Bài 2
Giảng:
Ôn tập Từ tượng hình, từ tượng thanh
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
- phân tích được đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh. 2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
Ii. tổ chức giờ học:
I. Đặc điểm, công dụng.
1. Bài tập (sgk/49).
- Các từ :
+ Gợi h/ảnh, dáng vẻ: ->Từ tượng hình.
+ Mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người -> Từ tượng thanh.
Soạn: Bài 2 Giảng: Ôn tập Từ tượng hình, từ tượng thanh I. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. - phân tích được đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh. 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả. Ii. tổ chức giờ học: HĐ của GV &HS Nội dung chính H: Em hiểu từ tương hình và từ tượng thanh là gì? H: Theo em những từ đó có có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự? - HS trả lời, GV khái quát. H: Có mấy đơn vị k/thức cần nhớ? - GV cho HS tìm từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn văn. "Anh Dậu uốn vai ngáp dài 1 tiếng, uể oải chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngẩng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo anh mới kề đến miệng. Cai lệ và nguời nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với roi song tay thước và dây thừng.."? - Từ tượng hình: uể oải, run rẩy, - Từ tượng thanh : sầm sập * GV: Các em đã học VB "Lão Hạc", “Trong lòng mẹ”, có nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị biểu cảm H: Đặt câu với các từ tượng thanh? - HS hoạt động cá nhân. - HS phải nắm rõ ý nghĩa của các từ. + Lắc rắc: âm thanh của cành cây khô rơi hoặc mưa. + Lã chã: nước mắt rơi nhiều, chảy ròng ròng. + Lấm tấm: nhiều hạt nhỏ li ti. + Lập loè: ánh sáng khi loé lên, khi tắt đi. + Lộp bộp: Tiếng gõ vào mặt giấy cứng hay vào mo. + lạch bạch: đi nặng nề. + khúc khuỷ: quanh co. I. Đặc điểm, công dụng. 1. Bài tập (sgk/49). - Các từ : + Gợi h/ảnh, dáng vẻ: ->Từ tượng hình. + mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người -> Từ tượng thanh. - Tác dụng: Gợi hình ảnh, âm thanh, cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm. 2. Ghi nhớ: (SGK-T49) - K/n từ tượng hình, từ tượng thanh. - T/d của từ tượng hình, từ tượng thanh. II. Luyện tập * Bài 4. Đặt câu - Gió thổi ào ào, nhưng vẫn nghe tiếng cành khô gãy rắc rắc. - Em bé khóc, nước mắt rơi lã chã. - Trên ngọn cây lấm tấm những giọt sương mai. - Mưa rơi lộp bộp trên tàu lá chuối. *Bài tập 5: Viết đ/v 3-->5 câu sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Gạch chân dưới những từ đó * Bài tập bổ xung : Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn thơ sau? Đường phố bỗng rào rào chân bước vội Người người đi như nước xối bên hè Những con chim lười còn ngủ dưới hàng me vừa tỉnh dậy rạt lên trời ríu rít Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít Sum sê chợ bưởi tíu tít đồng Xuân. 4. Củng cố - GV khái quát nội dung bài học.
Tài liệu đính kèm: