bảng ghi phép tính vào phần bảng của đội mình theo hình thức tiếp sức. Sau 5 phút đội nào ghi được nhiều hơn là đội thắng cuộc.
 * GV nhận xét trò chơi.
- HS đọc lại tựa bài.
- HS làm bài và sau đó nối tiếp nhau thông báo kết quả.
- HS làm vào bảng con.
- 3 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- 1 HS đ ... ài 4 :
	- GV cho HS quan sát tranh, quan sát đồng hồ và yêu cầu các em trả lời.
 Các bạn trào cờ, lúc mấy giờ? (7giờ).
 Các bạn tập thể dục lúc mấy giờ? (9giờ).
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
 * Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS thực hành hỏi đáp.
- Lớp nhận xét.
- Lớp chia làm 2 đội thực hiện trò chơi.
- HS quan sát và trả lời.
Tiết 2	Môn : Tập Làm Văn
NGẠC NHIÊN, THÍCH THÚ 
LẬP THỜI GIAN BIỂU
I/ MỤC TIÊU
- Biết nói câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
- Nghe và nhận xét lời nói của bạn.
- Biết cách lập thời gian biểu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa bài tập 1 trong SGK.
- Tờ giấy khổ to + bút dạ để HS hoạt động nhóm trong bài tập 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 4 HS lên bảng.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI 
2.1. Giới thiệu bài
- Khi thấy người khác vui hay buồn thái độ của em ra sao ?
- Khi người khác tặng em một món quà em sẽ thấy thế nào ?
- Bài học hôm nay các em sẽ biết cách thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Cho HS quan sát bức tranh.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc lời nói của cậu bé.
- Lời nói của bạn nhỏ thể hiện thái độ gì ?
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi nhiều HS nói câu của mình. Chú ý, sửa từng câu cho HS về nghĩa và từ
Bài tập 3 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy, bút dạ cho HS.
- Nhận xét từng nhóm làm việc.
- 2 HS đọc bài viết về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
- 2 HS đọc thời gian biểu buổi tối của em.
- Khi thấy người khác vui thi mình cũng vui, thấy người khác buồn thì mình nói lời an ủi và chia buồn.
- Rất sung sướng.
- Quan sát.
- Đọc thầm theo.
- Ôi ! Quyển sách đẹp quá ! Con cảm ơn mẹ !
- Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ yêu cầu.
- Ngạc nhiên và thích thú.
- HS đọc, cả lớp cùng suy nghĩ.
- Ôi ! Con cảm ơn bố ! Con ốc biển đẹp quá./ Cảm ơn bố ! Đây là món quà con rất thích./ Ôi ! Con ốc đẹp quá ! Con xin bố ạ! /...
- Đọc đề bài.
- HS hoạt động theo nhóm. Trong 5 phút mang tờ giấy có bài làm tên bảng dán.
6 giờ 30
ngủ dậy và tập thể dục
6 giờ 45
đánh răng, rửa mặt
7 giờ 00
ăn sáng
7 giờ 15
mặc quần áo 
7 giờ 30
đến trường
10 giờ 00
về nhà ông bà
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà lập thời gian biểu ngày thứ hai của mình.
Tiết 3	Môn : Đạo Đức
TRẢ LẠI CỦA RƠI
I/ MỤC TIÊU :
	1. HS hiểu :
	- Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
	- Trả lại của rơi là thật thà.
	2. HS trả lại của rơi khi nhặt được.
	3. HS có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
II/ CHUẨN BỊ :
	- Tranh tình huống hoạt động 1. T1.	
	- Đồ dùng để hóa trang đơn giản khi chơi sắm vai.
	- Phiếu học tập hoạt động 2. T1.
- Các tấm bìa nhỏ 3 màu, VBT ĐĐ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 a/ Giới thiệu bài :
	- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
 b/ Hoạt động 1 : Thảo luận phân tích tình huống
 * Mục tiêu : Giúp HS biết ra quyết định đúng, khi nhặt được của rơi.
 * Cách tiến hành :
 + GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết nội dung tranh.
Tranh: Cảnh 2 em cùng đi với nhau nhặt trên đường; cả 2 cùng nhìn thấy tờ 20.000đ rơi ở dưới đất
 + HS nêu về nội dung tranh.
 + GV giơi thiệu tình huống.
Ÿ Hai bạn nhỏ cùng đi học về, bỗng cả hai cùng nhìn thấy tờ 20.000đ rơi ở dưới đất.
Ÿ Theo em, hai bạn nhỏ đó có thể có những cách giải quyết nào với số tiền nhặt được?
 + HS phán đoán các giải pháp có thể xảy ra. GV ghi lên bảng.
 + GV tóm tắt thành mấy giải pháp chính:
	Ÿ Tranh giành nhau.
	Ÿ Chia đôi.
	Ÿ Tìm cách trả lại cho người mất.
	Ÿ Dùng làm việc từ thiện.
	Ÿ Dùng để tiêu chung.
 + GV hỏi.
Ÿ Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống, em sẽ chọn cách gải quyết nào?
	- GV chia HS thành các nhóm có cùng sự lựa chọn.
 + GV cho HS thảo luận nhóm về lý do lựa chọn giải pháp của mình.
 + Đại diện từng nhóm báo cáo.
GVKL : Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
c/ Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ.
 * Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến có liên quan đến việc nhặt được của rơi.
 * Cách tiến hành :
	1. HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
 Nội dung phiếu : Hãy đánh dấu + vào £ trước những ý kiến mà em tán thành.
£ a) Trả lại của rơi là người thật thà, đáng quý trọng.
£ b) Trả lại của rơi là ngốc.
£ c) Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình.
£ d) Chỉ nên trả lại của rơi khi có người biết.
£ đ) Chỉ nên trả lại khi nhặt được số tiền lớn hoặc những vật đắt tiền.
	2. Trao đổi kết quả bài làm với bạn bên cạnh.
	3. GV lần lượt đọc từng ý kiến. Sau mỗi ý kiến, HS sẽ bày tỏ thái độ của mình bằng cách.
	Ÿ Giơ tấm bìa màu đỏ nếu tán thành.
	Ÿ Giơ tấm bìa màu xanh nếu không tán thành.
	Ÿ Giơ tấm bìa màu trắng nếu lưỡng lự hoặc không biết.
	- GV yêu cầu 1 số HS giải thích lí do về thái đôï đánh giá của mình đối với mỗi ý kiến.
 GVKL : Các ý kiến a,c là đúng, các ý kiến b,d,đ là sai.
 d/ Hoạt động 3 : Củng cố.
	* Mục tiêu : Củng cố lại nội dung bài học cho HS
	* Cách tiến hành : 
HS nghe bài hát “Bà Còng”.
GV hỏi.
Ÿ Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát có ngoan không? Vì sao?.
	3. HS thảo luận.
GVKL : Bạn Tôm, bạn Tép nhặt được của rơi trả lại người mất là thật thà, được mọi người yêu quý.
 * Hướng dẫn thực hành ở nhà.
	- Thực hiện trả lại của rơi khi nhặt được.
	- Sưu tầm các truyện kể, các tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ nói về không tham của rơi.
- Cả lớp hát vui.
- 1, 2 HS nhắc lại.
- HS thảo luận.
-Đại diện từng nhóm báo cáo
- HS nghe.
- HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS thực hành giơ tấm bìa.
- HS giải thích.
- Lớp trao đổi thảo luận.
- HS nghe.
- HS thảo luận theo câu hỏi.
	Môn : Tập Đọc
THÊM SỪNG CHO NGỰA
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài, đúng các từ ngữ : quyển vở, hí hóay, các từ dễ lẩn do ảnh hưởng các phương ngữ : phụ âm đầu l/n, từ có thanh hỏi/ngã.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ. 
- Giọng đọc vui, phên biệt được lời các nhân vật.
2. Hiểu
- Hiểu ý nghĩa của các từ mới
- Hiểu tính hài hước của câu chuyện : Cậu bé vẽ ngựa không ra ngựa, lại vẽ thêm sừng để nó thành con bò.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn các câu, từ cần luyện đọc.
- Tranh vẽ 1 con bò, 1 con ngựa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS đọc bài Gà “tỉ tê” với gà và trả lời các câu hỏi :
+ Trứng và gà mẹ nói chuyện bằng cách nào ?
+ Qua câu chuyện con hiểu gì về loài ra ?
+ Bắt chước tiếng gà mẹ gọi con khi không còn gì nguy hiểm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Treo tranh và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Bức tranh vẽ con gì ?
- Cậu bé vẽ như thế nào mà chúng ta lại không biết là con gì. Lớp mình cùng học tập đọc để biết điều đó.
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1.
Chú ý : 
Giọng người dẫn chuyện : chậm rãi.
Giọng người mẹ : ngạc nhiên
Giọng Bin : hồn nhiên, tự tin.
b) Luyện phát âm
- Luyện đọc các từ ghi trên bảng.
- GV yêu cầu HS đọc từng câu.
c) Luyện ngắt giọng
- Treo bảng phụ có các câu cần luyện đọc. Yêu cầu HS đọc tìm cách ngắt và đọc.
d) Đọc từng đoạn
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Chia nhóm và yêu cầu HS đọc bài trong nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm
2.3. Tìm hiểu bài 
- Bin ham vẽ như thế nào ?
- Bin thường vẽ bằng gì ?
- Thấy Bin ham vẽ mẹ làm gì ?
- Mẹ muốn Bin vẽ con gì ?
- Nghe mẹ bảo Bin đã làm gì ?
- Gọi HS giải nghĩa từ hí hoáy.
- Vì sao mẹ hỏi : ”Con vẽ cảnh gì đây ? ”
- Thái độ của mẹ ra sao?
- Bin định chữa bức vẽ như thế nào?
- Cho HS xem bức tranh con bò, con ngựa.
- Hỏi : Bức tranh Bin vẽ con gì ?
- Các con đã nhìn thấy con bò, con ngựa. Vậy hãy khuyên Bin thế nào để cậu bé khỏi buồn và sẽ vẽ lại ?
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Gọi 3 HS đọc lại truyện theo vai.
- Cậu bé Bin đáng cười ở điểm nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập đọc và chuẩn bị bài.
- Cậu bé đang khoe với mẹ bức vẽ.
- Mẹ không hiểu cậu bé vẽ con gì.
- Mở SGK trang 144
- Theo dõi và đọc.
- Đọc các từ : nền, nào; lại, quyển vở, hí hoáy; quyển vở, hí hoáy, vẽ. 
- Đọc nối tiếp từng câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Tìm cách ngắt và luyện đọc các câu
Đúng, / không phải con ngựa. // Thôi, / để con vẽ thêm hai cái sừng / cho nó thành con bò vậy. //
- Nối tiếp đọc.
Đoạn 1 : Bin rất  với mẹ.
Đoạn 2 : Mẹ ngạc nhiên  con bò vậy. 
- Luyện đọc trong nhóm.
- Trên nền nhà, ngoài sân gạch, chỗ nào cũng có bức vẽ của em.
- Bằng phấn, bằng than.
- Mua Bin quyển vở vẽ và hợp bút chì màu.
- Con ngựa nhà mình.
- Mang vở bút chì ra tận chuồng ngựa, vừa ngắm, vẽ rồi lại xóa, xóa rồi lại vẽ, hí hoáy rất lâu rồi cũng xong.
- Đọc SGK
- Vì Bin vẽ chẳng giống ngựa.
- Rất ngạc nhiên.
- Thêm hai cái sừng để con vật thành con bò.
- Chẳng giống ngựa, chẳng giống bò.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim. Cứ tập vẽ rồi cậu sẽ vẽ đẹp. / Cậu hãy quan sát kĩ rồi vẽ lại nhé ! Cậu vẽ rất đẹp. / Chịu khó tập, lần sao cậu sẽ vẽ đẹp hơn.
- 3 HS đọc
- 1 HS trả lời. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT17.doc