Tiết 1 Những kiến thức cơ bản về văn tự sự
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức cơ bản cần ghi nhớ về văn tự sự. Hiểu rõ thế nào là văn bản tự sự, vấn đề cơ bản nhất trong bài văn tự sự, dàn ý, các sự việc
II. Chuẩn bị
- Giáo viên:soạn bài
- Học sinh: ôn lại những kiến thức cơ bản về bài văn tự sự
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
Trong môn ngữ văn có ba phân môn: Văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn thì có lẽ khó nhất là phần TLV. Chủ đề 1 sẽ luyện cho các em kỹ năng viết văn bản tự sự
☺Ngày soạn: 17 /8/2009 Tiết 1 Những kiến thức cơ bản về văn tự sự I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức cơ bản cần ghi nhớ về văn tự sự. Hiểu rõ thế nào là văn bản tự sự, vấn đề cơ bản nhất trong bài văn tự sự, dàn ý, các sự việc II. Chuẩn bị - Giáo viên:soạn bài - Học sinh: ôn lại những kiến thức cơ bản về bài văn tự sự III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới Trong môn ngữ văn có ba phân môn: Văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn thì có lẽ khó nhất là phần TLV. Chủ đề 1 sẽ luyện cho các em kỹ năng viết văn bản tự sự Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Em hiểu tự sự là gì? Thế nào là văn bản tự sự? VB tự sự có những đặc điểm cơ bản nào? Nhắc lại dàn ý chung của bài văn tự sự? Đề bài: Nhận xét về bố cục của: “Tôi đi học” - Cụ thể: biến chuyển của trời đất cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường gợi cho nhân vật “tôi’ nhớ lại mình ngày đầu tiên đi học Đề bài: Kể lại những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của bản thân em? I. Những kiến thức cơ bản về văn tự sự 1. Khái niệm - Tự sự(kể chuyện): là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc có sự liên kết và lôgic với nhau. - Văn bản tự sự: là kiểu VB mà trong đó người viết kể lại diễn biến một câu chuyện hay một sự việc nào đó bằng lời văn của mình 2. Những đặc điểm cơ bản của văn tự sự - Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể sinh động: sự việc xảy ra ở đâu, trong thời gian nào, có đặc điểm gì, ai là người gây ra sự việc đó, nguyên nhân, diễn biến, kết cục của sự việc đó ntn - Nhân vật: + Nhân vật là người thực hiện các sự việc xảy ra trong văn bản + Nhân vật chính: đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của văn bản + Nhân vật phụ: là người giúp nhân vật chính hành động + Nhân vật được thể hiện qua: tên gọi, hình dáng, lai lịch, tính nết, hành động, tâm trạng.. 3. Dàn ý của bài văn tự sự a. Mở bài: Giới thiệu chung về kết quả, nhân vật hay sự việc được kể b. Thân bài: Kể lại toàn bộ diễn biến của sự việc theo một trình tự hợp lí c. Kết bài: Kể lại kết cục của sự việc II. Luyện tập Bài 1 VB bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”: và theo trình tự thời gian của buổi tựu truờng - Từ hiện tại mà nhớ về quá khứ - Tâm trạng, cảm giác của “tôi” trên đường tới trường - Tâm trạng, cảm giác của “tôi” trên khi ở trên sân truờng Tâm trạng, cảm giác của “tôi” lúc ở trong lớp học Bài 2 IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố Hệ thống lại khái niệm VB tự sự, đặc điểm cơ bản của VBTS 2. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc khái niệm VBTS, đặc điểm của VBTS - Hoàn thiện BT 2 Ngày soạn: 29/8/2009 Chủ đề 1 Tiết 2 Phương pháp viết văn bản tự sự I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh củng cố các kỹ năng về phương pháp viết văn tự sự: viết phần MB, TB, KB, phương pháp lựa chọn các kỹ năng để viết bài văn tự sự một cách tốt nhất II. Chuẩn bị - Giáo viên:soạn bài - Học sinh: ôn lại những kiến thức cơ bản về phương pháp viết văn tự sự III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn tự sự? 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Nhắc lại bố cục của bài văn tự sự? Có thể mở bài bằng cách nào? Giáo viên đọc cho HS nghe một số mở bài mẫu Các dạng BTCTTV- 156 Nêu cách viết phần thân bài? Phương pháp viết phần kết bài ntn? Có những ngôi kể nào? Kể chuyện theo ngôi thứ nhất có đặc điểm gì? Đặc điểm của ngôi kể thứ ba là gì? Nên lựa chọn sự việc ntn? Việc đó có vai trò gì? Lời kế, ngôi kể có MQH với nhau ntn? Đề bài: Kể về một kỷ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi. GV hướng dẫn xác định: - Ngôi kể, lời kể - Các sự việc được kể - XD dàn ý I. Phương pháp viết văn tự sự 1. Phương pháp chính a.Phương pháp viết mở bài - Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống phát sinh truyện - Có thể giới thiệu khái quát về kết quả, về nhân vật hoặc truyện được kể b. Phương pháp viết phần thân bài - Kể mỗi sự việc tách thành một đoạn văn có sự liên kết - Các sự việc được sắp xếp hợp lí theo trình tự: trước- sau, mở đầu, diễn biến, kết thúc c. Phương pháp viết kết bài - Kể kết cục của sự việc và nêu ấn tượng về sự việc đó 2. Các phương pháp bổ trợ a. Phương pháp lựa chọn ngôi kể * Ngôi kể thứ nhất - Người kể xưng tôi và là người trực tiếp có mặt trong câu truyện - Những truyện có tính chất hồi kí bắt buộc phải kể theo ngôi thứ nhất để đảm bảo tính chân thực - Kể theo ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện có màu sắc như thật, người kể dễ dàng biểu cảm * Ngôi kể thứ ba - Người kể thường dấu mình nhưng vẫn quan sát đầy đủ các sự việc xảy ra - Làm cho lời văn mang tính khách quan b. Phương pháp lựa chọn sự việc kể - Xác định sự việc chính xuay quanh nhân vật chính - Xác định sự việc phụ xuay quanh nhân vật phụ => tránh kể lan man thiếu trọng tâm c. Phương pháp lựa chọn lời kể, thứ tự kể - Ngôi kể quy định lời kể-> việc lựa chọn ngôi kể phù hợ là rất quan trọng - Có thể kể xuôi, có thể kể ngược II. Luyện tập IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố Hệ thống các phương pháp làm văn bản tự sự 2. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc, vận dụng các phương pháp viết văn tự sự - Hoàn thiện BT phần LT *************** ******************* **************** **************** Ngày soạn: 10/9/2009 Chủ đề 1 Tiết 3 Phương pháp viết văn bản tự sự(tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh củng cố các kỹ năng về phương pháp viết văn tự sự: viết phần MB, TB, KB, phương pháp lựa chọn các kỹ năng để viết bài văn tự sự một cách tốt nhất II. Chuẩn bị - Giáo viên:soạn bài - Học sinh: ôn lại những kiến thức cơ bản về phương pháp viết văn tự sự III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn tự sự? 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Khi gặp một đề văn tự sự ta cần thực hiện các thao tác nào? Lập dàn ý theo bố cục ntn? Hãy kể lại văn bản: “Tức nước vỡ bờ” theo ngôi thứ nhất. Gợi ý: xá định người kể, sự việc chính, nhân vật chính Sau khi thực hiện các bước trên, học sinh tiến hành kể lại VB d. Thao tác tìm hiểu đề * Đọc kĩ đề * Xác định mục đích, yêu cầu(Nội dung, hình thức) * Tìm ý: tự đặt ra các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó để tìm ra ý lớn, ý nhỏ * Lập dàn ý: bố cục 3 phần - Mở bài - Thân bài - Kết bài * Luyện tập - Nhân vật chính: Chị Dậu - Sự việc chính: + Chị Dậu chăm sóc chồng ốm + Chị Dậu đối phó với cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng - Ngôi kể: thứ nhất(nhập vai chị Dậu) IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố Hệ thống các phương pháp làm văn bản tự sự 2. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc, vận dụng các phương pháp viết văn tự sự - Hoàn thiện BT phần LT Ngày soạn: 14/9/2009 Chủ đề 1 Tiết 4 Thực hành viết văn bản tự sự I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh củng cố các kỹ năng về phương pháp viết văn tự sự: viết phần MB, TB, KB, phương pháp lựa chọn các kỹ năng để viết bài văn tự sự một cách tốt nhất II. Chuẩn bị - Giáo viên: đề bài, đáp án - Học sinh: ôn lại những kiến thức cơ bản về phương pháp viết văn tự sự III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày một số phương pháp cơ bản khi viết văn tự sự? 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Xác định mục đích, yêu cầu của đề? Xây dụng dàn ý cho đề bài trên? Em dự định mở bài ntn? Phần thân bài kể về những sự việc gì? Kết bài ra sao? Khi dựng đoạn ta cần lưu ý những gì? Đề bài : Hãy kể về người bạn thân của em * Tìm hiểu đề: - Hình thức: Văn tự sự - Nội dung: người bạn thân * Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn của mình - Thân bài: Kể theo trình tự: + Mối quan hệ giữa mình với bạn + Tính nết, đặc điểm ngoại hình của bạn + Kể về tài năng của bạn + Kể với mối quan hệ của bạn với mọi người + Kể về những việc làm tốt của bạn + Kể về những kỉ niệm của mình với bạn - Kết bài: Khẳng định lại vị trí của bạn trong lòng mình * Viết bài Viết từng đoạn văn, mỗi một sự việc trình bày thành một đoạn văn theo các cách: quy nạp, diễn dịch, song hành IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố Hệ thống các phương pháp, ký năng làm văn bản tự sự 2. Hướng dẫn về nhà Ngày soạn: 23/9/2009 Chủ đề 1 Tiết 5 Thực hành viết văn bản tự sự I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh củng cố các kỹ năng về phương pháp viết văn tự sự: viết phần MB, TB, KB, phương pháp lựa chọn các kỹ năng để viết bài văn tự sự một cách tốt nhất II. Chuẩn bị - Giáo viên: đề bài, đáp án - Học sinh: ôn lại những kiến thức cơ bản về phương pháp viết văn tự sự III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày một số phương pháp cơ bản khi viết văn tự sự? 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Xác định mục đích, yêu cầu của đề? Xây dụng dàn ý cho đề bài trên? Em dự định mở bài ntn? Phần thân bài kể về những sự việc gì? Kết bài ra sao? Khi dựng đoạn ta cần lưu ý những gì? Đề bài: Hãy kể về một đồ chơi tuổi thơ của em * Tìm hiểu đề: - Hình thức: Văn tự sự - Nội dung: Một thứ đồ chơi tuổi thơ * Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu chung về đồ chơi tuổi thơ - Thân bài: Kể theo trình tự: + Lí do vì sao em có món đồ chơi đó(ai tặng, ai cho), có trong hoàn cảnh nào + Em gắn bó với đồ chơi đó ra sao + Đồ chơi đó gắn liền với những kỉ niệm nào của em + Cảm xúc, suy nghĩ của em khi nhớ về món đồ chơi tuổi thơ đó - Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em với đồ chơi tuổi thơ * Viết bài Viết từng đoạn văn, mỗi một sự việc trình bày thành một đoạn văn theo các cách: quy nạp, diễn dịch, song hành IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố Hệ thống các phương pháp, ký năng làm văn bản tự sự 2. Hướng dẫn về nhà Ngày soạn: 27/9/2009 Chủ đề 1 Tiết 6 Luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự I. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh củng cố thêm kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự. - Tích hợp với các văn bản đã học II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: ôn lại những kiến thức cơ bản tóm tắt VB tự sự III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Nói đến văn bản tự sự là nói đến những VB nghệ thuật có nội dung kể về những cảnh đời, những số phận cụ thể, tức là phải có cốt truyện, có nhân vật, có lời thoại - Một VB tự sự bao giờ cùng có cốt truyện với hệ thống các sự việc, tình tiết cụ thể. + VBTS phải có hệ thống các NV. Số lượng NV nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nội dung, tính phức tạp của câu truyện Hãy tóm tắt đoạn trích : “Trong lòng mẹ” GV hướng dẫn học sinh xác định nhân vật, sự việc tiêu biểu trước khi tóm tắt 1. Kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự - Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của câu truyện(bao gồm ... C. 2. Xác định luận điểm và luận cứ - Luận điểm: ý nghĩa của bài “Chiếu dời đô”. - Luận cứ: + Khát vọng xây dựng quốc gia độc lập, lớn mạnh của DT + Thể hiện sự phát triển của đất nước. + Sự anh minh, sáng suốt của Lí Công Uốn. - Kết hợp các yếu tố: TS- MT- BC khi đưa ra luận cứ. 3. Viết đoạn văn IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố - Nắm chắc kĩ năng viết ĐVNL kết hợp các yếu tố TS - MT – BC 2. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại kĩ năng viết ĐVNL - Tiết sau kiểm tra chủ đề 3 Ngày soạn: 24/4/2010 Chủ đề 3 Tiết 31 Kiểm tra chủ đề 3 I. Mục tiêu cần đạt - Kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết ĐV nghị luận kết hợp TS-MT- BC của học sinh - Giúp HS nhận thấy ưu, nhược điểm của mình khi làm văn. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của 2. Bài mới Đề bài Câu 1(2 điểm ): Hãy cho biết vai trò của các yếu tố TS- MT- BC trong bài văn nghị luận? Câu 2(2 điểm): a. Yếu tố BC được đưa vào bài văn nghị luận bằng cách nào? b. Khi đưa các yếu tố TS- Mt vào bài nghị luận cần lưu ý điều gì? Câu 3(6 điểm): Hãy viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quan điểm về cách học của Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn còn rất đúng. Trong ĐV có dùng các yếu tố TS- MT- BC Đáp án- Biểu điểm Câu 1(2 điểm ): Các yếu tố TS- MT- BC được đưa vào bài văn nghị luận để giúp cho bài văn có sự tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người nghe, người đọc, nhằm giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động và bài do đó bài văn có sức thuyết phục cao hơn. Câu 2(2 điểm): a. Yếu tố BC được đưa vào bài văn nghị luận thông qua các từ ngữ BC, các câu cảm thán, giọng điệu biểu cảm... b. Khi đưa các yếu tố TS- Mt vào bài nghị luận cần lưu ý: các yếu tố này phải thực sự xuất phát từ nhu cầu NL, đưa vào phải phù hợp với LĐ, LC, phải phục vụ cho việc làm sáng tỏ LĐ, LC và không phá vỡ tính mạnh lạc của bài văn Câu 3(6 điểm): - Đưa ra nhận xét: Quan điểm về cách học của NT đến nay vẫn đúng. - Phân tích để làm rõ cách học ấy đúng ntn? - ý nghĩa của cách học đó đối với ngày nay. Chú ý kết hợp các yếu tố TS- MT- BC cho phù hợp Ngày soạn: 26/4/2010 Chủ đề 3 Tiết 32 Luyện viết đoạn văn nghị luận kết hợp với tự sự- miêu tả- biểu cảm I. Mục tiêu cần đạt - Củng cố và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn nghị luận kết hợp BC - TS - MT II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học HS đọc đề bài Chúng ta cần triển khai luận điểm nào? Cần có những luận cứ gì? Kết hợp các yếu tố TS- MT- BC ra sao? Dựa trên dàn ý vừa lập Hs tiến hành viết đoạn văn có câu chủ đề theo các cách; quy nạp, diễn dịch 1. Đề bài Viết đoạn văn làm rõ nhận xét: “Tình yêu nước của ND ta” qua bốn tác phẩm NL trung đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học . Trong đoạn văn có dùng yếu tố TS- MT- BC. 2. Xác định luận điểm và luận cứ - Luận điểm: Lòng yêu nước của ND ta qua các tác đã học - Luận cứ: + Nguyện vọng xây dựng đất nước độc, tự cường, lớn mạnh(Chiếu dời đô) + Quyết tâm bảo vệ đất nước(trong Hịch tướng sĩ) + Tự hào về nền văn hiến và độc lập của đất nước(Nước Đại Việt ta) + Nguyện vọng xây dựng nền giáo dục có ích cho nước nhà(Bàn luận về phép học) - Kết hợp các yếu tố: TS- MT- BC khi đưa ra luận cứ. 3. Viết đoạn văn IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố - Nắm chắc kĩ năng viết ĐVNL kết hợp các yếu tố TS - MT – BC 2. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại kĩ năng viết ĐVNL - Tập viết các đoạn văn nghị luận có sự kết hợp TS- MT- BC Ngày soạn: 3/5/2010 Chủ đề 3 Tiết 33 Luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận kết hợp tự sự- miêu tả- biểu cảm(tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt - Củng cố và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn NL, vận dụng thành thạo kĩ năng viết ĐV nghị luận kết hợp BC - TS - MT II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Có thể thêm câu nào trong số các câu chủ đề sau vào vị trí đầu đoạn? - Yêu thương chồng con hết mực là đức tính quý báu của chị Dậu. - Là người thương yêu chồng con, chị Dậu quên hết bản thân mình. - Chị Dậu là người phụ nữ hết mực yêu thương chồng con. Cho đề văn: “Bạn em say mê học toán nhưng lại chưa thích học văn.” Em hãy góp ý với bạn để giúp bạn học tập toàn diện hơn và đạt kết quả cao hơn. Học sinh triển khai các luận điểm trên thành các ĐVNL GV kiểm tra -> Nhận xét và sửa chữa. Bài 1 Từ ĐV không có câu chủ đề dưới đây , em hãy viết thành ĐV có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn. “Thương chồng đau ốm mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con, chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhin đói, chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tửu, thằng Dần, cái Tí.” -> Có thể dùng câu 3 Bài 2 * Hệ thống luận điểm: - Học văn nâng cao hiểu biết toàn diện về con người và lịch sử - Học văn giúp cho con người có sức tưởng tượng phong phú, năng lực quan sát và cảm nhận tinh tế - Học văn bồi đắp cho ta những tình cảm đẹp. - Học văn còn là học cách lập luận, diễn đạt. * Viết đoạn văn IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố - Nắm chắc kĩ năng viết ĐVNL kết hợp các yếu tố TS - MT – BC 2. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại kĩ năng viết ĐVNL - Tập viết các đoạn văn nghị luận có sự kết hợp TS- MT- BC Ngày soạn: 11/5/2010 Chủ đề 3 Tiết 34 Các dạng bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận I. Mục tiêu cần đạt - Củng cố và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn NL, vận dụng thành thạo kĩ năng viết ĐV nghị luận kết hợp BC - TS - MT II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Thế nào là mở bài trực tiếp? GV đọc ĐV tham khảo MB gián tiếp khác mở bài trực tiếp ntn? GV đọc ĐV tham khảo 1. Đề bài Chứng minh rằng nhân dân Việt nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. hãy viết phần mở bài cho đề bài trên bằng hai cách: - Mở bài bằng cách đi thẳng vào vấn đề - Mở bài bằng cách đối lập, tương phản. 2. Cách làm a. Đi thẳng vào vấn đề(Mở bài trực tiếp) - Giới thiệu luôn về truyền thống đạo lí đề cao tình nghĩa thủy chung, về lòng biết ơn của DTVN. - Trích dẫn câu tục ngữ * Đoạn văn tham khảo: DTVN luôn đề cao tình nghĩa, thủy chung. Trong đó, lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa ăn ở mà ông bà, cha mẹ luôn quan tâm, nhắc nhở con cháu. Bài học luân lí đó đã được ND ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” b. Mở bài bằng cách đối lập, tương phản - Nêu những biểu hiện trái với lòng biết ơn, từ đó nêu ra bài học đạo lí về lòng biết ơn - Trích dẫn câu tục ngữ * Đoạn văn tham khảo: Sống ở trên đời, có không ít những kẻ bội bạc, vô ơn “Ăn cháo đá bát”. Để nhắc nhở học sống theo đạo lí tình nghĩa, thủy chung, ông cha ta đã đúc kết câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” c. HS thực hành viết đoạn văn IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố - Nắm chắc kĩ năng viết ĐVNL kết hợp các yếu tố TS - MT – BC 2. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại kĩ năng viết ĐVNL - Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên Ngày soạn: 11/5/2010 Chủ đề 3 Tiết 35 Các dạng bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt - Củng cố và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn, bài văn NL, vận dụng thành thạo kĩ năng viết ĐV nghị luận kết hợp BC - TS - MT II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học HS đọc đề bài Đối với đề bài này ta cần vận dụng phương pháp lập luận nào cho phù hợp? Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? Để làm sáng tỏ vấn đề đó ta cần triển khai các luận điểm nào? ở mỗi luận điểm, ta cần tìm những luận cứ nào? Dựa vào dàn ý, HS triển khai thành các đoạn văn nghị luận Đề bài Chứng minh rằng: Cảm hứng trào phúng không tách rời cảm hứng trữ tình là đặc sắc nổi bật của ND và nghệ thuật của chương “Thuế máu” (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) 1. Tìm hiểu đề - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh - Vấn đề cần nghị luận: Nét đặc sắc tiêu biểu về ND- NT của VB “Thuế máu” chính là sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng trữ tình và cảm hứng trào phúng. 2. Luận điểm * Cảm hứng trào phúng thể hiện qua: - Giọng điệu trào phúng: + Giọng điệu giễu cợt mỉa mai, nghệ thuật phản bác + Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu sự thực nhằm đập lại các lời lẽ giả dối của bọn cầm quyền. + Nhắc lại những mĩ từ mà bọn thực dân dùng để lừa bịp dân thuộc địa để mỉa mai, đả kích. * Cảm hứng trữ tình thể hiện qua : - Các hình ảnh, giọng điệu mải mai chua chát càng thấy xót xa cho số phận của những người dân thuộc địa, qua đó thể hiện sự căm ghét, yêu thường của tác giả đối với họ. - Tình cảm của tác giả được dồn nén trong các hình ảnh...đó chính là tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. 3. Viết bài IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố - Nắm chắc kĩ năng viết ĐVNL kết hợp các yếu tố TS - MT – BC 2. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại kĩ năng viết ĐVNL - Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên Ngày soạn: 12/5/2010 Chủ đề 3 Tiết 36 Luyện nói: Nghị luận về một vấn đề xã hội I. Mục tiêu cần đạt - Củng cố và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn NL, vận dụng thành thạo kĩ năng viết ĐV nghị luận kết hợp BC - TS - MT - Rèn kĩ năng trình bày, lập luận trước đông người cho học sinh II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học HS đọc đề bài Đối với đề bài này ta cần vận dụng phương pháp lập luận nào cho phù hợp? Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? Để làm sáng tỏ vấn đề đó ta cần triển khai các luận điểm nào? ở mỗi luận điểm, ta cần tìm những luận cứ nào? GV lần lượt gọi học sinh lên trình bày trước lớp. Đề bài Chứng minh rằng: Môi trường sống của chúng ta đang bị hủy hoại nghiêm trọng 1. Tìm hiểu đề - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh - Vấn đề cần nghị luận: Môi trường sống của chúng ta đang bị hủy hoại nghiêm trọng 2. Luận điểm - Thực trạng ô nhiễm môi trường ở VN và trên thế giới hiện nay. - Nguyên nhân - Giải pháp 3. Luyện nói * Yêu cầu: - Giọng nói rõ ràng, lưu loát, có ngữ điệu - Đảm bào đủ các luận điểm, luận cứ. IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố - Củng cố lại kĩ năng viết ĐVNL kết hợp các yếu tố TS - MT – BC 2. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại kĩ năng viết ĐVNL
Tài liệu đính kèm: