Giáo án Tuần 14 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản

Giáo án Tuần 14 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản

Tiết 1 CHÀO CỜ

Tiết 2 - 3 Môn : Tập Đọc

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

I/ MỤC TIÊU

1. Đọc

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ : lúc nhỏ, lớn lên, trai, gái, dâu rể, lần lượt, chia lẽ, ; mỗi, vẫn, buồn phiền, bẻ, sức, gãy dễ dàng,

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

2. Hiểu

- Hiểu nghĩa các từ mới : va chạm, dâu (con dâu), rể (con rể), đùm bọc, đoàn kết, chia lẻ, hợp lại.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Câu chuyện khuyện chị em trong nhà phải đòan kết, yêu thương nhau.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Một bó đũa

- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

 

doc 36 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 14 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ 2 ngày 23 tháng 11 năm 2009.
Tiết 1 CHÀO CỜ
Tiết 2 - 3	Môn : Tập Đọc
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ : lúc nhỏ, lớn lên, trai, gái, dâu rể, lần lượt, chia lẽ, ; mỗi, vẫn, buồn phiền, bẻ, sức, gãy dễ dàng, 
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ mới : va chạm, dâu (con dâu), rể (con rể), đùm bọc, đoàn kết, chia lẻ, hợp lại.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Câu chuyện khuyện chị em trong nhà phải đòan kết, yêu thương nhau.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Một bó đũa
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, kiểm tra bài Bông hoa Niềm Vui.
- Nhận xét và cho điểm HS
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Đưa ra bó đũa yêu cầu HS thử bẻ.
- Nêu : Có một ông cụ đã già cũng đố các con mình ai bẻ được bó đũa thì sẽ thưởng cho một túi tiền. Nhưng, tất cả các con của ông dù rằng rất trẻ và khỏe mạnh cũng không bẻ được bó đũa trong khi đó ông cụ lại bẻ được. Ông cụ đã làm thế nào để bẻ được bó đũa ? Qua câu chuyện ông cụ khuyện các con mình điều gì ? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc thong thả, lời người cha ôn tồn.
b) Luyện phát âm
- GV tổ chức cho HS luyện phát âm.
- Yêu cầu đọc từng câu
c) Luyện ngắt giọng
- Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.
d) Đọc cả đoạn, bài
- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
TIẾT 2
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc đoạn 1.
- Hỏi : Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Các con của ông cụ có yêu thương nhau không ? Từ ngữ nào cho em biết điều đó ?
- Va chạm có nghĩa là gì ?
- Yêu cầu đọc đoạn 2.
- Người cha đã bảo các con mình làm gì ?
- Tại sao bốn người con không ai bẽ gãy được bó đũa ?
- Người cha đã bẽ gãy bó đũa bằng cách nào?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- Hỏi : Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì ?
- Yêu cầu giải nghĩa từ chia lẻ, hợp lại.
- Yêu cầu giải nghĩa từ đùm bọc và đoàn kết.
- Người cha muốn khuyên các con điều gì ?
2.4. Thi đọc truyện 
- Tổ chức cho HS thi đọc lại truyện theo vai hoặc nối tiếp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nêu : Người cha đã dùng câu chuyện rất nhẹ nhàng dễ hiểu về bó đũa để khuyên các con mình phải biết yêu thương đoàn kết nhau.
- Tổng kết chung về giờ học.
- HS 1 đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi : Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa làm gì ? Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui ?
- HS 2 đọc đọan 3, 4, trả lời câu hỏi : Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào ? Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý ?
- 1 HS khá đọc lại cả bài. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Một số HS đọc cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh các từ khó, dễ lẫn như đã dự kiến ở phần mục tiêu.
- Nối tiếp nhau theo bàn hoặc theo tổ để đọc từng câu trong bài. Mỗi HS đọc 1 câu.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau :
Một hôm, / ông đặc một bó đũa / và một túi tiền lên bàn,/rồi gọi các con, /cả trai, / gái, / rể lại / và bảo://
Ai bẽ gãy được bó đũa này / thì cha thưởng cho túi tiền. //
Người cha bèn cởi bó đũa ra, / rồi thong thả / bẻ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng. //
Như thế là / các con điều thấy rằng / chia lẻ ra thì yếu, / hợp lại thì mạnh. //
- 3 HS lần lượt đọc từng đọan cho đến hết bài.
- Thực hành đọc theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Câu chuyện có người cha, các con cả trai, gái, dâu, rể.
- Các con của ông cụ không yêu thương nhau. Từ ngữ cho thấy điều đó là họ thường hay va chạm với nhau.
- Va chạm có nghĩa là cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Người cha bảo các con, nếu ai bẽ gãy bó đũa ông sẽ thưởng cho một túi tiền. 
- Vì họ đã cầm cả bó đũa mà bẻ.
- Ông cụ tháo bó đũa ra và bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Một chiếc đũa so sánh với từng người con. Cả bó đũa được so sánh với cả bốn người con.
- Chia lẻ là tách rời từng cái, hợp lại là để nguyên cả bó như bó đũa.
- Giải nghĩa theo chú giải.
- Anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu đi.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
- Tìm các câu ca dao, tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau. Ví dụ :
Môi hở răng lạnh
Anh em như thể tay chân 
Tiết 4	Môn : Toán
55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9
I/ MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện các phép trừ có nhớ (Số bị trừ có hai chữ số, số trừ có một chữ số).
	- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng.
	- Củng cố cách vẽ hình theo mẫu.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
 - GV gọi 2 hs lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
 + Đặt tính và tính : 15 – 8, 16 – 7
	 17 – 9, 18 – 9 
 - GV cùng HS nhận xét.
 15 16 17 18 
 - 8 - 7 - 9 - 9 
 7 9 8 9 
 - GV nhận xét tuyên dương.
3. DẠY - HỌC BÀI MỚI:
 a/ Giới thiệu bài : 
 - Trong bài hôm nay chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng : 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9. GV ghi tựa bài lên bảng.
b/ Phép trừ 55 – 8 :
 - GV nêu bài toán : 
 + Có 55 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? GV hỏi
 Ÿ Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào?.
 - GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện HS còn lại làm vào bảng con.
 - GV cùng HS nhận xét qua bài làm.
 55 Ÿ 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7,
 - 8 viết 7 nhớ 1.
 47 Ÿ 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. 
c/ Phép tính 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9 :
 - GV gọi lần lượt HS lên bảng thực hiện phép tính. HS còn lại làm vào bảng con.
 - GV nhận xét và sửa chữa. Ghi các phép tính lên bảng.
 56 Ÿ 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9,
 - 7 viết 9 nhớ 1.
 49 Ÿ 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. 
 37 Ÿ 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9,
 - 8 viết 9 nhớ 1.
 29 Ÿ 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. 
 68 Ÿ 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9,
 - 9 viết 9 nhớ 1.
 59 Ÿ 6 trừ 1 bằng 5, viết 5. 
d/ Luyện tập - Thực hành :
 - GV cho HS làm vào SGK bài 1 trang 66.
 - GV gọi lần lượt HS lên bảng sửa bài. GV nhận xét và bổ sung.
Bài 1 : Tính.
 a) 45 75 95 65 15 
 - 9 - 6 - 7 - 8 - 9
 36 69 88 57 6 
 b) 66 96 36 56 46
 - 7 - 9 - 8 - 9 - 7 
 59 87 28 47 39 
 c) 87 77 48 58 35
 - 9 - 8 - 9 - 9 - 7 
 78 69 39 49 28 
Bài 2 : Tìm X
 - GV cho HS làm vào vở. GV theo dõi HS làm.
 - Khi HS làm xong, GV gọi HS lên sửa bài, GV cùng HS nhận xét.
a)X + 9 = 27 b)7 + X = 35 c) X + 8 = 46
 X = 27 - 9 X = 35 - 7 X = 46 - 8
 X = 18 X = 28 X = 38
 * Tổ chức trò chơi.
 - GV chấm các điểm lên bảng, gọi 2 HS lên bảng làm thi, nếu em nào nối đúng và nhanh sẽ thắng cuộc.
 - GV cho HS thực hiện trò chơi.
 - GV cùng cả lớp nhận xét và bình chọn HS thắng cuộc.
 Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 - GV gọi HS trả lời. 
Ÿ Khi đặt tính theo cột dọc ta phải chú ý điều gì?
Ÿ Thực hiện tính theo cột dọc bắt đầu từ đâu?
 * GV nhận xét tiết học .
-Cả lớp hát vui.
- 2 HS lên bảng tính.
- Lớp nhận xét.
- HS tiếp nối nhắc lại tựa bài.
- HS lắng nghe và phân tích đề bài.
- 1 HS lên bảng thực hiện tính trừ.
- HS làm vào bảng con.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS lên bảng thực hiện phép tính.
- HS còn lại làm vào bảng con.
- HS đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS làm vào SGK bài 1 trang 66.
- Lần lượt HS lên bảng sửa bài.
- Lớp nhận xét bài làm của mình. Nếu đúng ghi Đ, sai ghi S.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên sửa bài, mỗi em làm 1 bài.
- Lớp nhận xét và đánh dấu đúng ghi (Đ) hay sai ( S) vào bài làm của mình.
- 2 HS lên tham gia trò chơi.
- Lớp nhận xét và bình chọn HS thắng cuộc.
Thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2009.
Tiết 1	Môn : Toán
65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29
I/ MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện các phép trừ có nhớ trong đó số bị trừ có hai chữ số, số trừ cúng có hai chữ số.
	- Biết thực hiện các phép trừ liên tiếp (Tính gí trị biểu thức số) và giải toán có lời văn.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
 - GV gọi 2 hs lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
 + Thực hiện tính : 58 – 8, 66 – 7
 * GV nhận xét tiết kiểm tra.
3. DẠY - HỌC BÀI MỚI:
 a/ Giới thiệu bài : 
 - Hôm nay các em sẽ học tiếp các dạng bài : 65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29. GV ghi tựa bài lên bảng, gọi HS nhắc lại.
b/ Phép trừ 65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29 :
 - GV gọi làn lượt HS lên bảng làm HS còn lại làm từng bào vào bảng con. GV cùng HS nhận xét.
 - GV nhận xét và sửa chữa.
 65 Ÿ 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7,
 - 38 viết 7 nhớ 1.
 27 Ÿ 3 them 1 bằng 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2. 
 46 Ÿ 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9,
 - 17 viết 9 nhớ 1.
 29 Ÿ 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2. 
 57 Ÿ 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9,
 - 28 viết 9 nhớ 1.
 29 Ÿ 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2. 
 78 Ÿ 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9,
 - 29 viết 9 nhớ 1.
 49 Ÿ 2 thêm 1 bằng 3, 7 trừ 3 bằng 4, viết 4. 
c/ Luyện tập - Thực hành :
 - GV cho HS làm vào SGK bài 1. GV theo dõi HS làm.
 - Khi H ... ẽ thắng.
	- Kết thúc trò chơi GV nhận xét và tuyên dương.
* Đoạn thẳng MN dài khoảng mấy xăngtimét ?
Khoảng 7 cm.	C. Khoảng 9 cm.
Khoảng 8 cm.	D. Khoảng 10 cm.
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài.
4 tổ thực hiện trò chơi 
“Truyền điện”.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- Lần lượt HS lên sửa bài.
- Lớp nhận xét và đánh dấu nếu đúng ghi Đ, sai ghi S.
- HS làm vào bảng con.
- 1 HS đọc bài tập 4.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- Cả lớp tham gia trò chơi.
Tiết 2	Môn : Tập Làm Văn
QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI 
VIẾT TIN NHẮN
I/ MỤC TIÊU
- Nhìn tranh, trả lời đúng các câu hỏi tả hình dáng, hoạt động của bé gái được vẽ.
- Viết được mẫu nhắn tin ngắn gọn đủ ý
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh học bài tập 1.
- Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn kể về gia đình của em.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI 
2.1. Giới thiệu bài
Trong giờ học Tập làm văn tuần này các em sẽ cùng quan sát tranh và trả lời các câu hỏi về hình dáng, hoạt động của bạn nhỏ được vẽ trong tranh. Sau đó, các em sẽ thực hành viết một mẫu tin ngắn cho bố mẹ.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1
- Tranh theo minh họa.
- Hỏi : Tranh vẽ những gì ?
- Bản nhỏ đang làm gì ?
- Mắt bạn nhìn búp bê thế nào ?
- Tóc bạn nhỏ như thế nào ?
- Bạn nhỏ mặc gì ?
- Yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.
- Theo dõi và nhận xét HS
Bài 2
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi : Vì sao em phải viết tin nhắn ?
- Nội dung tin nhắn cần viết những gì ?
- Yêu cầu HS viết tin nhắn.
- Yêu cầu HS đọc và sửa chữa tin nhắn của 3 bạn trên bảng và của một số em dưới lớp.
- Lưu ý HS tin nhắn phải ngắn gọn, đầy đủ.
- Quan sát tranh
- Tranh vẽ một bạn nhỏ, búp bê, mèo con.
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn (3 HS trả lời).
- Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm/ rất trìu mến, ... (3 HS trả lời).
- Tóc bạn nhỏ buộc hai chiếc nơ rất đẹp./ Bạn buộc tóc thành 2 bím xinh xinh (3 HS trả lời).
- Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ,/rất mát mẻ,/rất dễ thương, ... (3 HS trả lời).
- 2 HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe sau đó một số em trình bày trước lớp.
- Đọc đề bài
- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào nháp.
- Trình bày tin nhắn.
Ví dụ về lời giải :
Mẹ ơi! Bà đến đón cho đi chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bao giờ mẹ về thì gọi điện sang cho ông bà, mẹ nhé.
Con : Thu Hương
Mẹ ơi ! Chiều nay bà sang nhà nhưng chờ mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đi chơi với bà. Đến tối, hai bà cháu sẽ về.
Con : Ngọc Mai
3/ CỦNG CỐ DẶN DÒ
- Tổng kết chung về giờ học.
- Dặn dò HS nhờ thực hành viết tin nhắn khi cần thiết.
Tiết 3	Môn : Đạo Đức
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP 
TIẾT 2
* Hoạt động 1 : Nhận xét hành vi.
	- GV phát phiếu thảo luận và yêu cầu :
 + Các nhóm hãy thảo luận để tìm cách xử lý các tình huống trong phiếu.
Ÿ Tình huống 1 : Nhóm 1 + 2.
 Giờ ra chơi 3 bạn Ngọc, Lan , Huệ rủ nhau ra cổng trường ăn kem, sau khi ăn xong các bạn vứt giấy đựng và que kem ngay giữa sân trường.
Ÿ Tình huống 2 : Nhóm 3 + 4.
 Hôm nay là ngày trực nhật của Mai. Bạn đã đến lớp từ sớm và quét dọn, lau bàn ghế sạch sẽ.
Ÿ Tình huống 3 : Nhóm 5 + 6.
 Nam vẽ rất đẹp và ham vẽ. Cậu đã từng được giải thưởng của quận trong cuộc thi vẽ của thiếu nhi. Hôm nay vì muốn các bạn biết tài của mình, Nam đã vẽ ngay 1 bức tranh lên tường lớp học.
Ÿ Tình huống 4 : Nhóm 7 + 8.
 Hà và Hưng được phân công chăm sóc vườn hoa trước lớp. Hai bạn thích lắm chiều nào hai bạn cũng dành một ít phút để tưới và bắt sâu cho hoa.
	- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến và gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tình huống 1 :
	- Các bạn nữ làm như thế là không đúng. Các bạn nên vứt rác vào thùng, không vứt lung tung, làm bẩn sân trường.
Tình huống 2 :
	- Bạn Mai làm như thế là đúng. Quét hết rác bẩn sẽ làm cho lớp sạch đẹp, thoáng mát.
Tình huống 3 :
	- Bạn Nam làm như thế là sai. Bởi vì vẽ như thế sẽ làm bẩn tường, mất đi vẻ đẹp của trưởng, lớp.
Tình huống 4 :
	- Các bạn này làm như thế là đúng bởi vì chăm sóc cây hoa sẽ làm cho hoa nở, đẹp trường lớp.
	- GV yêu cầu HS tự liên hệ tực tế.
GVKL : Cần phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh trường lớp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
* Hoạt động 2 : Ích lợi của việc giữ trường lớp sạch đẹp.
	- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
	- GV chia cả lớp làm 3 đội chơi. Nhiệm vụ của các đội là trong vòng 5 phút, ghi được càng nhiều lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch, đẹp trên bảng càng tốt. Một bạn trong nhóm ghi xong về đưa phấn cho bạn tiếp theo.
	- Đội nào ghi được nhiều lợi ích đúng trong vòng 5 phút, sẽ trở thành đội thắng cuộc.
	- GV tổ chức cho HS chơi.
	- GV nhận xét HS chơi.
GVKL : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp mang lại rất nhiều lợi ích như :
 + Làm môi trường lớp, trường trong lành sạch đẹp.
 + Giúp em học tập tốt hơn.
 + Thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp.
 + Giúp các em có sức khỏe tốt.
* Hoạt động 3 : Trò chơi “Đoán xem tôi đang làm gì ?”
	- GV phổ biến cách chơi : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 em. Hai đội thay nhau làm 1 hành động cho đội kia đoán tên. Các hành động phải có nội dung về giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. Đoán đúng 5 điểm. Sau 5 đến 7 hành động thì tổng kết. Đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
 * GV nhận xét qua trò chơi.
- Các nhóm HS thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS tự liên hệ bản thân.
Ÿ Em đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp, những việc chưa làm được.
- HS theo dõi.
- HS tham gia trò chơi.
- 2 đội tham gia trò chơi.
	Môn : Tập Đọc	
TIẾNG VÕNG KÊU
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ : phất phơ, vấn vương nụ cười, mênh mông, trong, sông, kẽo kẹt, võng,  
- Ngắt đúng nhịp thơ 4 chữ (2/2)
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : gian, phất phới, vấn vương
- Hiểu nội dung bài thơ : Qua bài thơ ta thấy tình yêu thương tha thiết của tác giả đối với quê hương và em gái của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu thơ cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc tin nhắn viết trong bài tâp 5 tiết tập đọc trước và nêu tác dụng của tin nhắn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trần Đăng Khoa là một nhà thơ lớn rất quen thuộc với tuổi thơ các con. Anh làm thơ khi tuổi còn rất nhỏ. Những bài thơ của anh rất gần gũi với tuổi thơ. Hôm nay chúng ta sẽ học bài Tiếng võng kêu để biết được tình yêu thương của anh với quê hương và người em gái nhỏ của mình.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng nhẹ nhàng tình cảm.
b) Đọc từng câu và luyện phát âm
- Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm.
- Yêu cầu đọc từng câu thơ.
c) Đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn ngắt nhịp. Chủ yếu là nhịp 2/2, riêng các câu 2, 3, 4 của khổ thơ cuối chỉ nghỉ ở cuối câu thơ.
- Yêu cầu đọc nối tiếp từng khổ thơ.
d) Đọc từng đoạn trong nhóm
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Đọc đồng thanh cả bài
2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc khổ thơ 1.
- Hỏi : Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?
- Câu thơ nào cho em thấy bạn nhỏ đang ru em?
- Gian có nghĩa là gì ?
- Tại sao nói : Ba gian nhà nhỏ. Đầy tiếng võng kêu ?
- Nêu : Điều đó cho ta thấy bạn nhỏ rất yêu em và chăm lo cho giấc ngủ của em. Chúng ta tìm hiểu tiếp khổ thơ dành xem bạn nhỏ còn tình cảm của mình cho gì nữa ?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2.
- Câu thơ nào cho em thấy bạn nhỏ đang ngắm em của mình .
- Những từ ngữ nào cho thấy em bé Giang ngủ rất đáng yêu ?
- Ngoài việc ngắm em ngủ, bạn nhỏ còm làm gì nữa?
- Bạn nhỏ đoán em mơ thấy gì?
- Theo em, liệu có đúng là em bé sẽ mơ về những cảnh ấy không ? Vì sao bạn nhỏ lại nghĩ em sẽ mơ thấy về những cảnh này.
- Nêu : Điều đó chứng tỏ bạn nhỏ rất yêu quê hương của mình
2.4. Học thuộc lòng
- Yêu cầu HS học thuộc lòng khổ thơ em yêu thích.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng và giải thích vì sao em thích khổ thơ đó.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết chung về tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
- Một HS khá đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- 5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu thơ.
- Luyện ngắt giọng khổ thơ cuối.
Em ơi / cứ ngủ /
Tay anh đưa đều /
Ba gian nhà nhỏ /
Đầy tiếng võng kêu /
Kẽo cà / kẽo kẹt. //
Kẽo cà kẽo kẹt
- Nối tiếp nhau đọc các khổ thơ 1, 2, 3.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Bạn đang ru cho em ngủ.
- Câu thơ : Tay anh đưa đều.
- Gian có nghĩa là một phần của nhà, có cột hoặc tường ngăn với các phần khác.
- Vì bạn nhỏ luôn kéo võng kêu đưa em không nghỉ nên khắp nhà đâu cũng nghe tiếng võng
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Câu thơ bé Giang ngủ rồi / tóc bay phơ phất / Vương vương nụ cười. // cho thấy bạn nhỏ đang ngắm em.
- Từ ngữ : Tóc bay phơ phất, nụ cười vương vương.
- Bạn còn đoán giấc mơ của em.
- Bạn nhỏ đoán em sẽ gặp con cò lặn lội bên sông, gặp cánh bướm bay  
- Vì đây là những cảnh vật thân thiết, gần gũi vời quê hương của bạn.
- Tự đọc thuộc lòng.

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc