Giáo án Tự chọn Toán 7 (Chuẩn)

Giáo án Tự chọn Toán 7 (Chuẩn)

A. Mục tiêu:

 - HS được củng cố các kiến thức về dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu, tần số của giá trị.

 - HS biết lập bảng tần số của các giá trị của dấu hiệu.

 - HS biết vẽ biểu đồ đoạn thẳng, hình chữ nhật và biết thêm các loại biểu đồ khác.

 - HS nắm được công thức tính số trung bình cộng, vận dụng công thức đó để tính toán.

 - Rèn kĩ năng lập bảng tần số, vẽ biểu đồ và tính toán nhanh.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Các dạng bài tập.

 - HS: Kiến thức trong chương II.

C. Tiến trình lên lớp:

doc 27 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 2199Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Toán 7 (Chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận bàn giao từ ngày 30/1/2010
Soạn: 30/1/2010
Giảng: 1/2/2010
Chủ đề 7: Thống kê
A. Mục tiêu:
 - HS được củng cố các kiến thức về dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu, tần số của giá trị.
 - HS biết lập bảng tần số của các giá trị của dấu hiệu.
 - HS biết vẽ biểu đồ đoạn thẳng, hình chữ nhật và biết thêm các loại biểu đồ khác.
 - HS nắm được công thức tính số trung bình cộng, vận dụng công thức đó để tính toán.
 - Rèn kĩ năng lập bảng tần số, vẽ biểu đồ và tính toán nhanh.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Các dạng bài tập.
 - HS: Kiến thức trong chương II.
C. Tiến trình lên lớp:
Tiết 1
1/ ổn định tổ chức:
2/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Lý thuyết
? Bảng như thế nào được gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu?
? Dấu hiệu là gì? Cho ví dụ?
? Tần số của một giá trị là gì?
 - HS đứng tại chỗ nêu.
 - 1 HS trả lời miệng.
 - 1 HS nêu.
A. Lý thuyết:
1/ Bảng số liệu thống kê ban đầu:
2/ Dấu hiệu:
3/ Tần số của một giá trị:
Hoạt động 2: Luyện tập
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 2 (SBT).
 - Gọi HS lần lượt trả lời miệng các câu hỏi từ a đ e
 + Câu e gọi nhiều đối tượng HS tìm tần số của mỗi màu.
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 3 (SBT).
 - Gọi 1 HS trả lời bài toán.
 - Gọi HS nhận xét.
 - GV đưa nội dung bài tập thêm.
? Dấu hiệu ở đây là gì?
? Số các giá trị là bao nhiêu?
? Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu?
? Hãy viết các giá trị khác nhau và tìm tần số của chúng?
 - GV chốt lại cách giải bài tập này.
 - 1 HS đọc đề bài.
 - HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi.
 - HS khác nhận xét, sửa sai (nếu có).
 - 1 HS đọc đề bài.
 - 1 HS trình bày miệng.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - HS nghiên cứu đề bài.
 - 1 HS lên bảng làm.
 HS dưới lớp làm vào vở.
 - 1 HS lên bảng làm phần c.
 - HS dưới lớp nhận xét.
B. Bài tập:
Bài 2 (SBT):
a, Để có được bảng này, Hương phải tìm gặp từng bạn trong lớp để lấy ý kiến của các bạn.
b, Có 30 bạn tham gia trả lời.
c, Dấu hiệu là: màu sắc ưa thích nhất của mỗi bạn.
d, Có 9 màu được nêu ra.
e, đỏ xanh da trời trắng
 6 3 4
vàng tím nhạt tím sẫm
 5 3 3
xanh nước biển hồng
 1 4 
 xanh lá cây
 1
Bài 3 (SBT):
 Người đó phải lập danh sách gồm tên các chủ hộ theo một cột và một cột khác ghi lượng điện đã tiêu thụ tương ứng đối với từng hộ thì mới làm hoá đơn thu tiền cho từng hộ được.
Bài tập thêm:
 Số HS nghỉ học ở mỗi buổi trong một tháng được ghi lại trong bảng sau:
1 2 0 1 3 0 1 0 4
0 1 1 0 1 0 0 1 3
1 1 2 0 0 1 1 1
a, Dấu hiệu là: Số HS nghỉ học ở mỗi buổi trong tháng.
 - Có 26 giá trị. 
b, Có 5 giá trị khác nhau.
c, Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 0; 1; 2; 3; 4.
 Với tần số tương ứng là: 9; 12; 2; 2; 1.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại phần lí thuyết về thu thập số liệu thống kê, tần số.
 - Làm bài tập: 
 Lập bảng số liệu thống kê ban đầu cho một cuộc điều tra nhỏ về một dấu hiệu mà em quan tâm (điểm kiểm tra của các bạn trong tổ, số con của từng gia đình sống quanh nhà em ).
Soạn: 20/2/2010
Giảng: 22/2/2010
Tiết 2
1/ ổn định tổ chức:
2/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
? Từ bảng số liệu ban đầu ta có thể lập được bảng nào?
? Nêu ý nghĩa của bảng tần số?
 - GV yêu cầu HS làm bài 4 (SBT).
 - Gọi 2 HS lên bảng làm.
 + HS1: Lập bảng tần số từ bài 1.
 + HS2: Lập bảng tần số từ bài 2.
 - GV theo dõi kiểm tra bài làm của HS dưới lớp.
 - Gọi HS nhận xét.
 - GV chốt lại cách lập bảng tần số từ bảng số liệu ban đầu.
 - GV đưa nội dung bài tập thêm.
 - Gọi 1 HS lên bảng làm.
 - Gọi HS nhận xét.
? Có thể viết được mấy bảng số liệu ban đầu?
 - GV yêu cầu HS là bài tập 5 (sgk – 11).
 - Gọi 1 HS thống kê lập bảng số liệu ban đầu.
 - Gọi 1 HS lên bảng lập bảng tần số.
 - Gọi HS nhận xét bài của bạn.
 - GV chốt lại kiến thức của bài.
 - HS đứng tại chỗ phát biểu.
 - HS làm bài tập vào vở.
Bài 4 (SBT):
Lập bảng tần số từ bài 1:
x
14
15
16
17
18
19
20
24
25
28
n
2
1
3
3
3
1
4
1
1
1
N=20
 - 2 HS lên bảng làm.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - HS nghiên cứu đề bài.
 - 1 HS lên bảng viết lại một bảng số liệu ban đầu.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - HS: Có thể viết được vô số bảng số liệu ban đầu. 
 - 1 HS lên bảng lập bảng số liệu ban đầu.
 - 1 HS lên bảng lập bảng tần số.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - HS chú ý.
Lập bảng tần số từ bài 2:
Giá trị (x)
Tần số (n)
Đỏ
6
Xanh da trời
3
Trắng
4
Vàng
5
Tím nhạt
3
Tím sẫm
3
Xanh nước biển
1
Hồng
4
Xanh lá cây
1
N = 30
Bài tập: Cho bảng “Tần số”.
x
16
17
18
19
20
n
3
4
1
1
1
N=10
 Từ bảng này viết lại một bảng số liệu ban đầu:
20 17 18 17 16
16 19 17 16 17
Bài 5 (sgk – 11):
Hướng dẫn về nhà
 - Xem lại các bài tập đã chữa.
 - BTVN: 6 (SBT).
 Bài tập: Cho bảng “Tần số”:
Giá trị (x)
100
101
102
103
104
105
Tần số (n)
1
3
2
4
8
2
N = 20
 Từ bảng này viết lại một bảng số liệu ban đầu.
Soạn: 27/2/2010
Giảng: 1/3/2010
Tiết 3
1/ ổn định tổ chức:
2/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra (7 ph)
 - GV nêu câu hỏi kiểm tra:
 + Viết công thức tính số trung bình cộng, giải thích các đại lượng có mặt trong công thức.
 + Nêu ý nghĩa của số trung bình cộng?
 + Mốt của dấu hiệu là gì?
 - GV chuẩn xác kết quả, đánh giá.
 + HS1 lên bảng viết công thức tính .
 + HS2 đứng tại chỗ trả lời.
 - HS dưới lớp nhận xét. 
Hoạt động 2: Luyện tập (36 ph)
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 11 (SBT – 6).
 - Gọi 1 HS lên bảng làm.
 - GV kiểm tra bài làm của HS dưới lớp.
 - Gọi HS nhận xét.
 - GV chuẩn xác kết quả
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 12 (SBT – 6).
 + Để so sánh nhiệt độ trung bình hàng năm của hai thành phố ta làm như thế nào?
 - Gọi HS tính trực tiếp trên công thức. 
 + Em hãy so sánh nhiệt độ trung bình hàng năm của hai thành phố này?
 - GV đưa nội dung bài tập: Điểm thi học kì môn Toán lớp 7D được ghi trong bảng sau:
6 5 4 7 7 6 8 5 8
3 8 2 4 6 8 2 6 3
8 7 7 7 4 10 8 7 3
5 5 5 9 8 9 7 9 9
5 5 8 8 5 9 7 5 5
a, Lập bảng tần số và tần suất của dấu hiệu.
b, Tính số trung bình cộng điểm kiểm tra của lớp.
c, Tính M0.
 - GV chuẩn xác kết quả.
 - HS làm bài tập vào vở.
 - 1 HS lên bảng làm.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - 1 HS đọc đề bài.
 - HS: Tính của hai thành phố rồi so sánh.
 - 2 HS lên bảng tính bằng mát tính bỏ túi.
 - 1 HS so sánh.
 - HS đọc đề bài và làm vào vở.
 - 1 HS tính tần suất.
 - 1 HS tính .
 - 1 HS tính M0.
 - HS dưới lớp nhận xét.
Bài 11 (SBT – 6):
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích (x.n)
17
18
19
20
21
22
24
26
28
30
31
32
3
5
4
2
3
2
3
3
1
1
2
1
51
90
76
40
63
44
72
78
28
30
62
32
= 
= 22,2
N=30
Tổng:
666
 M0 = 18
Bài 12 (SBT – 6):
Nhiệt độ trung bình của từng thành phố trong 20 năm:
 - Thành phố A:
 = 23,95°C.
 - Thành phố B:
 = 23,8°C.
 Vậy ở thành phố A nóng hơn thành phố B.
Bài tập thêm:
a, Lập bảng tần số và tần suất:
Điểm số (x)
Tần số (n)
Tần suất (f)
Các tích (x.n)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2
3
3
10
4
8
9
5
1
4%
7%
7%
22%
9%
18%
20%
11%
2%
4
9
12
50
24
56
72
45
10
=
ằ 6,3
N = 45
Tổng
282
 M0 = 5
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2 ph)
 - Ôn lại cách tính và tìm M0.
 - Xem lại các bài tập đã chữa.
 - BTVN: 15 (SBT – 7).
 Bổ sung thêm phần d, Tính số trung bình cộng của điểm gieo xúc xắc.
 e, Tìm mốt.
 - Chuẩn bị: Compa, thước thẳng, êke, SBT Toán tập 1 cho chủ đề sau.
Soạn: 6/3/2010
Giảng: 8/3/2010
Chủ đề 8: tam giác cân và tam giác vuông
A. Mục tiêu:
 - Củng cố các khái niệm về tam giác cân, tam giác vuông; các tính chất của tam giác cân; các dấu hiệu để nhận biết tam giác cân.
 - Củng cố kiến thức về các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
 - Củng cố định lí Pitago áp dụng trong tam giác vuông.
 - HS biết sử dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông để chứng minh hai đoạn thẳng hoặc hai góc bằng nhau.
 - HS có kĩ năng nhận biết hai tam giác vuông bằng nhau, tính một cạnh khi biết hai cạnh của một tam giác vuông.
 - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán.
B. Chuẩn bị: 
 - GV: Các dạng bài tập; thước thẳng, com pa, êke.
 - HS: SBT Toán tập 1; thước thẳng, com pa, êke.
C. Tiến trình dạy học:
Tiết 1
1/ ổn định tổ chức:
2/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra (10 ph)
 - GV nêu câu hỏi kiểm tra:
 + Nêu định nghĩa và tính chất của tam giác cân?
 + Nêu các dấu hiệu nhận biết một tam giác là tam giác cân?
 + Phát biểu định nghĩa tam giác đều và các dấu hiệu nhận biết một tam giác là tam giác đều?
 - HS lần lượt trả lời miệng các câu hỏi của GV đưa ra.
I. Lí thuyết:
1/ Tam giác cân:
2/ Tam giác đều:
Hoạt động 2: Luyện tập (32 ph)
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 69 (SBT).
 - Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình, ghi GT và KL của bài toán.
 - Gọi 1 HS nêu cách chứng minh và lên bảng trình bày bài.
 - Gọi HS nhận xét.
 - GV chuẩn xác kết quả.
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 72 (SBT).
 - Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình, ghi GT và KL của bài toán.
 - GV: Nêu cách chứng minh DADE là tam giác cân.
 - Gọi 1 HS trình bày chứng minh, GV ghi bảng.
 - GV chốt lại cách chứng minh một tam giác là tam giác cân.
 - 1 HS đọc đề bài.
 - 1 HS lên bảng vẽ hình, ghi GT và KL của bài toán.
 - 1 HS trình bày chứng minh.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - 1 HS đọc đề bài.
 - 1 HS lên bảng vẽ hình, viết GT và KL.
 - HS: Chứng minh AD = AE.
 - 1 HS trình bày miệng chứng minh.
Bài 68 (SBT): A
 N M
 B C
GT
DABC (AB = AC)
AN = NB; AM= MC
KL
BM = CN
Chứng minh
Ta có: AN = NB = 
 AM = MC = 
 Mà AB = AC
ị AN = NB = AM = MC
 Xét DABM và DACN có:
 AB = AC (gt)
 A chung
 AM = AN (cm trên)
 ị DABM = DACN (c.g.c)
 ị BM = CN 
Bài 72 (SBT): A
 D B C E
GT
DABC(AB=AC);BD=CE
KL
DADE cân
 Chứng minh
Ta có DABC cân tại A (gt)
ị AB = AC; B1 = C1
 Mà B2 + B1 = 180°
 C2 + C1 = 180°
 ị B2 = C2
 Xét DABD và DACE có:
AB = AC (gt)
B2 = C2 (cm trên)
BD = CE (gt)
ị DABD và DACE (c.g.c)
ị AD = AE ị DADE cân.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (3 ph)
 - Ôn lại Đ6. Tam giác cân.
 - Xem lại cách trình bày các bài tập đã chữa.
 - BTVN: 70, 77 (SBT – 106, 107).
 Hướng dẫn bài 70: Chứng minh DOBC cân ta phải chứng minh B = C.
 Bài 77: Chứng minh ba cạnh của tam giác bằng nhau.
Soạn: 13/3/2010
Giảng: 15/3/2010
Tiết 2
1/ ổn định tổ chức:
2/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: kiểm tra (5ph)
 - GV nêu câu hỏi kiểm tra:
 + Phát biểu định lí Pitago thuận và đảo. Viết hệ thức minh họa.
 - GV nhận xét, chốt lại.
 - 1 HS lên bảng kiểm tra:
 + Trả lời câu hỏi.
 - HS dưới lớp nhận xét.
I. Lí thuyết:
 * Định lí Pitago:
DABC, A = 90°
Û BC2 = AB2 + AC2
Hoạt động 2: luyện tập (37 ph)
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 83 ( ... i đa thức:
 x5 + 2x4 – 3x2 – x4 + 1 – x 
= (x5 + x4– x3) + (x3– 3x2– x + 1)
b, Hiệu của hai đa thức:
 x5 + 2x4 – 3x2 – x4 + 1 – x 
=(2x5–x4+x2)–(x5–2x4+ 4x2+x–1)
Bài 29 (SBT – 13):
 Tìm đa thức A biết:
a, A + (x2 + y2) = 5x2 + 3y2 – xy
A = (5x2 + 3y2 – xy) – (x2 + y2)
 = 5x2 + 3y2 – xy – x2 – y2
 = (5x2 – x2) + (3y2 – y2) – xy
 = 4x2 + 2y2 – xy
b, A – (xy + x2 – y2) = x2 + y2
A = (x2 + y2) + (xy + x2 – y2)
 = x2 + y2 + xy + x2 – y2
 = (x2 + x2) + (y2 – y2) + xy
 = 2x2 + xy
Bài 30 (SBT – 14):
Cho hai đa thức:
 M = x2 – 2yz + z2
 N = 3yz – z2 + 5x2
a, M + N 
= (x2– 2yz + z2) + (3yz – z2+ 5x2)
= x2 – 2yz + z2 + 3yz – z2 + 5x2
= (x2+5x2)+(-2yz+ 3yz)+ (z2– z2)
= 6x2 + yz 
b, M – N
= (x2– 2yz + z2) – (3yz – z2+ 5x2)
= x2– 2yz + z2 – 3yz + z2 – 5x2
= (x2– 5x2)+(-2yz –3yz)+ (z2+ z2)
= - 4x2 – 5yz + 2z2
 N – M
= (3yz – z2+ 5x2) – (x2– 2yz + z2)
= 3yz – z2+ 5x2 – x2 + 2yz – z2
= (3yz+ 2yz)+ (-z2– z2)+(5x2– x2)
= 5yz – 2z2 + 4x2
Hoạt động 3: hướng dẫn về nhà (2 ph)
 - Xem lại các bài tập đã chữa.
 - BTVN: 25, 27, 31, 32 (SBT – 13, 14).
 - Ôn tập khái niệm đa thức một biến và phép cộng, trừ đa thức một biến.
Soạn: 24/4/2010
Giảng: 26/4/2010
Tiết 4
1/ ổn định tổ chức:
2/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra (12 ph)
 - GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 + HS1: Làm bài tập 33a (sgk – 40).
 + HS2: Làm bài tập 33b (sgk – 40).
 - GV nhận xét, cho điểm.
 - 2 HS lên bảng kiểm tra:
 + HS1: Làm bài tập 33a (sgk – 40).
 + HS2: Làm bài tập 33b (sgk – 40).
 - HS dưới lớp nhận xét.
Bài 33 (sgk – 40): 
Tính tổng của hai đa thức:
a, M = x2y + 0,5xy3- 7,5x3y2+x3
 N = 3xy3 - x2y + 5,5x3y2
M+N=(x2y+0,5xy3-7,5x3y2 +x3) 
 + (3xy3 - x2y + 5,5x3y2)
 = x2y + 0,5xy3 - 7,5x3y2 + x3
 + 3xy3 – x2y + 5,5x3y2
 = 3,5xy3 - 2x3y2 + x3
b, P = x5 + xy + 0,3y2 - x2y3 - 2
 Q = x2y3 + 5 - 1,3y2
P+Q =( x5 + xy +0,3y2 -x2y3 -2) 
 + (x2y3 + 5 - 1,3y2) 
= x5 + xy + 0,3y2 - x2y3 - 2
 + x2y3 + 5 - 1,3y2 
= x5+ xy - y2 + 3
Hoạt động 2: luyện tập (32 ph)
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 35 (sgk – 40), bổ sung thêm câu c, N – M, 
 - Gọi 3 HS lên bảng làm.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 - GV yêu cầu HS nhận xét về kết quả của hai đa thức: M – N và N – M.
 - Qua bài tập trên GV lưu ý HS: ban đầu nên để hai đa thức trong ngoặc, sau đó mới bỏ dấu ngoặc để tránh nhầm lẫn.
 - HS làm bài tập vào vở.
 - 3 HS lên bảng làm.
 + HS1: phần a.
 + HS2: phần b.
 + HS3: phần c.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - HS nhận xét: Đa thức M – N và N – M có từng cặp hạng tử đồng dạng trong hai đa thức có hệ số đối nhau.
Bài 35 (sgk – 40):
 M = x2 - 2xy + y2
 N = y2+ 2xy + x2+ 1
a, M + N = (x2 - 2xy + y2)
 + (y2+ 2xy + x2+ 1)
 = x2 -2xy +y2 +y2+ 2xy + x2+ 1
 = 2x2 + 2y2 + 1
b, M - N = (x2 - 2xy + y2) 
 - (y2 + 2xy + x2+ 1) 
= x2 - 2xy + y2 - y2- 2xy - x2- 1 
= - 4xy - 1
c, N - M = (y2+ 2xy + x2+ 1)
 - (x2 - 2xy + y2) 
= y2+ 2xy + x2+ 1- x2 + 2xy - y2
= 4xy + 1
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 36 (sgk – 41).
 + Muốn tính giá trị của mỗi đa thức ta làm như thế nào?
 - Gọi 2 HS lên bảng làm.
 - GV chốt lại cách làm.
 - HS: Ta cần thu gọn đa thức, sau đó thay giá trị của các biến vào đa thức đã thu gọn rồi thực hiện các phép tính. 
 - HS cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.
 - HS dưới lớp nhận xét.
Bài 36 (sgk – 41):
 Tính giá trị biểu thức
a, x2 +2xy - 3x3 + 2y3 + 3x3 - y3 
 tại x = 5; y = 4
x2 + 2xy - 3x3 + 2y3 + 3x3 - y3 
 = x2 + 2xy + y3
Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức ta có: x2 + 2xy + y3 
 = 52 + 2.5.4 + 43
 = 25 + 40 + 64 = 129
b, xy - x2y2 + x4y4 - x6y6 + x8y8
 tại x = - 1; y = - 1
xy - x2y2 + x4y4 - x6y6 + x8y8
= xy - (xy)2 +(xy)4 - (xy)6+(xy)8
mà xy = (-1).(-1) =1
Vậy giá trị của biểu thức:
 = 1 - 12 + 14 - 16 + 18 = 1
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 38 (sgk – 41).
 + Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta làm thế nào?
 - Gọi 2 HS lên bảng làm.
 - GV nhận xét, chữa bài.
 - GV yêu cầu HS nhắc lại: Muốn cộng hay trừ đa thức ta làm như thế nào?
 - HS: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta chuyển vế C = B – A.
 - 2 HS lên bảng làm bài.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - HS: Muốn cộng hay trừ đa thức ta cần thực hiện các bước:
 + Viết các đa thức trong từng ngoặc rồi bỏ dấu ngoặc theo quy tắc.
 + áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các hạng tử đồng dạng.
 + Thu gọn các đơn thức đồng dạng.
Bài 38 (sgk – 41):
 Tìm đa thức C:
a, C = A + B
C = (x2 - 2y + xy +1)
 + (x2 + y - x2y2 - 1)
C =x2 -2y +xy +1+ x2+y -x2y2-1
C = 2x2 - x2y2 + xy - y
b, C + A = B ị C = B - A
C = (x2 + y - x2y2 - 1)
 - (x2 - 2y + xy + 1)
C= x2 +y -x2y2 -1- x2 +2y -xy -1
C = 3y - x2y2 - xy - 2
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (1 ph)
 - Xem lại các dạng bài tập đã chữa.
 - BTVN: 31, 32, 33 (SBT – 14).
Soạn: 1/5/2010
Giảng: 3/5/2010
Tiết 5
1/ ổn định tổ chức:
2/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: kiểm tra (9 ph)
 - GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 + HS1: Làm bài tập 44 (sgk – 45) theo cách cộng, trừ đã sắp xếp (cách 2, theo cột dọc).
 + HS2: Làm bài tập 48 (sgk – 46).
 - GV nhận xét, cho điểm. 
 - 2 HS lên bảng kiểm tra:
 + HS1: Làm bài tập 44 (sgk – 45).
 + HS2: Làm bài tập 48 (sgk – 46).
 - HS dưới lớp nhận xét.
Bài 44 (sgk – 45): 
a, Tính P(x) + Q(x)
+
P(x) =8x4-5x3 +x2 - 
Q(x) = x4–2x3+ x2– 5x- 
P(x)+Q(x)=9x4–7x3+ 2x2–5x– 1
b, Tính P(x) – Q(x)
+
P(x) =8x4-5x3 +x2 - 
- Q(x)=-x4+2x3-x2+5x+ 
P(x)-Q(x)=7x4–3x3 +5x+ 
Bài 48 (sgk – 46):
 (2x3 - 2x + 1) - (3x2 + 4x - 1)
= 2x3 - 2x + 1 - 3x2 - 4x + 1
= 2x3 - 3x2 - 6x + 2 
Vậy kết quả thứ hai là đúng.
Hoạt động 2: luyện tập (34 ph)
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 50 (sgk – 46).
 - Gọi 2 HS lên bảng thu gọn đa thức N, M.
 - GV nhắc HS vừa sắp xếp, vừa thu gọn.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
 - Gọi 2 HS khác lên tính N + M và N – M.
 - GV chốt lại cách làm.
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 51 (sgk – 46).
 - Gọi 2 HS lên bảng làm phần a.
 - Gọi 2 HS khác làm phần b.
 - GV nhắc nhở HS trước khi cộng hoặc trừ các đa thức cần thu gọn đa thức.
 - GV chốt lại kiến thức.
 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài 53 (sgk – 46).
 - GV đi các nhóm nhắc nhở, kiểm tra bài làm của các nhóm.
 - GV nhận xét.
- 2 HS lên bảng thu gọn đa thức.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - 2 HS khác lên bảng tính.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - 2 HS lên bảng thu gọn và sắp xếp hai đa thức.
 - 2 HS khác lên bảng thực hiện phép tính.
 - HS dưới lớp nhận xét.
 - HS hoạt động theo nhóm.
 - Đại diện một nhóm lên bảng trình bày bài.
 - HS dưới lớp nhận xét.
Bài 50 (sgk – 46):
a, Thu gọn đa thức:
N = 15y3 + 5y2 - y5 - 5y2 - 4y3 - 2y
 = -y5+(15y3 - 4y3) +(5y2- 5y) - 2y
 = - y5 + 11y3 - 2y
M=y2 + y3- 3y +1- y2+ y5 - y3 +7y5
= (y5 + 7y5) + (y3 - y3) 
 + (y2 - y2) + (- 3y) + 1
= 8y5 - 3y + 1
b, Tính:
+
N = - y5 + 11y3 - 2y
M = 8y5 - 3y + 1 
N + M = 7y5 + 11y3 - 5y + 1
-
N = - y5 + 11y3 - 2y
M = 8y5 - 3y + 1 
 N - M = - 9y5 + 11y3 + y – 1
Bài 51 (sgk – 46):
a, Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức theo luỹ thừa tăng của biến:
P(x)= 3x2 - 5+ x4 -3x3- x6- 2x2 - x3
=-5+(3x2–2x2)+(- 3x3– x3)+ x4– x6
= - 5 + x2 – 4x3 + x4 – x6
Q(x)=x3+ 2x5– x4+ x2– 2x3+ x – 1 
= - 1+ x + x2+ (x3- 2x3) - x4 + 2x5
= - 1 + x + x2 - x3 - x4 + 2x5
b, Tính:
+
P(x) =-5 +x2- 4x3+x4 -x6
Q(x)=-1+x +x2-x3 -x4+2x5
P(x)+Q(x)=-6+x+2x2-5x3 +2x5-x6
-
P(x) =-5 +x2-4x3+x4 -x6
Q(x)=-1+x +x2- x3-x4+2x5
P(x)-Q(x) = -4-x -3x3+2x4-2x5- x6
Bài 53 (sgk – 46):
a, Tính P(x) – Q(x):
+
P(x) = x5 – 2x4 + x2–x+1
-Q(x)=3x5–x4–3x3 +2x-6
P(x)-Q(x)=4x5–3x4–3x3+ x2+ x– 5
b, Tính Q(x) – P(x):
-
Q(x) =-3x5+x4+3x3 –2x+6
-P(x)=-x5+2x4 –x2 + x– 1 
Q(x)–P(x)=-4x5+3x4+3x3–x2–x+ 5
 Nhận xét: Các hạng tử cùng bậc của hai đa thức có hệ số đối nhau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2 ph)
 - Xem lại các bài tập đã chữa.
 - BTVN: 39, 40, 41, 42 (SBT – 15).
Soạn: 8/5/2010
Giảng: 10/5/2010
Chủ đề 10: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác
Tiết 1
1/ ổn định tổ chức:
2/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: kiểm tra (15 ph)
 - GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 + HS1: Phát biểu các định lí về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
 Chữa bài 3 (sgk – 56).
 + HS2: Chữa bài tập 3 (SBT – 24).
 - GV nhận xét, cho điểm.
 - 2 HS lên bảng kiểm tra:
 + HS1: Phát biểu hai định lí.
 Chữa bài 3 (sgk – 56).
 + HS2: Chữa bài tập 3 (sgk – 24).
 - HS dưới lớp nhận xét.
Bài 3 (sgk – 56):
a, Trong DABC có: 
A + B + C=180°
100° + 40° + C = 180°
 ị C = 40°
 Vậy A > B và C ị cạnh BC đối diện với A là cạnh lớn nhất.
b, Có B = C = 40° 
ị DABC cân.
Bài 3 (SBT – 24):
 Trong DABC có B > 90° (gt)
 ị D1 D1 
 ị AD > AB.
 Có D2 kề bù với D1 
mà D1 90°
ị D2 > C ị AC > AD
Vậy AB < AD < AC.
Hoạt động 2: luyện tập (28 ph)
 - GV treo bảng phụ và yêu cầu HS làm bài 5 (sgk – 56)
 - GV: Tương tự như bài 3 SBT vừa chữa, hãy cho biết trong ba đoạn thẳng AD, BD, CD đoạn nào dài nhất, đoạn nào ngắn nhất? Vậy ai đi xa nhất, ai đi gần nhất?
 - GV chốt lại định lí 2.
 - 1 HS đọc đề bài.
 - 1 HS trình bày miệng bài toán.
 - HS ghi bài.
Bài 5 (sgk – 56):
 - Xét DDBC có: C > 90°
ị C > B1 vì B1 < 90°
ị DB > DC.
 - Có B1 90°
 Xét DDAB có B2 > 90°
 ị B2 > A ị DA > DB
 Vậy DA > DB > DC.
ị Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất.
 - GV treo bảng phụ và yêu cầu HS làm bài 6 (sgk – 56)
 - Gọi 1 HS lên bảng làm.
 - GV chốt lại định lí 1.
 - 1 HS đọc đề bài.
 - 1 HS lên bảng trình bày.
 - HS dưới lớp nhận xét.
Bài 6 (sgk – 56):
 Vì D nằm giữa A và C nên:
 AC = AD + DC
Mà DC = BC (gt)
ị AC = AD + BC
ị AC > BC ị B > A.
 Vậy kết luận c là đúng.
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 7 (SBT – 24).
 - Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL của bài toán.
 - GV gợi ý: kéo dài AM một đoạn MD = MA hãy cho biết BAM bằng góc nào? Vì sao?
 + Vậy để so sánh BAM và MAC, ta so sánh D và MAC
Muốn vậy ta xét DACD.
 - GV yêu cầu 1 HS nêu cách chứng minh. Sau đó, 1 HS khác lên bảng trình bày bài làm.
 - GV chốt lại cách làm.
 - 1 HS đọc đề bài.
 - 1 HS lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL của bài toán.
 - HS: BAM = D vì DAMB = DDMC 
 - 1 HS trình bày bài chứng minh.
 - HS dưới lớp nhận xét.
Bài 7 (SBT – 24):
 A
 M
 B C
 D
GT
DABC có AB < AC
BM = MC
KL
So sánh BAM và MAC.
Chứng minh
 - Kéo dài AM đoạn MD = AM.
 - Xét DAMB và DDMC có:
 MB = MC (gt)
 AMB = CMD (đối đỉnh)
 MA = MD (cách vẽ)
ị DAMB = DDMC (c.g.c)
ị BAM=D (hai góc tương ứng)
và AB = DC (cạnh tương ứng)
 - Xét DADC có: AC > AB (gt)
AB = DC (cm trên) ị AC> DC 
ị D > MAC .
Mà BAM = D ị BAM > MAC.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2 ph)
 - Xem lại các bài tập đã chữa.
 - BTVN: 5, 6, 8 (SBT – 24, 25).

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon toan 7 chuan.doc