Giáo án Tự chọn văn 8 tiết 20 đến 25 - Trường THCS Đông Mỹ

Giáo án Tự chọn văn 8 tiết 20 đến 25 - Trường THCS Đông Mỹ

Tiết 20

ÔN TẬP: ĐOẠN VĂN VÀ CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

A. Mục tiêu

 Củng cố kiến thức về đoạn văn

 Vận dụng để viết hoàn chỉnh đoạn văn theo yêu cầu.

B. Nội dung

I. Kiến thức

- Thế nào là đoạn văn?

- Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

- Cách trình bày nội dung đoạn văn

II. Luyện tập

1. Đoạn văn sau đây có trình tự sắp xếp lộn xộn:

 (1) Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột. (2) Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. (3) Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng. (4) Thậm chí chị còn sẵn sàng chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu. (5) Chị Dậu là hình ảnhcủa người phụ nữ thương chồng, thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. (6) Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn chỉ nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.

a. Xác định đâu là câu chủ đề.

b. Sắp xếp lại thứ tự các câu văn sao cho hợp lí và nói rõ cách trình bày đọn văn (sau khi đã sắp xếp)

2. Cho câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thàn yêu nước của nhân dân ta" Hãy viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn văn 8 tiết 20 đến 25 - Trường THCS Đông Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20
Ôn tập: Đoạn văn và cách viết đoạn văn trong văn bản
A. Mục tiêu
	Củng cố kiến thức về đoạn văn 
	Vận dụng để viết hoàn chỉnh đoạn văn theo yêu cầu.
B. Nội dung
I. Kiến thức
- Thế nào là đoạn văn?
- Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
- Cách trình bày nội dung đoạn văn
II. Luyện tập
1. Đoạn văn sau đây có trình tự sắp xếp lộn xộn:
	(1) Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột. (2) Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. (3) Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng. (4) Thậm chí chị còn sẵn sàng chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu. (5) Chị Dậu là hình ảnhcủa người phụ nữ thương chồng, thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. (6) Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn chỉ nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.
a. Xác định đâu là câu chủ đề.
b. Sắp xếp lại thứ tự các câu văn sao cho hợp lí và nói rõ cách trình bày đọn văn (sau khi đã sắp xếp)
2. Cho câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thàn yêu nước của nhân dân ta" Hãy viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch.
Gợi ý:
1. 
a. Câu chủ đề (5) Chị Dậu là hình ảnh người phụ nữ thương chồng, thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
b. 5 - 3- 4 - 1 - 2- 6 hoặc 3 - 4 - 1- 2 - 6 - 5.
2. Chú ý trình bày lần lượt các ý để làm sáng tỏ câu chủ đề thêu trình tự thời gian với các mốc lịch sử và sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể.
Đoạn mẫu
	Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quí gái, bởi vậy luôn bị kẻ thù dòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào nhân dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh đuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:
"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này"
Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan... liên tục nổi dậy chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của ông cha tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiều chiến thắng lứon. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân năm 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ "lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đại thắng Mùa xuân 1975 đầy hào sảng.
Tiết 21
Luyện viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu
Rèn kĩ năng viết hoàn chỉnh một đoạn văn thuyết minh
B. Nội dung
I. Kiến thức
- Mỗi ý trong bài văn thuyết minh được viết thành một đoạn văn
- Trình bày rõ chủ đề của đoạn
- Liên kết câu trong đoạn văn (liên kết hình thức, liên kết nội dung)
II. Luyện tập
1. Đề bài: Viết đoạn mở bài, kết bài cho đề "Giới thiệu về trường em"
Gợi ý
A. Mở bài
Giới thiệu chung 
- Tên trường
- Địa điểm trường
- Cảm nhận chung của em về ngôi trường đó
C. Kết bài
- Mái trường thân yêu gắn bó với tuổi thơ
Tình thầy trò, bạn bè thắm thiết là một phần không nhỏ trong đời sống tâm hồn chúng ta
Đoạn mẫu:
A. Mở bài:
	 "Về đây với Đông Mỹ bạn ơi, trường em đón ánh nắng mặt trời. Ngày ngày qua đây, đường vào thành phố, ngập tràn hương hoa, yêu sao Thanh Trì mến thương" Lời bài hát tràn đầy cảm hứng yêu mến tự hào đã giới thiệu phần nào về ngôi trường mang tên Đông Mỹ, một ngôi trường ở phía nam Thanh Trì trên một miền đất giàu truyền thống hiếu học.
C. Kết bài:
	Em gắn bó với ngôi trường này đã ba nămnhưng mỗi ngày đi học, em đều nhận được những niềm vui mới từ thầy cô, bạn bè. Bao nhiêu kỉ niệm trong học tập, lao động, vui chơi, sinh hoạt Đội... đã thành những sợi dây quấn quyện chúng em với mái trường quê hương. Mai sau dù có đi đâu về đâu, em cũng không bao giờ quên ngôi trường thân yêu, nơi mà tình thầy trò, bạn bè đã góp phầntạo nên đời sống tâm hồn phong phú của chúng em.
2. Bài tập về nhà
 Lập dàn ý phần thân bài. Triển khai các ý thành cách đoạn văn
Tiết 22 + 23
Luyện viết đoạn văn thuyết minh về một phương pháp, (cách làm)
A. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
B. Nội dung
I. Kiến thức
- Khi thuyết minh về một phương pháp (cách làm) nào đó cần hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
- Cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự.... làm ra sản phẩm.
- Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
- Sử dụng phương pháp định nghĩa, giải thích, phân tích là chủ yếu.
B. Nội dung
II. Luyện tập
Đề 1: Cách làm đèn ông sao để chơi tết trung thu.(Lựa chọn một trong các ý trong dàn bài sau để viết thành đoạn văn thuyết minh về một thứ đồ chơi)
Dàn bài
A. Mở bài:
 - Giới thiệu chiếc đèn ông sao trong lễ tết trung thu.
 - Giới thiệu khái quát đặc điểm hình thức của đèn.
B. Thân bài
1. Cách làm đèn
 a. Chuẩn bị nguyên liệu:
 - Nan tre
 - Thanh chống, ống nứa, miếng sắt tây
 - giấy bóng khính đủ màu, hồ dán, keo, chỉ hoặc cước.
 b. Cách làm
2. Rước đèn
3. ý nghĩa của món đồ chơi
C. Kết bài
- Đồ chơi là thứ không thể thiếu trong ngày tết Trung thu
- Có thứ phát triển chí tuệ, có thứ bồi đắp tình yêu dân tộc....
Đề 2: Giới thiệu một món ăn dân gian.
Gợi ý:
A. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
B. Thân Bài
1. Cách làm 
a. Chuẩn bị nguyên liệu:
b. Cách làm
2. Yêu cầu cảm quan
B. Kết bài
Cảm nghĩ về món ăn đó.
Đoạn mẫu: Thuyết minh về món bánh khúc
 Đoạn Mở bài
	Vào tháng Hai, tháng Ba âm lịch, khi mưa xuân giăng một màn bụi mỏng trắng mờ che phủ xóm làng, tiết trời đã ấm áp là lúc lá bánh khúc bắt đầu lên mơn mởn các bãi đất ven đê, dọc triền sông. Chẳng ai trồng rau khúc. Nó tự nhiên âm thầm mọc lên, như có phần bẽn lẽn vì sự giản dị của mình, lặng lẽ mang đến cho con người những ngọn lá xanh mướt, mang vị thơm, vị bùi rất đặc biệt trong một thứ quà quê đựoc gọi tên bằng chính loại lá độc đáo làm ra nó: bánh khúc. Chẳng biết bánh khúc có từ bao giờ, ai là người đầu tiên làm được món bánh này nhưng bánh khúc đã quen thuộc từ lâu với rất nhiều người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ nông thôn đến thành thị.
. Đoạn thuyết minh về cách làm
	Làm bánh khúc không khó nhưng đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ vf cả kinh nghiệm người xưa truyền dạy. Nguyên liệu chủ đạo làm nên hương vị độc đáo của món bánh này là lá khúc. Lá khúc hái từ độ sáng sớm, chọn những lá đang độ tươi non mơn mởn hái đem về giã nhuyễn rồi trộn với bột gạo làm vỏ bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh đồ chín tới giã thật mịn, viên nhỏ lại bằng quả trứng gà ri cùng với thịt ba chỉ thái hạt lựu, rắc thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi. Dàn mỏng lớp vỏ thật khéo bao kín nhân bánh, xếp từng lượt bánh vào nồi hấp như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lượt gạo nếp ngon đã ngâm kĩ làm áo. Từ lúc nước sôi đến lúc bánh chín chừng tàn một que hương.
* BTVN: Hoàn thành các đoạn văn còn lại.
Tiết 24 + 25
Luyện viết đoạn văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
A. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
B. Nội dung
I. Kiến thức
- Khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu trong sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy
- Bố cục rõ ràng . Lời giới thiệu kết hợp miêu tả và bình luận. Kiến thức đáng tin cậy. Phương pháp thích hợp.
- Lời văn cần chính xác và biểu cảm.
II. Luyện tập
1. Nghe đọc: Đông Phù Liệt làng cổ 1000 tuổi đất Thăng Long
2. Luện viết đoạn
Đề 1: Giới thiệu về ngôi làng(hoặc thành phố, khu phố) mà em biết.
A. Mở bài 
 Giới thiệu làng quê, khu phố : Làng Đông Phù nay là Đông Mỹ Huyện Thanh Trì Hà Nội
 Truyền thống lịch sử của làng quê (thành phố, khu phố) Làng cổ 1000 tuổi đất Thăng Long
B. Thân bài
1. Đặc điểm địa lí: Nằm phía Nam thăng Long (Hà Nội) 
2. Đặc điểm lịch sử: Thời kì Chống quân Thanh xâm lược, kháng chiến chống Pháp, Chống Mỹ.
Những nhân vật lịch sử....
C. Kết bài 
Tình cảm đối với quê hương, và tương lai của quê hương trong thời kì phát triển trong tương lai. 
Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
Gợi ý: 
A. Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh, trong lời giới thiệu càn gây được ấn tượng về sự độc đáo của danh thắng.
B. Thân bài: Vị trí, diện tích, lai lịch của thắng cảnh (thường gắn với lịch sử: cảnh quan hiện nay (từng bộ phận)
C. Kết bài: Giá trị của thắng cảnh đối với quê hương đất nước.
Đoạn mẫu: 
Đoạn mở bài. "Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực"...
Câu thơ của Trần Đăng Khoa đã đưa chúng ta về với quần thể danh thắng Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn " Viên ngọc giữa thủ đô Hà Nội:
Đoạn thân bài:
	 Đến với sông đà, du khách sẽ đến với các công trình thế kỉ, khám phá thời kì tiền sử của con người qua các di chỉ khảo cổ, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ: rừng xanh, núi cao, song rộng, thác, ghềnh; khám phá những nét văn hoá đậm đà bản sắc các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Dao...Ngược dòng sông đà, theo con thuyền của các thuyền buôn xưa: từ chờ Bờ (Hoà Bình) - bến Vạn Yên - bến Tà Hộc- bến Tạ Bú (Sơn La) - điểm khởi công công trình thuỷ điện Sơn La. Từ chợ Bờ đến Tạ Bú là vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, nơi đây có nhiều hang động đẹp có giá trị khảo cổ học: rìu đá, tước đá, hòn kê, hòn mài được phát hiện tại hang Tẳng, bản Bông Lau, xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên; phát hiện trong một số hang tại xã Suối Bàng, huyện Mộc Châu với những cỗ quan tài bằng gỗ, hình thuyền. Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học thì những ngôi mộ táng này có niên đại trên dưới 200 năm. Tại khu vực này không chỉ có dấu tích của thời kì đồ đá mà còn có các hiện vật thời kì kim khí: rìu đồng, trống đồng Heger.
Đoạn kết bài
	Văn Miếu mang một nét đẹp văn hoá trong lịch sử của dân tộc ta, mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hoá của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo của khu vực và nền văn hoá mang ý nghĩa nhân văn toàn thế giới. Mỗi năm vào dịp đầu năm học, những "trạng nguyên" thời nay tụ hội về đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ các danh Nho xưa,đồng thời như một sự báo công cùng ý nguyện kế tục phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc.
2. Nghe đọc: Đông Phù Liệt làng cổ 1000 tuổi đất Thăng Long

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon Ngu van 8(1).doc