Giáo án Tuần 10 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản

Giáo án Tuần 10 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản

Tiết 1 CHÀO CỜ

Tiết 2-3 Môn : Tập Đọc

SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I/ MỤC TIÊU

1. Đọc

- HS đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ : ngày lễ, lập đông, nên, nói ; sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ, mãi, biếu, hiếu thảo, điểm mười,

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt lời kể, lời các nhân vật.

2. Hiểu

- Hiểu nghĩa các từ : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé đã suy nghĩ và sáng kiến phải chọn một ngày làm ngày lễ cho ông bà. Câu chuyện khuyên các em phải biết kính trọng, yêu thương ông bà của mình.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc, nếu có

- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

 

 

doc 36 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 10 - Lớp 2 - Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tiết 1 CHÀO CỜ
Tiết 2-3	Môn : Tập Đọc
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- HS đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ : ngày lễ, lập đông, nên, nói ; sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ, mãi, biếu, hiếu thảo, điểm mười,  
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
- Biết phân biệt lời kể, lời các nhân vật.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé đã suy nghĩ và sáng kiến phải chọn một ngày làm ngày lễ cho ông bà. Câu chuyện khuyên các em phải biết kính trọng, yêu thương ông bà của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc, nếu có
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Hỏi HS về tên của các ngày 1 - 6, 1 - 5, 8 - 3, 20 -11 
- Có bạn nào biết ngày lễ của ông bà là ngày nào không ?
- Nêu : Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình đối với ông bà, bạn Hà đã đưa ra sáng kiến chọn 1 ngày làm ngày lễ cho ông bà. Diễn biến câu chuyện ra sau, chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng người kể thong thả, giọng bé Hà hồn nhiên, giọng bố tán thưởng.
b) Hướng dẫn phát âm từ, tiếng khó, dễ lẫn
- Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm.
- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi nếu các em còn phát âm sai.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
- Yêu cầu các em đọc từng câu cần luyện ngắt giọng đã chép lên bảng phụ, tìm cách đọc đúng sau đó luyện đọc các câu này. Chú ý chỉnh sửa lỗi, nếu có. 
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
d) Đọc cả đoạn
e) Thi đọc
g) Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- Hỏi : Bé Hà có sáng kiến gì ?
- Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà ?
- Vì sao ?
- Sáng kiến của bé Hà đã cho thấy, Bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà ?
TIẾT 2
2.3. Luyện đọc đọan 2, 3
- Tiến hành theo các bước đã giới thiệu ở tiết 1.
- Các từ cần luyện phát âm đã giới thiệu ở phần mục tiêu dạy học.
- Câu cần chú ý luyện ngắt giọng là :
Món quà ông bà thích nhất hôm nay / là chùm điểm mười của cháu đấy. //
2.4. Tìm hiểu đọan 2, 3
- Yêu cầu HS đọc đọan 2, 3
- Hỏi : Bé Hà boăn khoăn điều gì ?
- Nếu là em, em sẽ tặng ông bà cái gì ? 
- Bé Hà tặng ông bà cái gì ?
- Ông bà nghĩ sao về món quà của bé Hà ?
- Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì ?
2.5. Thi đọc truyện theo vai
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS cho các em luyện tập trong đó rồi thi đọc.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
 - Em có muốn chọn một ngày cho ông bà mình không ? Em định chọn đó là ngày nào ?
- Tổng kết giờ học.
- Trả lời.
- Trả lời : Chưa có ngày lễ của ông bà.
- 1 HS khá đọc lại đọan 1. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu
- Mỗi HS đọc 1 câu cho đến hết bài.
- Luyện đọc các câu sau :
Bố ơi, / sao không có ngày của ông bà, / bố nhỉ ? //(giọng thắc mắc)
Hai bố con bàn nhau / lấy ngày lập đông hằng năm / làm ”ngày ông bà”, / vì khi trời bất đầu rét, / mọi người cần chăm lo cho sức khỏe / cho các cụ già. //
Món quà ông thích nhất hôm nay / là chùm điểm mười của cháu nay. //
- Đọc chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ mới.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Cả lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em và luyện đọc trong nhóm.
- Cả lớp đọc thầm đọan 1, 1 HS đọc thành tiếng.
- Bé Hà có sáng kiến là chọn một ngày lễ làm ngày lễ cho ông bà.
- Ngày lập đông.
- Vì khi trời bất đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khỏe của cụ bà.
- Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bé boăn khoăn vì không biết nên tặng ông bà cái gì.
- Trả lời theo suy nghĩ.
- Bé tặng ông bà chùm điểm mười.
- Ông bà rất thích món quà của bé Hà.
- Trả lời : Chăm học, ngoan ngoãn 
- Tổ chức luyện đọc theo vai và thi đọc.
Tiết 4	 Môn : Toán
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2009
Tiết 1 Môn : Toán
SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ
I/ MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là một số tròn chục số trừ là số có một hoặc 2 chữ số (có nhớ) vận dụng khi giải toán có lời văn.
- Củng cố cách tìm một số hạng chưa biết, khi biết tổng và một số hạng kia.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 4 bó, mỗi bó có 11 que tính.
	- Bảng gài que tính.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
 - GV hỏi.
 Ÿ Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào?
3. BÀI MỚI:
 a/ GV giới thiệu bài : 
 - GV nói và hỏi.
 Ÿ Có 40 que tính lấy bớt đi 8 que tính, còn lại bao nhiêu que tính? (còn lại 32 que tính).
 Ÿ Muốn biết còn lại 32 que tính làm thế nào? (lấy 40 – 8).
 - GV nói : Để biết 40 – 8 bằng bao nhiêu và tính nmhư thế nào, các em cùng học học bài 40 – 8. Đó là bài học hôm nay. GV ghi tựa bài lên bảng.
 b/ Giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 – 8 và tổ chức thực hành :
 - GV gắn các bó que tính trên bảng và hướng dẫn HS lấy ra 4 bó mỗi bó có một chục (tức 10) que tính và hướng dẫn HS nhận ra có 8 que tính rời.
 - GV nêu vấn đề.
 + Có 4 chục que tính, lấy bớt đi 8 que tính. Em làm thế nào để biết còn bao nhiêu que tính? 
 - GV theo dõi quan sát cách tính của các em.
 - GV gọi HS nêu cách tính của mình, GV cùng HS nhận xét.
 - Khi các em nêu xong cách tính GV chốt lại ý.
 + Lấy 1 bó một chục que tính, tháo rời ra được 10 que tính, lấy bớt đi 8 que tính, còn lại 2 que tính (10 – 8 = 2) 4 chục bớt đi 1 chục còn 3 chục (4 – 1 = 3) 3 chục que tính và 2 que tính rời gộp lại thành 32 que tính.
 + Như vậy : Có 40 chục que tính, lấy bớt đi 8 que tính, còn lại 32 que tính. GV ghi lên bảng 40 – 8 = 32.
 - GV gọi HS nêu cách đặt tính, HS còn lại đặt tính vào bảng con .
 - GV cùng HS nhận xét.
 * Chú ý : Viết 8 thẳng cột với 0 và trừ từ phải sang phải.
 - GV hướng dẫn HS cách tính.
 40 Ÿ 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ 8 còn 2, 
 - 8 viết 2, nhớ 1.
 32 Ÿ 4 trừ 1 bằng 3, viết 3.
c/ Luyện tập :
 Bài 1 : 
 - GV cho HS làm vào vở.
 60 50 90 80 30 80
 - 9 - 5 - 2 - 17 - 11 - 54 
 51 45 88 63 19 26
 - GV gọi 3 HS lên bảng sửa bài. GV cùng HS nhận xét.
d/ Giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 – 8 :
 - GV cho HS làm trên que tính như 40 – 8 .
 - GV cho HS đặt tính và tính vào bảng con. GV nhận xét.
 40 Ÿ 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ 8 còn 2, 
 - 18 viết 2, nhớ 1.
 22 Ÿ 1 thêm1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
 - GV cho HS làm tiếp bài 1 vào vở.
 * Thực hành :
Bài 2 : 
 - GV cho HS làm vào bảng con bài 2, GV nhận xét.
a)X + 9 = 30 5 + X = 20 X + 19 = 60
 X = 30–9 X = 20–5 X = 60–19 
 X = 21 X = 15 X = 41
 Bài 3 : 
 - GV gọi HS đọc bài 3. GV hỏi?
 Ÿ Bài toán cho biết gì? (Biết có 2 chục que tính, bớt đi 5 que tính).
 Ÿ Bài toán hỏi gì? (Hỏi còn lại bao nhiêu que tính).
 - GV gọi HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, khi HS làm xong GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét bổ sung và chấm một số bài.
Giải.
2 chục = 20
Số que tính còn lại
10 - 5 = 15 (que tính)
Đáp số : 15 que tính
4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 - GV gọi 1 HS nêu lại cách đặt và tính 40 – 8 và 40 – 18 . 
 * GV nhận xét tiết học .
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi và thực hiện.
-HS để lên bàn 4 bó 1 chục que tính.
- Lấy bớt đi 8 que tính.
- HS cùng thực hiện.
- HS nêu cách tính của mình.
- Cả lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
- 1 HS nêu cách đặt tính, HS làm vào bảng con.
- Cả lớp nhận xét.
- HS tính kết quả vào bảng con.
- HS đọc lại cách tính.
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS làm vào vở.
- 3 HS lên bảng sửa bài.
- Cả lớp nhận xét cùng sửa chữa.
- HS thực hành trên que tính tách que tính để trừ 40 – 18 .
- HS đặt tính và tính vào bảng con.
- Vài em nhắc lại cách tính.
- HS làm tiếp bài 1 vào vở.
- HS làm vào bảng con.
- HS đọc bài 3.
- HS trả lời lớp nhận xét.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp nhận xét.
- 7 – 10 em nộp bài.
- HS nhắc lại.
Tiết 2	Môn : Kể Chuyện
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I/ MỤC TIÊU
- Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, điệu bộ.
- Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn truyện.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI
- Trong giờ kể chuyện tuần 10, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Kể từng đoạn truyện
- GV tiến hành tương tự như các tiết kể chuyện trước đã giới thiệu.
- Lưu ý : Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho các em.
Đoạn 1 :
- Bé Hà được mọi người coi là gì ? Vì sao ?
- Lần này, bé đưa ra sáng kiến gì ?
- Tại sao bé lại đưa ra sáng kiến ấy ?
- Hai bố con bàn nhau lấy ngày nào làm ngày lễ của ông bà ? Vì sao ?

Đoạn 2 : 
- Khi ngày lập đông đến gần, bé Hà đã chọn được quà để tặng ông bà chưa ?
- Khi đó ai đã giúp bé chọn quà cho ông bà?
Đoạn 3 :
- Đến ngày lập đông những ai đã về thăm ông bà ?
- Bé Hà đã tặng ông bà cái gì ? Thái độ của ông bà đối với món quà của bé ra sao?
2.2. Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- GV chọn 1 trong 2 hình thức sau rồi cho HS thi kể lại chuye ... . 
 b/ Phép trừ 51 – 15 :
 - GV đưa ra bài toán : có 51 que tính bớt 15 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? 
 + Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào? (thực hiện phép trừ 51 – 15).
 - GV y/c HS lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời
 - Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 15 que tính và nêu kết quả.
 - GV y/c HS nêu cách làm.
 - GV nhận xét.
 + Để bớt được 15 que tính trướpc hết chúng ta bớt 5 que tính. Để bớt 5 que tính, ta bớt 1 que tính rời trước sau đó tháo 1 bó que tính và bớt tiếp bớt 4 que tính ta còn 6 que tính rời tiếp theo bớt 1 chục que nữa, 1 chục là 1 bó ta bớt đi 1 bó que tính . Như vậy còn 3 bó que tính và 6 que rời là 36 que tính. 51 que tính bớt 15 que tính còn lại bao nhiêu que tính ? (còn lại 36 que tính)
 Ÿ Vậy 51 trừ 15 bằng bao nhiêu? (51 trừ 15 bằng 36).
 * Đặt tính và thực hiện phép tính.
 - GV gọi 1 HS lên bảng và đặt tính và thực hiện tính.
 Đặt tính
 51 Ÿ 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ đi 5 bằng 
 - 1 5 6 viết 6, nhớ 1.
 36 Ÿ 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
 - GV gọi HS nhắc lại.HSHShhhhhhhhhhhhhhhhh
c/ Luyện tập - thực hành :
Bài 1 : Tính 
 - GV cho HS làm vào SGK bài 1.
 - Khi HS làm bài xong GV gọi 2 HS lên sửa bài. 
 - GV nhận xét
 81 31 51 71 61 
 - 46 - 17 - 19 - 38 - 25
 35 14 32 33 36
 41 71 61 91 81 
 - 12 - 26 - 34 - 49 - 55
 39 45 27 42 26
Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
 a) 51 và 4 b) 21 và 6 c) 71 và 8
 - GV cho HS làm vào bảng con.
 81 51 91
 - 44 - 25 - 9
 37 26 82 
Bài 3 : Tìm X
 - GV cho HS làm vào vở.
 - GV gọi 3 HS lên sửa bài.
 - GV nhận xét.
X + 16 = 41 b) X + 34 = 81
X = 41 – 16 X = 81 – 34 
X = 25 X = 47
Bài 4 : Vẽ hình theo mẫu.
 - GV cho HS vẽ vào SGK.
 - GV nhận xét.
 3/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 - GV y/c HS hắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 51 – 15. 
 * GV nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng làm mỗi em 1 bài.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích bài toán.
- HS trả lời.
- Lớp nhân xét.
- HS thực hiện theo. 
- HS thực hiện thao tác que tính và trả lời còn 36 qtính. 
- HS nêu cách bớt.
- Lớp nhân xét.
- 1HS thực hiện. 
- Lớp nhận xét.
+ Viết 51 rồi viết 15 dưới 51sao cho 5 thẳng cột đơn vị, 1 thẳng cột chục viết dấu trừ và kẻ vạch ngang.
- HS đọc ĐT.
- HS làm bài.
- HS sửa bài và đánh dấu đúng, sai.
- HS làm vào bảng con.
- HS làm vào vở.
- 3 HS lên sửa bài.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài 4.
	Tiết 2	Môn : Tập Làm Văn
KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I/ MỤC TIÊU
- Dựa vào các câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc người thân.
- Viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng ghi các câu hỏi bài tập 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI 
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS làm mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
Bài 2
- Yêu cầu HS viết bài vào Vở bài tập. Chú ý HS viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấm chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
- Gọi một vài HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS suy nghĩ thêm và kể thêm nhiều điều khác về ông bà, người thân. Về những kỷ niệm em vẫn nhớ về người thân, về ông bà của mình.
- Đọc đề bài và các câu hỏi.
- Trả lời. Ví dụ : Ông của các em năm nay đã ngoại bảy mươi tuổi. Ông từng là một công nhân mỏ. Ông rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học hành.
- Từng cặp HS hỏi – đáp với nhau theo các câu hỏi của bài.
- Một số HS trình bày. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Viết bài.
- Đọc bài viết trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
Tiết 3	Môn : Đạo Đức
CHĂM CHỈ HỌC TẬP (T2)
TIẾT 2
 Hoạt động 1 : Trò chơi “Tìm nguyên nhân – kết quả của hành động”.
 - GV y/c : Mỗi dẫy là một đội chơi, cử ra một đội trưởng điều hành dãy, GV sẽ là người đưa ra các câu là nguyên nhân hoặc kết quả của một hành động. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải tìm ra kết quả hoặc nguyên nhân cảu các hành động đó. Sau đó nêu cách khắc phục hậu quả.
 - GV và cả lớp cùng làm ban giám khảo. Đội chơi nào trả lời nhanh (bằng cách giơ tay) và đúng thì sẽ là đội thắng cuộc trong trò chơi.
 - GV tổ chức cho HS chơi.
 - GV lần lượt nêu ra.
 - GV nhận xét.
 1) Nam không thuộc bài bị cô giáo cho điểm kém.
 + Nam chưa học bài.
 + Nam mải chơi, quen không học bài.
 2) Nga bị cô giáo phê bình vì luôn đến lớp muộn.
 + Nga đi học muộn.
 + Nga ngủ quên, dậy muộn.
 + Nga la cà trên đường đi học.
 3) Bài tập Toán của Hải bị cô giáo cho điểm thấp.
 + Hải không học bài.
 + Hải chưa làm bài.
 4) Hoa được cô giáo khen vì đã đạt danh hiệu HS giỏi.
 + Hoa chăm chỉ học tập.
 + Hoa luôn thuộc bài, làm bài trước khi đến lớp.
 + Hoa luôn đi học đúng giờ.
 - GV nhận xét và làm trọng tài cho các câu trả lời của các đội chơi.
 Hoạt động 2 : Xử lý tình huống bằng đóng vai.
 - GV y/c HS thảo luận cặp đôi, đưa ra cách xử lý tình huống và đóng vai.
 1) Sáng nay. Mạc dù bị sốt cao, ngoài trời đang mưa nhưng Hải vẫn nằng nặc đòi mẹ cho đi học. Bạn Hải làm như thế có phải là chăm chỉ học tập không ? Nếu là mẹ bạn Hải em sẽ làm gì ?
 2) Giờ ra chơi Lan ngồi làm hết các bài tập về nhà để có thời giờ xem phim trên tivi. Em có đồng ý với cách làm của bạn Lan không ? Vì sao?
 - GV gọi đại diện một vài cặp HS trình bày kết quả thảo luận.
 - GV cho HS trao đổi và nhận xét từng tình huống và bổ sung.
 - GV nhận xét chung qua 2 tình huống và tuyên dương.
 Tình huống 1 : Mẹ bạn Hải sẽ không cho bạn Hải đi học, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn Hải làm như thế cũng không phải là chăm chỉ học tập.
 Tình huống 2 : Lan làm như thế chưa đúng, không phải là chăm chỉ học tập, vì giờ ra chơi là thời gian để Lan giải tỏa căng thẳng sau khi học tập vất vả.
GVKL : Không phải lúc nào cũng học là học tập chăm chỉ phải học tập, nghỉ ngơi đúng lúc thì mới đạt kết quả như mong muốn.
 Hoạt động 3 : Tự liên hệ bản thân.
 - GV y/c một vài cá nhân HS kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà cảu bản thân. 
 - GV gọi HS nhận xét
 - GV nhận xét và khen những HS đã chăm chỉ học tập và nhắc nhở những HS chưa chăm chỉ cần noi gương các bạn trong lớp.
- Cả lớp nghe ghi nhớ.
- Cả lớp HS chơi.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi theo các tình huống.
- Đại diện một vài cặp HS trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp trao đổi nhận xét, bổ sung.
- 1 Vài HS đại diện trình bày.
- Cả lớp nhận xét và góp ý bổ sung.
 KL : Chăm chỉ học tập là một đức tính tốt mà các con cần phải học tập và rèn luyện.
Môn : Tập Đọc
THƯƠNG ÔNG
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ : lon ton, bước lên, thủ thỉ, lập tức, ; đau chân, lon ton, sáng trong, thủ thỉ, ngay lập tức, nghệm, đã bảo mà,  
- Đọc đúng nhịp thơ 
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ : thủ thỉ, thử xem, thích chí.
- Hiểu nội dung bài : Việt còn nhỏ nhưng đã biết thương ông. Bài thơ khuyên các em biết yêu thương ông bà của mình, nhất là biết châm sóc ông bà khi ốm đau, già yếu. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ viết các nội dung luyện đọc.
- Tranh minh họa bài tập đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng, đọc cho cả lớp nghe bưu thiếp chúc thọ ông bà và phong bì thư.
- Nhận xét bài và cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi : Khi ông bà ốm đau các em nên làm gì ?
- Bài tập đọc hôm nay là một bài thơ vui kể về Việt. Bạn Việt đã làm gì khi ông mình bị ốm. Các con học bài hôm nay để biết được điều này.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1, giọng đọc vui tươi, hóm hỉnh.
b) Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn
- Cho HS đọc các từ khó cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
c) Đọc từng bưu thiếp trước lớp
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
d) Đọc trong nhóm
e) Thi đọc trong nhóm
g) Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Hỏi : Ông Việt bị làm sao ?
- Từ ngữ (câu thơ) nào cho em thấy, ông Việt rất đau ?
- Yêu cầu đọc tiếp bài.
- Việt đã làm gì giúp và an ủi ông ?
- Tìm các câu thơ cho thấy nhờ Việt mà ông quên cả đau ?
2.4. Thi đọc thuộc lòng
- GV yêu cầu HS tự học thuộc lòng khổ thơ mà em thích sau đó thi đọc thuộc lòng. 
- Nhận xét cho điểm.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Hỏi : Em học ở Việt bài học gì ?
- Tổng kết giờ học. 
- Chăm sóc ông bà, làm ông bà vui lòng 
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc các từ đã ghi lên bảng phụ (đã giới thiệu ở phần Mục tiêu)
- Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. Đọc lần lượt từ đầu cho đến hết bài.
- Đọc bài theo đoạn.
+ Đoạn 1 : Ông bị đau chân  Cháu đỡ ông lên.
+ Đoạn 2 : Ông bước lên thềm  Vì nó thương ông.
+ Đoạn 3 : Đôi mắt sáng trong  Khỏi ngay lập tức.
+ Đoạn 4 : Còn lại.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Ông Việt bị đau chân.
- Nó sưng, nó tẩy, chống gậy, khiễng.
- Đọc thầm.
- Việt đỡ ông lên thềm / Nói với ông là bao giờ ông đau, thì nói mấy câu “Không đau ! Không đau” / Biếu ông cái kẹo.
- Ông phải phì cười : / Và ông gật đầu : Khỏi rồi ! Tài nhỉ !
- Một số HS trình bày đọc thuộc lòng khổ thơ mà mình thích, giải thích vì sao em lại thích khổ thơ đó. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc