Giáo án tự soạn Ngữ văn 8 - Tuần 15

Giáo án tự soạn Ngữ văn 8 - Tuần 15

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

VĂN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS

1-Kiến thức: Củng cố và khắc sâu cách làm văn thuyết minh

2-Kĩ năng: Lập dàn ý và cách viết bài văn thuyết minh

3-Thái độ: Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tr học kì .

II. CHUẨN BỊ

- GV: Hai đề kiểm tra

- HS: Tích lũy tri thức về đồ dùng

III. PHƯƠNG PHÁP: Tự luận

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1-Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

2-Kiểm tra bài cũ : không

3- Bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự soạn Ngữ văn 8 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Từ (30-6/12/09)
Tiết 55-56
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
VĂN THUYẾT MINH 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1-Kiến thức: Củng cố và khắc sâu cách làm văn thuyết minh
2-Kĩ năng: Lập dàn ý và cách viết bài văn thuyết minh
3-Thái độ: Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tr học kì .
II. CHUẨN BỊ
GV: Hai đề kiểm tra
HS: Tích lũy tri thức về đồ dùng
III. PHƯƠNG PHÁP: Tự luận
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2-Kiểm tra bài cũ : không
3- Bài mới:
ĐỀ BÀI
Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau để làm bài
Đề 1: Thuyết minh về cây bút( kính đeo mắt)
Đề 2: Giới thiệu về loài hoa mà em thích
ĐÁP ÁN
Đề 1: 	*MB: Giới thiệu khái quát về cây bút( Kính)
	*TB: Thuyết minh về các mặt;
	-Công dụng, chủng loại.
	-Cấu tạo
	-Cách sử dụng
	-Cách bảo quản
	*KL: Thái độ của người viết đối với nó trong tương lai
Đề 2: 	 *MB: Giới thiệu khái quát về loài hoa em thích
	*TB: Thuyết minh về các mặt:
	- Cấu tạo hoa, chủng loại loài hoa em thích.
	-Đặc tính riêng của nó
	-Cách chăm sóc hoa.
	*KL: Thái độ của người viết 
4. Củng cố : Nhắc nhở hs kiểm tra bài
5. Dặn dò : Soạn “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”
V.RÚT KINH NGHIỆM: 
Tiết 57
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC 
Phan Bội Châu
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1-Kiến thức: -Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kí XX- những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân. Dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
	-Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
2-Kĩ năng:Phân tích thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 3-Thái độ: Tự hào về truyền thống cách mạng của cha ông
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK,SGV,TLTK
HS: Soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ: không
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
TG
Đọc giọng mạnh, dứt khoát.
Nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm?
Chú ý các từ khó : 1, 2,6
Thể loại ?
Bố cục?
Gọi hs đọc
Phong lưu, hào kiệt có nghĩa là gì?
Tại sao bị nhốt vào tù mà vẫn xem mình là hào kiệt, phong lưu?
Chạy mỏi thể hiện ý chí gì của PBC?
Giọng thơ?
Diễn giảng
Gọi đọc 
Nọi dung?
Giọng khác hai câu trên như thế nào?
Đó có phải là tiếng than không?
Nỗi đau đớn ấy thể hiện ở chỗ nào?
Nghệ thuật? Tác dung?
 Gọi hs đọc
Bủa tay, kinh tế là gì?
Nội dung hai câu 5,6?
Yù nghĩa cặp câu?
Nghệ thuật?Tác dụng?
Phan Văn San ( Chơi Xuân) có câu.
Giọng điệu?
nội dung hai câu cuối ?Ý nghĩa?
Giọng điệu?
Cảm hứng bao trùm bài thơ?
So sánh với “Qua Đèo Ngang” về giọng điệu
Nghệ thuật đó thể hiện nội dung gì?
-Hs đọc
-Theo sgk
-4 phần
-kết cấu : đối 3,4 và 5,6
-1 hs đọc
-Theo sgk
-Thể hiện phong thái của tác giả : Đường hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản, ngang tàng, bất khuất, hào hoa tài tử.
-QN này là gì? Bị đánh đập , giam hãm, thiếu thốn để rèn luyện ý chí gang thép không chịu khuất phục..
-Vui đùa, dí dỏm(truyền thống)
-Nhà thơ qn nhà tù là nơi nghỉ chân trên quãng đường đi dài, gian khổ.
-Cuộc dời bôn ba chiến đấu từ 1905 đến khi bị bắt là 10 năm lưu lạc : NB< TQ<Thái Lan
-TD Pháp kết án tử hình vắng mặt , đi đâu cũng bị săn đuổi.
-Trầm thống, diễn tả một nỗi đau cố nén, trầm ngâm suy ngẫm.
-Oâng từng nói: “ Non sông đã chết sống thêm nhục”, coi thường nguy hiểm, dấn thân vào con đường cách mạng, không cần than thân nữa.
-Tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước , đó là nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng.
-Người có tội: Tội với dân, nước không làm nên việc gì.
-Đối, góp phần bộc lộ tình thế và tâm sự của tác giả.
-Theo sgk
-Công việc người quân tử theo Nho giáo: trị nước, cứu đời.
-Khẩu khí anh hùng hào kiệt dù ở hoàn cảnh nào ý chí vẫn không dời đổi vẫn theo sự nghiệp cứu nước, cứu đời.
Vẫn có thể cười ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù.
-Khoa trương,thể hiện lãng mạn anh hùng ca khiến con người thật trở thành con người vũ trụ, có tầm vóc.
-Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ.
Nắm địa cầu vừa 1 tí con con
Đạp tan hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà.
-Khí khái, hào sảng
-Trả lời
-Lặp từ “còn”, dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định.
-cảm hứng mãnh liệt, hào hùng vượt hản lên trên thực tế khắc nghiệt của nhà tù 
-Hào hùng, lôi cuốn.
-Phong thái ung dung, đường hoàng, khí phách kiên cường, bất khuất.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tác giả –tác phẩm
3. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
4.Bố cục: Đề, thực, luận, kết.
II. TÌM HIỂU NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI THƠ.
1.Hai câu đề.
-Thể hiện tư thế anh hùng của người chiến sĩ.
-Thể hiện quan niệm trước cuộc đời và sự nghiệp : Ở tù bị tra tấn, giam hãm.. để rèn luyện thêm ý chí gang thép.
2. Hai câu thực.
Giọng thơ thâm trầm, thống thiết thể hiện nỗi đau to lớn của người anh hùng.
3. Hai câu luận.
Khẩu khí người anh hùng, cho dù ở hoàn cảnh nào cũng không thay đổi ý chí , vẫn cười ngạo nghễ trước thủ đoạn của kẻ thù.
4.Hai câu kết.
-Khẳng định tư thế anh hùng đứng cao hơn cái chết.
-Ý chí gang thép, kẻ thù không thể bẻ gãy: Tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa.
III. TỔNG KẾT : SGK
4.Củng cố: Nội dung và nghệ thuật bài thơ
5.Dặn dò: Soạn “Đập đá ở Côn Lôn”
V. RÚT KINH NGHIỆM.
Tiết 58
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Phan Châu Trinh 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1-Kiến thức:. -Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kí XX- những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân. Dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
	-Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
2-Kĩ năng: Phân tích thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
3-Thái độ: Tự hào về truyền thống cách mạng của cha ông.
 II. CHUẨN BỊ
GV: SGK,SGV,TLTK
HS: Soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng, vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ: “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” và phân tích thơ.
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
TG
Đọc giọng ngang tàng và hào hùng.
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
Em hình dung công việc của người tù như thế nào?
Câu thơ đầu nói lên điều gì?
Quan niệm nhân sinh truyền thống “ làm trai”?
Nội dung 3 câu thơ sau?
Thể hiện qua các từ ?
Diễn giảng
Giọng thơ?
Nội dung 4 câu sau?
Phương thức?
Cách thức biểu hiện cảm xúc?
Tác dụng?
Sự thực?
Nghệ thuật nổi bật?
Nội dung?
-Hs đọc
-Theo sgk
-Không gian: Nằm phái đông nam trơ trọi giữa nắng gió và biển khơi.
-Điều kiện làm việc: Chế độ nhà tù khắc nghiệt.
-Tính chất công việc: Người đi đày buộc phải làm những công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc cho đến khi kiệt sức, không ít người đã gục ngã.
-Bối cảnh không gian, tạo dưng tư thế con người giũa đất trời Côn Đảo.
-Đã sinh làm trai cũng phải khác đời( PBC)
-Chí làm trai Nam, bắc, Đông, Tây.
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.( Nguyễn Công Trứ)
-Đó là lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, khát vọng hành động mãnh liệt.( Con người như thế lại đường hoàng đứng giữa đất trời Côn Lôn, biển rộng, non cao, đội trời, đạp đất, hiên ngang, sừng sững, toát lên vẻ đẹp hùng tráng)
-Miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc dùng búa để khai thác đá
-Vừa khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hoạt động phi thường.
-Lừng lẫy, xách búa, ra tay, lở núi non( thần kì) đánh tan 5-7 đống.
-Khẩu khí ngang tàng, ngạo ngễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan.
-Làm vất vả qua nhiều năm tháng nhưng vẫn bề chí và coi đó la việc nhỏ.
-Biểu cảm trực tiếp.
-Đối lập giữa những thử thách, gian nan.
-Tháng ngày>< mưa nắng.
-Gian khổ chịu đựng không phải một sớm, 1 chiều mà dày đặc qua năm tháng với sức chịu đựng dẻo dai, bề chí (sắt son) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng ( càng bền dạ sắt son).
-Chí lớn >< việc con con.
-Tù khổ sai không phải việc con con mà hoàn cảnh rất khắc nghiệt , nhưng đặt bên cái chí lớn, gan to ấy thì quả nó chẳng có gì đáng kể.
-Đối , lối nói khoa trương thể hiện qua giọng điệu hào hùng.
-Hình tượng đẹp, lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng, cứu nước dù gặp nguy nan vẫn không bền lòng, đổi chí.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2.Tác giả- tác phẩm
II. TÌM HIỂU NỘI DUNG CHÍNH BÀI THƠ.
1. 4 câu thơ đầu
*Câu 1: Miêu tả bối cảnh không gian, đồng thời tạo dựng tư thế con người.
*3 câu sau: 
-Miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc của người tù.
-Khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hoạt động phi thường.
2.4 câu thơ sau
-Công việc đập đá ở Côn Lôn là khổ sai, khắc nghiệt mà TD Pháp đầy đọa những người yêu nước.
-Tác giả quan niệm cành khổ càng bền chí, càng sắt son.Đập đá chỉ là công việc nhỏ so với con đường mưu đồ sự nghiệp cứu nước.
III. TỔNG KẾT : SGK
4.Củng cố: Nội dung và nghệ thuật bài thơ?
5.Dặn dò: Oân luyện về dấu câu.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
KÝ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc