Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 tiết 5: Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 tiết 5: Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa

Tiết 5 : Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

 - Hệ thống hóa kiến thức về các phép tu từ cú pháp đã học.

 - Nắm được khái niệm, phân loại, đặc điểmcủa các biện pháp tu từ cú pháp.

 - Có ý thức sử dụng , nhận diện khi làm bài tập ,với tình huống giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên: Soạn bài. Tham khảo tài liệu, hệ thống ôn tập.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài

C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:

 - GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

HOẠT ĐỘNG2: Giới thiệu bài:

 Trong tiết ôn tập lần trước ( Tiết 123) các em đã nắm được các kiểu câu đơn, các loại dấu câu. Tiết học hôm nay chúng ta đi ôn tập tiếp các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 tiết 5: Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 13/09/2009 
Dạy ngày: 15/09/2009 
 Tiết 5 : Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 
	- Hệ thống hóa kiến thức về các phép tu từ cú pháp đã học.
 - Nắm được khái niệm, phân loại, đặc điểmcủa các biện pháp tu từ cú pháp.
 - Có ý thức sử dụng , nhận diện khi làm bài tập ,với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị : 
	- Giáo viên: Soạn bài. Tham khảo tài liệu, hệ thống ôn tập.
	- Học sinh: Chuẩn bị bài
C. Tiến trình các hoạt động 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
	- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
Hoạt động2: Giới thiệu bài:
	Trong tiết ôn tập lần trước ( Tiết 123) các em đã nắm được các kiểu câu đơn, các loại dấu câu. Tiết học hôm nay chúng ta đi ôn tập tiếp các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.
Hoạt động 3: Bài mới 
 Hoạt động của gv- hs
 Nội dung cần đạt
? Nhắc lại các phép tu từ cú pháp đã học?
( Điệp ngữ, liệt kê)
? Thế nào là điệp ngữ?
? Lấy ví dụ đoạn thơ có sử dụng điệp ngữ.
? Các dạng điệp ngữ?
? Liệt kê là gì ?
? Có mấy kiểu liệt kê? cho ví dụ?
- Lấy ví dụ?
GV: Liệt kê là một phép tu từ cú pháp. Vì vậy khi sử dụng cần chú ý tới giá trị biểu cảm của nó?
- GV đưa các bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng phân tích
- Gọi HS nhận xét
II. Các phép tu từ cú pháp.
1. Điệp ngữ 
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ để làm bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Ví dụ: Khổ cuối bài: Tiếng gà trưa.
- Có nhiều dạng: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( Điệp ngữ vòng)
2. Liệt kê.
- Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn nhiều khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm.
+ Liệt kê theo từng cặp.
+ Liệt kê không theo từng cặp.
+ Liệt kê tăng tiến 
+ Liệt kê không tăng tiến.
- VD: Tinh thần, lực lượng, tính mạng,của cải
- Tinh thần và lực lượng; tính mạng và của cải.
- Ví dụ: Tre, nứa, trúc, mai, vầu...
- Ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được nữa.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: 
- Tìm cụm C-V làm thành phần.
a. Sen nở hoa/ làm mặt hồ thêm đẹp
 C V C V
 BN
 C V
b. Trăng lên / làm sáng cả núi đồi.
 C V
 C V
c. Cái áo này/ vai may hơi rộng 
 C V
 C V
d. Cuốn sách mẹ mua / có nhiều tranh 
 C V
 ĐN
minh họa rất sinh động.
2. Bài tập 2:
- Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì?
a. Chao ôi! dì Hảo khóc, dì khóc nức nở, khóc nấc lên , khóc như người ta thổ.
-> Liệt kê tăng tiến
b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
- > Liệt kê theo từng cặp.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ở nhà: Ôn tập lại lý thuyết
- Làm bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 5- VAN TU CHON 8.doc